5. Kết cấu của luận văn
1.5 Chuẩn mực của Basel liên quan đến xếp hạng tín dụng
Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng là một Ủy ban bao gồm các chuyên gia giám sát hoạt động ngân hàng được thành lập năm 1975 bởi các Thống đốc ngân hàng Trung ương của nhóm G10 (Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Hà Lan, Thụy Điển, Anh và Mỹ). Ủy ban tổ chức các cuộc họp thường niên tại trụ sở ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) tại Washington (Mỹ) hoặc tại Thành phố Basel (Thụy Sỹ).
Từ khi hiệp ước Basel II của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng ra đời năm 2004 đã có những nỗ lực đáng kể trong việc đo lường và quản trị rủi ro của danh mục tín dụng của ngân hàng. Mục đích quan trọng của Basel II là đảm bảo ngân hàng có một quy trình quản lý rủi ro lành mạnh qua đó đảm bảo an tồn cho hệ thống tài chính nói chung. Một trong những yêu cầu của Basel II là các ngân hàng cần phải có một quy trình để xác định mức an tồn vốn tương ứng với mức rủi ro của mình và các biện pháp để duy trì mức vốn của ngân hàng. Theo đó, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS) yêu cầu các ngân hàng có thể lựa chọn một trong hai cách để đo lường rủi ro tín dụng và tính tốn nhu cầu vốn để phịng ngừa rủi ro tín dụng. Cách thứ nhất là đo lường rủi ro tín dụng bằng cách sử dụng đánh giá của cơ quan giám sát ban hành hoặc những tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập (phương pháp chuẩn hóa). Cách thứ hai là các ngân hàng sử dụng đánh giá XHTD nội bộ của mình để tính tốn hệ số rủi ro. Trong trường hợp các ngân hàng muốn sử dụng cách thứ hai thì cần có sự chấp thuận của cơ quan giám sát ngân hàng (tại Việt Nam là thanh tra NHNN hoặc NHNN). Đây được xem là một trong những căn cứ cho sự ra đời của XHTD nội bộ trong ngân hàng hiện nay.
Thứ nhất: Dựa trên XHTD, ngân hàng có thể đo lường và tính tốn được hệ số rủi ro
hệ số rủi ro cho tất cả các khách hàng, nhằm đáp ứng theo yêu cầu của Basel II. Như vậy, các tài sản có rủi ro được áp dụng theo từng hệ số rủi ro và từ đó tính tốn được tổn thất tín dụng ước tính theo yêu cầu của Basel II. Dựa trên tổn thất tín dụng ước tính, Ngân hàng có thể định giá khoản cho vay.
Thứ hai: Dựa trên XHTD nội bộ, Ngân hàng có thể theo dõi được sự chuyển hạng
rủi ro của khách hàng nhằm tính tốn được xác suất chuyển hạng tín nhiệm của khách hàng và thiết lập được ma trận chuyển hạng tín nhiệm của khách hàng. Đây là một trong những thơng số đầu vào khơng thể thiếu khi tính VAR (Value at Risk)- một cách xác định vốn kinh tế.
Basel II khuyến khích các ngân hàng dựa vào cách tiếp cận nội bộ để đo lường rủi ro chính xác, thực chất là cách xác định vốn kinh tế dựa vào khung VAR. VAR dùng để đo lường tổn thất tối đa của tài sản ví dụ như danh mục cho vay, danh mục đầu tư chứng khoán…trong một khoảng thời gian cho trước với một mức tin cậy nhất định. Để có thể ước tính VAR của danh mục cho vay cần có một số thơng tin đầu vào nhất định bao gồm: (1) Xác suất chuyển hạng tín nhiệm của khách hàng sau một năm; (2) Tổn thất ước tính trong trường hợp khách hàng khơng hồn trả; (3) Tương quan của các khoản vay trong danh mục cho vay.
Nhìn chung các nước trên thế giới đang dần xem XHTD là một phương pháp đo lường rủi ro tín dụng khoa học và hiệu quả, một tiêu chí để ứng dụng quy trình quản trị theo Basel II.