Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 78 - 81)

- Phương án phân bổ ngân sách cấp quận hoàn toàn phụ thuộc vào phân cấp

2.3.3.2.Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, điều kiện xuất phát điểm nền kinh tế quận còn thấp, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của quận còn thấp kém, nguồn thu ngân sách còn thiếu vững chắc, huy động các nguồn lực bên ngoài đầu tư vào quận còn khó khăn.

Thứ hai, trình độ nhận thức của xã hội về thuế còn thấp, nhiều bộ phận người dân chưa hiểu rõ bản chất tốt đẹp và lợi ích của công tác thuế, chưa thấy được việc thực hiện nghĩa vụ thuế là trách nhiệm của mọi công dân, chưa phê phán mạnh mẽ các trường hợp gian lận về thuế, chưa hỗ trợ tích cực cho cơ quan thuế thu thuế; ý thức chấp hành pháp luật về thuế của các đối tượng nộp thuế còn thấp, tính trạng trốn thuế, gian lận thuế, nợ đọng thuế diễn ra khá phổ biến vừa gây thất thu thuế vừa không công bằng trong xã hội. Các chế tài về thuế còn hạn chế, chưa đủ sức răn đe việc vi phạm pháp luật về thuế, sự phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật và cơ quan thuế trong một số trường hợp xử lý vi phạm chưa được chặt chẽ, chưa thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật. Một thời gian dài chưa coi trọng đúng mức công tác tuyên truyền giao dục, giải thích chính sách thuế để nâng cao sự hiểu biết, tự giác tuân thủ pháp luật của đối tượng nộp thuế.

Thứ ba, hệ thống thuế qua nhiều lần cải cách vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn; chưa chuyển hướng kịp thời để thích nghi với môi trường kinh tế ngày càng đổi mới; chưa dự báo hết những chuyển biến nhanh chóng của quá trình phát triển kinh tế - xã hội; chính sách thuế chưa bao quát hết mọi nguồn thu trong nền kinh tế, chưa thực sự đảm bảo bình đẳng và công bằng về nghĩa vụ thuế. Tỷ lệ điều tiết một số khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách chưa phù hợp với thực tế,

chính sách thuế vẫn còn nhiều phức tạp, một số sắc thuế còn nhiều thuế suất (ví dụ thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh chia ra các bậc 1-3, 4-6), gây khó khăn cho công tác quản lý, còn lồng ghép nhiều chính sách xã hội, còn nhiều mức miễn, giảm thuế làm hạn chế tính trung lập của thuế, làm cho công tác quản lý thuế tương đối phức tạp, dễ phát sinh tiêu cực.

Thứ tư, hệ thống các văn bản pháp luật trong quản lý đầu tư và xây dựng trong thời gian qua được các cơ quan có thẩm quyền ban hành tương đối đầy đủ, việc sửa đổi, bổ sung thực hiện thường xuyên nhưng nhìn chung còn thiếu đồng bộ, nhiều quy định còn chồng chéo, phức tạp khó thực hiện trong thực tế quản lý, nhiều hệ thống đơn giá, định mức kinh tế kỹ thuật còn thiếu và chậm được sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu thực tế. Về chi thường xuyên, hệ thống các văn bản pháp luật trên lĩnh vực NSNN không ngừng được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện nhưng còn những vấn đề cần phải tiếp tục được nghiên cứu điều chỉnh, các văn bản dưới luật còn thiếu, chưa đồng bộ, đôi khi còn chồng chéo, ban hành chậm so với yêu cầu.

Thứ năm, hệ thống định mức phân bổ ngân sách, định mức sử dụng ngân sách, định mức kinh tế kỹ thuật, thường lạc hậu (chỉ đáp ứng được từ 70-80% so với nhu cầu) nhưng chậm được sửa đổi bổ sung cho phù hợp. Công tác xây dựng định mức phân bổ dự toán chi ngân sách của Thành phố Hà Nội còn hạn chế, căn cứ để xây dựng định mức chưa đủ cơ sở khoa học vững chắc, chưa thật sự bao quát toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhiều khi vẫn còn mang tính bình quân. Đối với khối quận, huyện, các định mức phần lớn chỉ dựa trên tiêu chí dân số mà chưa xem xét đến điều kiện KT-XH và các yếu tố đặc thù của từng nơi, nhất là đối với một số nội dung chi không có định mức cụ thể là chỉ quy định một tỷ lệ % trên tổng chi thường xuyên (như chi sự nghiệp kinh tế được tính 15% tăng thêm so với dự toán HĐND quận giao năm trước, không bao gồm vốn đầu tư xây dựng cơ bản và sự nghiệp môi trường, chi khác ngân sách tính 1,5% tổng chi thường xuyên, chi mua sắm sửa chữa lớn tài sản cố định tính bằng 5% tổng dự toán chi thường xuyên) là không thật sự hợp lý mà thực chất là cân đối chung toàn Thành phố rồi phân bổ lại cho cấp quận, huyện.

quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp là chưa phù hợp (quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể là 38 triệu/biên chế, các đơn vị sự nghiệp khác thuộc quận, huyện là 33 triệu/biên chế), không phù hợp với thực tiễn. Nhiều đơn vị quỹ lương lớn, định mức trên nhiều khi sau khi chi trả lương và các khoản có tính chất lương, phần còn lại không đủ để đảm bảo các hoạt động chuyên môn, ngân sách quận phải bổ sung dự toán chi thường xuyên mới đảm bảo hoạt động của đơn vị dẫn đến chi hành chính thường xuyên vượt dự toán giao đầu năm. Điều này cũng có nguyên nhân nhiều khi do khả năng ngân sách chưa thể cân đối được khi áp dụng định mức phân bổ.

* Bất cập giữa phân cấp phân cấp quản lý kinh tế - xã hội với phân cấp quản lý ngân sách của Thành phố Hà Nội

(1) Một số nội dung về phân cấp nguồn thu chưa phù hợp với tình hình thực tế quản lý của địa phương; Một số khoản thu phát sinh không ổn định và không đồng đều giữa địa bàn các quận, huyện, xã, phường, thị trấn, nhất là các khoản liên quan tới đất đai, phí, lệ phí nên phần nào đã tác động tới công tác giao dự toán, cân đối, ổn định ngân sách từng năm của ngân sách các cấp ngân sách.

(2) Việc phân cấp chi đầu tư xây dựng cơ bản cho ngân sách quận huyện, xã, thị trấn của Thành phố Hà Nội còn hạn chế trong việc gắn với trách nhiệm của các quận, huyện, xã, thị trấn trong việc cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho các dự án trên địa bàn. Nhiều dự án gắn trách nhiệm quản lý của cấp quận, huyện như trường học, công trình giao thông, thủy lợi… nhưng ngân sách Thành phố vẫn đảm bảo. Một số địa phương chưa thực hiện đầy đủ các quy định về phân cấp chi đầu tư xây dựng cơ bản, năng lực bộ máy, năng lực cán bộ làm công tác quản lý đầu tư còn hạn chế.

(3) Phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách đối với một số lĩnh vực còn bất cập do phân cấp quản lý bộ máy, biên chế: hoạt động các Trung tâm y tế do ngân sách quận, huyện đảm bảo nhưng cán bộ công nhân viên chức (lao động) tại các Trung tâm y tế quận, huyện lại do Sở Y tế quản lý nên khó khăn cho công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền trên địa bàn (Sở Y tế chỉ thực hiện quản lý về mặt chuyên môn).

*Một số quy định của Luật NSNN còn hạn chế

- Theo quy định của Luật NSNN ngân sách cấp xã được hưởng tối thiểu 70% của 5 khoản thu như thuế chuyển quyền sử dụng đất; thuế nhà, đất; thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; lệ phí trước bạ nhà, đất sẽ làm cho địa phương xử lý rất lúng túng đối với những phường có nguồn thu lớn.

- Số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được thực hiện ổn định theo số tuyệt đối trong thời kỳ ổn định ngân sách dẫn đến cân đối ngân sách địa phương rất khó khăn. Theo quy định sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, phải tăng khả năng tự cân đối ngân sách, thực hiện giảm dần số bổ sung từ ngân sách cấp trên hoặc tăng tỷ lệ (%) điều tiết số thu nộp về ngân sách cấp trên là chưa phù hợp và không khả thi.

- Quy định về thu nộp, quản lý, sử dụng đối với các khoản phí, lệ phí còn chưa phù hợp với thực tế phát sinh, nhiều thủ tục, nhiều quy định quản lý khác nhau (có khoản phí, lệ phí được quy định để lại đơn vị chi, có khoản phí, lệ phí lại nộp vào NSNN) gây khó khăn cho quản lý, không đảm bảo tính công bằng trong nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ chi.

- Quy định về việc sử dụng dự phòng ngân sách còn chưa rõ ràng, hạn chế tính chủ động, kịp thời của các cấp ngân sách khi trên địa bàn phát sinh nhiệm vụ ngoài dự toán.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 78 - 81)