Trọng số nhóm chỉ tiêu phi tài chính theo loại hình sở hữu doanh nghiệp và

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP phát triển TPHCM thực trạng và giải pháp (Trang 57)

5. Kết cấu của luận văn

2.5 Trọng số nhóm chỉ tiêu phi tài chính theo loại hình sở hữu doanh nghiệp và

theo khách hàng cũ, mới STT Các nhóm chỉ tiêu Khách hàng cũ Khách hàng mới DNNN DN có vốn đầu tư nước ngồi DN khác DNNN DN có vốn đầu tư nước ngồi DN khác 1 Khả năng trả nợ của doanh nghiệp 6% 7% 5% 9% 10% 8% 2 Trình độ quản lý và

mơi trường nội bộ 15% 10% 15% 25% 20% 25% 3 Quan hệ với Ngân

hàng 50% 50% 50% 20% 20% 20% 4 Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành 8% 8% 8% 15% 15% 15% 5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp 21% 25% 22% 31% 35% 32% Tổng số 100% 100% 100% 100% 100% 100% Nguồn: HDBank

Tổng điểm của từng chỉ tiêu phi tài chính sẽ bằng giá trị của từng chỉ tiêu nhân (x) trọng số của từng chỉ tiêu và nhân (x) trọng số của từng nhóm chỉ tiêu đó.

Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng khách hàng Điểm của khách hàng sẽ được tổng hợp như sau:

Điểm của khách hàng = (Tổng điểm các chỉ tiêu tài chính * Trọng số phần tài chính) + (Tổng điểm các chỉ tiêu phi tài chính * Trọng số phần phi tài chính)

Trong đó, trọng số của phần tài chính và phi tài chính phụ thuộc vào báo cáo tài chính của khách hàng có được kiểm tốn hay khơng. Cụ thể, đối với báo cáo tài chính được kiểm tốn và có ý kiến chấp nhận tồn phần thì trọng số phần tài chính là 35%, trọng số phần phi tài chính là 65%. Đối với báo cáo tài chính khơng được kiểm tốn hoặc được kiểm tốn nhưng khơng có ý kiến chấp nhận tồn phần thì trọng số phần tài chính là 30%, trọng số phần phi tài chính là 65%.

Xếp hạng khách hàng: Dựa trên tổng số điểm đạt được, khách hàng được xếp vào

một trong 10 hạng AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D theo thang điểm được trình bày chi tiết tại Phụ lục số 5- Mức xếp hạng và mức độ rủi ro dựa trên kết quả XHTD.

Đối với doanh nghiệp có điểm quy mơ nhỏ hơn 6

Bước 3a: Xác định lại ngành kinh tế

Hệ thống XHTD cho doanh nghiệp có điểm quy mơ nhỏ hơn 6 được xây dựng gồm 4 nhóm ngành sản xuất kinh doanh chính: Ngành chế biến, sản xuất; Ngành thương mại; Ngành xây dựng, khai thác; Ngành dịch vụ. Quy tắc xác định ngành nghề tương tự như đối với xác định ngành nghề của doanh nghiệp có điểm quy mơ từ 6 đến 32.

Bước 4a: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính

Các chỉ tiêu tài chính gồm 9 chỉ tiêu thuộc 4 nhóm như sau:

Nhóm chỉ tiêu thanh khoản (2 chỉ tiêu): Khả năng thanh toán hiện hành, Khả

năng thanh toán nhanh. Giảm bớt chỉ tiêu “Khả năng thanh toán tức thời” so với bộ chỉ tiêu của doanh nghiệp có điểm quy mơ từ 6 đến 32.

Nhóm chỉ tiêu hoạt động (3 chỉ tiêu): Vòng quay vốn lưu động, Vòng quay hàng

tồn kho, Vòng quay các khoản phải thu. Giảm bớt chỉ tiêu “Hiệu suất sử dụng tài sản cố định” so với bộ chỉ tiêu của doanh nghiệp có điểm quy mơ từ 6 đến 32.

Nhóm chỉ tiêu cân nợ (1chỉ tiêu): Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản. Giảm bớt chỉ

tiêu “Nợ dài hạn/Vốn chủ sở hữu” so với bộ chỉ tiêu doanh nghiệp quy mô từ 6 đến 32 điểm.

Nhóm chỉ tiêu thu nhập (3 chỉ tiêu): Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/Doanh

thu thuần, Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu bình quân, Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân. Giảm bớt hai chỉ tiêu là “Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần” và “Khả năng thanh toán lãi vay” so với bộ chỉ tiêu doanh nghiệp có điểm quy mô từ 6 đến 32.

Mỗi chỉ tiêu sẽ có 5 khoảng giá trị chuẩn tương ứng với các thang điểm 20, 40, 60, 80. Trọng số của từng chỉ tiêu sẽ khác nhau theo bốn nhóm ngành kinh tế. Tổng điểm tài chính sẽ bằng giá trị của từng chỉ tiêu nhân với trọng số của từng chỉ tiêu.

Bước 5a: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính

Bộ chỉ tiêu phi tài chính gồm 34 chỉ tiêu thuộc 4 nhóm: Trình độ quản lý và môi trường nội bộ, Quan hệ với Ngân hàng, Đánh giá ngành và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, Đánh giá tình hình kinh doanh.

Hiện tại, giá trị chuẩn, trọng số của từng chỉ tiêu phi tài chính và trọng số của nhóm chỉ tiêu phi tài chính được xây dựng giống nhau cho các nhóm ngành. Bảng trọng số nhóm chỉ tiêu phần phi tài chính đối với khách hàng có điểm quy mơ nhỏ hơn 6 như sau:

Bảng 2.6: Trọng số nhóm chỉ tiêu phi tài chính đối với khách hàng có điểm quy mơ

nhỏ hơn 6

STT Các nhóm chỉ tiêu Tỷ trọng

I Trình độ quản lý và mơi trường nội bộ 5%

II Quan hệ với Ngân hàng 60%

III

Đánh giá ngành và các yếu tố ảnh hưởng

đến hoạt động của DN 15%

IV Đánh giá tình hình kinh doanh 20%

Tổng 100%

Nguồn:HDBank

Tổng điểm phi tài chính sẽ bằng giá trị từng chỉ tiêu phi tài chính nhân (x) trọng số từng chỉ tiêu phi tài chính và nhân (x) trọng số nhóm chỉ tiêu phi tài chính.

Bước 6a: Xác định hệ số rủi ro

Bảng 2.7: Hệ số rủi ro đối với khách hàng có điểm quy mơ nhỏ hơn 6 Tiêu chí Hệ số Diễn giải Tiêu chí Hệ số Diễn giải

Lịch sử trả nợ của KH (bao gồm cả gốc và lãi) trong 12 tháng qua. (Nếu quá hạn nhỏ hơn hoặc bằng 10 ngày thì vẫn được coi là trả nợ đúng hạn)

1 Luôn trả nợ đúng hạn

0.98 Đã từng cơ cấu lại thời gian trả nợ trong vòng 12 tháng qua nhưng dư nợ hiện tại khơng có nợ cơ cấu

0.93 Đã từng bị chuyển nợ quá hạn trong vòng 12 tháng qua nhưng dư nợ hiện tại khơng có nợ quá hạn

0.9 Đã từng cơ cấu lại thời gian trả nợ trong vòng 12 tháng qua và dư nợ hiện tại có nợ cơ cấu

0.8 Đã từng bị chuyển nợ quá hạn trong vòng 12 tháng qua và trong tổng dư nợ hiện tại đang có nợ quá hạn

Bước 7a: Tổng hợp điểm và xếp hạng khách hàng Điểm của khách hàng sẽ được tổng hợp như sau:

Điểm của khách hàng = (Tổng điểm các chỉ tiêu tài chính * Trọng số phần tài chính) + (Tổng điểm các chỉ tiêu phi tài chính * Trọng số phần phi tài chính * hệ số rủi ro)

Trong đó, trọng số của phần tài chính và phi tài chính phụ thuộc vào báo cáo tài chính của khách hàng có được kiểm tốn hay khơng. Cụ thể, đối với báo cáo tài chính được kiểm tốn và có ý kiến chấp nhận tồn phần thì trọng số phần tài chính là 30%, trọng số phần phi tài chính là 70%. Đối với báo cáo tài chính khơng được kiểm tốn hoặc được kiểm tốn nhưng khơng có ý kiến chấp nhận tồn phần thì trọng số phần tài chính là 25%, trọng số phần phi tài chính là 70%.

Xếp hạng khách hàng: Dựa trên tổng số điểm đạt được, khách hàng được xếp vào một

trong 10 hạng AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D theo thang điểm cũng giống như thang điểm của khách hàng có điểm quy mơ từ 6 đến 32, được trình bày chi tiết ở Bảng 2.7: Mức xếp hạng và mức độ rủi ro dựa trên kết quả XHTD.

2.3 Ứng dụng kết quả chấm điểm của xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Thành Phố Hồ Chí Minh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Thành Phố Hồ Chí Minh

2.3.1 Quyết định cho vay

Khi khách hàng đề nghị vay vốn, ngân hàng dựa trên nguồn thông tin thu thập được về khách hàng, thực hiện phân tích các yếu tố định lượng và định tính để đo lường khả năng trả nợ và thiện chí trả nợ của khách hàng. Số liệu phân tích là cơ sở để xếp hạng khách hàng vay vốn và kết quả xếp hạng này kết hợp với kết quả đánh giá TSĐB cho khoản vay sẽ giúp Ngân hàng trong việc ra quyết định cho vay hay từ chối cho vay. Ma trận được trình bày tại Bảng 2.8 thể hiện các quyết định cho vay hay từ chối căn cứ vào kết quả xếp hạng này. Thông thường, những khách hàng được xếp loại từ hạng B trở lên kèm theo TSĐB được đánh giá từ mức trung bình (B) trở lên sẽ được ngân hàng chấp nhận cho vay.

Bảng 2.8: Ma trận ra quyết định cho vay

Đánh giá xếp hạng AAA AA A BBB BB B CCC CC C D

Rủi ro thấp Rủi ro trung bình Rủi ro cao

A (Mạnh) Xuất sắc Tốt Trung bình/Từ chối

B (Khá) Tốt Trung bình Từ chối

C (Trung bình) Trung bình Trung bình D (Yếu) Trung bình Trung bình/ Từ chối

Nguồn: HDBank

Việc xác định độ mạnh, khá, trung bình, thấp của TSĐB dựa trên căn cứ như sau: TSĐB được xếp loại A (mạnh) nếu tỷ trọng giá trị TSĐB/dư nợ lớn hơn 100%; loại B (khá) nếu tỷ trọng giá trị TSĐB/dư nợ từ 70% đến 100%; loại C (trung bình) nếu tỷ trọng giá trị TSĐB/dư nợ từ 30% đến 70% và loại D (yếu) nếu tỷ trọng giá trị TSĐB/dư nợ nhỏ hơn 30%.

Trong đó, tỷ trọng giá trị TSĐB so với dư nợ được tính bằng cơng thức sau:

Tỷ trọng giá trị TSĐB so với dư nợ

= Giá trị TSĐB được chấp nhận Dư nợ của khoản vay

Các trường hợp đặc biệt:

 Trường hợp có nhiều TSĐB đảm bảo cho 1 khoản vay: CBTD thực hiện việc chấm điểm lần lượt cho các TSĐB;

 Trường hợp có 1 hoặc nhiều TSĐB đảm đảm bảo cho nhiều khoản vay: CBTD xác định phần giá trị của từng TSĐB cho từng khoản vay theo hợp đồng TSĐB đảm hoặc theo tỷ lệ dư nợ rồi cộng tổng giá trị TSĐB đảm được chấp nhận, sau đó chia cho

Đánh giá TSĐB

Xếp loại rủi ro

dư nợ của khoản vay tương ứng.

2.3.2 Xác định giới hạn cấp tín dụng

Sau khi thẩm định và chấm điểm khách hàng doanh nghiệp, nếu khách hàng đủ điều kiện vay tại HDBank theo ma trận quyết định cho vay tại Bảng 2.8 thì ngân hàng sẽ xác định giới hạn cho vay tối đa đối với khách hàng. Giới hạn cho vay tối đa của một khách hàng được xác định bằng tích số giữa tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị TSĐB và giá trị của TSĐB cho khoản vay. Trong đó tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị TSĐB tương ứng với những mức xếp hạng khác nhau sẽ khác nhau và xếp hạng của khách hàng càng cao thì tỷ lệ này càng cao.

Hiện tại, tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị TSĐB được quy định tại Bảng 2.9 và xếp hạng TSĐB được trình bày tại Phụ lục 4- Bảng phân loại TSĐB.

Bảng 2.9: Tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị TSĐB

Tỷ lệ cho vay tối đa/giá trị TSĐB (%) AAA AA A BBB BB B A1 100 100 100 95 95 90 A2 100 95 95 90 90 85 A3 85 80 75 70 65 55 B1 75 70 70 65 55 50 B2 70 65 65 60 50 45 C1 60 60 60 55 45 40 C2 55 55 55 50 40 35 D1 50 50 50 45 40 35 D2 45 45 45 40 30 30 E1 40 40 40 35 30 25 E2 35 35 35 30 25 20 Nguồn: HDBank Đánh giá TSĐB Hạng khách hàng

Đối với các khách hàng thuộc nhóm đối tượng ưu tiên đặc biệt theo các tiêu chí mà HDBank quy định trong từng thời kỳ, thì giới hạn cho vay tối đa sẽ có sự điều chỉnh theo công thức sau:

Giới hạn cho vay tối đa = Hệ số ưu đãi * Tỷ lệ cho vay tối đa *Giá trị TSĐB

Trong đó, hệ số ưu đãi sẽ là 1,10 đối với khách hàng được xếp loại AA và 1,15 đối với khách hàng được xếp loại AAA. Trong mọi trường hợp, thì mức cấp tín dụng tối đa khơng được vượt quá 100% giá trị TSĐB.

2.3.3 Xây dựng các chính sách khách hàng

Thơng qua các thứ hạng của khách hàng doanh nghiệp được xếp hạng mà ngân hàng đã xây dựng các chính sách tiếp thị và chính sách tín dụng phù hợp.

Chính sách tiếp thị: Dựa trên cơ sở kết quả XHTD nội bộ, ngân hàng sẽ chọn ra

những khách hàng tốt để áp dụng chính sách tiếp thị, mở rộng quan hệ khách hàng. Đối với doanh nghiệp đã và đang có quan hệ tín dụng tại ngân hàng, nếu là doanh nghiệp được xếp loại AAA, AA, A thì được xem là nhóm khách hàng mục tiêu. Do đó, ngân hàng không ngừng tăng cường phát triển bền vững mối quan hệ khách hàng với chính sách mở rộng, phát triển nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Cịn đối với doanh nghiệp có mức xếp hạng BBB, BB, ngân hàng duy trì tích cực mối quan hệ và đáp ứng nhu cầu phù hợp của khách hàng. Đối với doanh nghiệp mới quan hệ tín dụng mà được xếp loại AAA, AA, A cũng sẽ được ngân hàng xác định là nhóm khách hàng mục tiêu, thường xuyên quan tâm, tiếp thị thu hút đối tượng khách hàng này. Doanh nghiệp mới có mức xếp hạng BBB sẽ được áp dụng chính sách tiếp thị có chọn lọc.

Chính sách tín dụng: Căn cứ vào kết quả XHTD nội bộ, ngân hàng triển khai các

chính sách tín dụng khác nhau phù hợp với tình trạng tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng. Những khách hàng đạt mức xếp hạng cao (AAA, AA) và thuộc các ngành nghề được ưu tiên cho vay sẽ được đáp ứng tối đa và kịp thời nhu cầu tín dụng, TSĐB cho khoản nợ được yêu cầu ở mức thấp. Ngồi ra khách hàng cịn được hưởng các ưu

đãi khác về các thủ tục cấp tín dụng thuận tiện, nhanh chóng. Chính sách tín dụng thuận lợi như vậy nhằm thu hút các khách hàng tốt và duy trì bền vững mối quan hệ với các khách hàng đang giao dịch. Ngược lại, những khách hàng có kết quả xếp hạng thấp (từ BB trở xuống) sẽ bị hạn chế cấp tín dụng. Thậm chí nếu khách hàng ở mức xếp hạng C, D thì ngân hàng sẽ khơng cấp tín dụng, tiến hành rà soát kỹ lưỡng, thường xuyên định giá lại TSĐB và yêu cầu khách hàng tăng cường tối đa TSĐB. Ngoài ra, ngân hàng tăng cường tư vấn, hỗ trợ khách hàng giải quyết khó khăn, thực hiện triệt để các biện pháp thu hồi nợ, tích cực đơn đốc để giảm nguy cơ bị tổn thất. Chính sách thu hẹp tín dụng này sẽ tạo áp lực để các doanh nghiệp có trách nhiệm trong điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, tích cực trả nợ đầy đủ nếu muốn dễ dàng tiếp cận nguồn vốn mới của ngân hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tạo nguồn thu trả nợ.

2.3.4 Tư vấn nâng cao năng lực cho khách hàng

Một trong những điểm làm nên sự khác biệt giữa sản phẩm tín dụng của HDBank so với các ngân hàng khác đó là bên cạnh được cấp tín dụng, khách hàng cịn được ngân hàng tư vấn để nâng cao năng lực, cải thiện được tình hình kinh doanh. Trong thời hạn hợp đồng có hiệu lực, định kỳ ngân hàng tiến hành phân tích khả năng trả nợ gốc và lãi của khách hàng, đánh giá tình hình tài chính, những thơng tin liên quan đến ngành và và các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng. Nhờ có hệ thống XHTD nội bộ và việc thực hiện xếp hạng định kỳ mà ngân hàng đã có những phân tích, đánh giá chi tiết và tồn diện về khách hàng không chỉ ở quá khứ mà còn dự báo về xu hướng trong tương lai. Đặc biệt, nhờ sự phân chia kết quả theo từng ngành đã cho phép ngân hàng có thể đưa ra những so sánh về hoạt động của các khách hàng trong cùng một ngành để nhìn nhận được điểm yếu, cơ hội, nguy cơ và từ đó có cơ sở để tư vấn cho khách hàng.

HDBank đã được NHNN phê duyệt cho chính thức áp dụng kết quả XHTD để tiến hành phân loại nợ theo điều 7, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN. Việc phân loại nợ theo phương pháp định tính của điều 6, Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN chỉ căn cứ vào số ngày quá hạn của khoản nợ mà khơng xét đến những yếu tố về tình hình tài chính hoặc phi tài chính khác của khách hàng. Do đó, việc được chính thức được áp dụng kết quả XHTD làm căn cứ xác định nhóm nợ đã giúp cho ngân hàng có đánh giá khách quan và tồn diện hơn về năng lực và tình hình của khách hàng vay. Theo đó, mức xếp hạng càng cao thì rủi ro càng thấp và khách

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP phát triển TPHCM thực trạng và giải pháp (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)