5. Kết cấu của luận văn
2.2 Thực trạng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mạ
2.2.2.1 Về quy trình
HDBank áp dụng cơ chế phân công, phân nhiệm rõ ràng, dưới sự hỗ trợ của hệ thống công nghệ thông tin để đảm bảo hiệu quả của hoạt động kiểm soát và quản trị rủi ro tại ngân hàng.
Bên cạnh đó, HDBank đã xây dựng khá đầy đủ và tồn diện hệ thống các quy chế, chính sách, quy định, hướng dẫn quy trình liên quan làm cơ sở hướng dẫn cho hoạt động quản trị rủi ro và hoạt động kiểm soát của ngân hàng.
Đối với chính sách tín dụng, HDBank xây dựng chính sách tín dụng theo hướng chú trọng tuân thủ các quy định của pháp luật, đảm bảo tính chủ động, linh hoạt trong hoạt động thực tế nhằm nắm bắt tốt các cơ hội phát triển đầu tư tín dụng theo mục tiêu định hướng kinh doanh từng thời kỳ nhưng vẫn đảm bảo chính sách tín dụng kiểm sốt chặt chẽ rủi ro theo hướng không tập trung cho vay quá cao vào một nhóm khách hàng, vào những lĩnh vực ngành nghề có liên quan đến nhau và tăng trưởng chọn lọc theo từng ngành nghề cụ thể. Theo đó, các ngành nghề thuộc định hướng tín dụng ưu tiên tăng trưởng bao gồm: chế biến nông sản xuất khẩu; sản xuất sản phẩm gỗ gia dụng; chế biến thực phẩm, nước uống giải khát; dịch vụ ăn uống, nhà hàng; chế biến thủy sản xuất khẩu; xăng, dầu, khí, ga; dệt may xuất khẩu; giày dép xuất khẩu; sản xuất kinh doanh dược phẩm; sản xuất, kinh doanh hóa chất và các sản phẩm từ hóa chất; chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản; thương mại bán sĩ và bán lẽ hàng tiêu dùng, nông, lâm nghiệp; sản xuất kinh doanh phân bón; ngành nhựa. Các ngành nghề thuộc lĩnh vực chọn lọc như sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy; kinh doanh inox, thép không gỉ; kinh doanh vật liệu xây dựng; xây dựng; vận tải, kho bãi, giao nhận; sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt, đánh bắt; kinh doanh ô tô; kinh doanh thiết bị điện tử, tin học; bệnh viện, dịch vụ khám, trường học, cơ sở đào tạo; ngành điện; ngành than… thì khi vay khách hàng phải thỏa mãn những tiêu chí tối thiểu như: vốn chủ sở hữu trên 50 tỷ đồng, tổng tài sản từ 100 tỷ trở lên, doanh thu hàng năm trên 200 tỷ đồng, lợi nhuận năm liền trước phải có lãi và khơng có lỗ lũy kế, nợ phải trả/vốn chủ sở hữu phải nhỏ hơn hoặc bằng 5 lần, tỷ lệ thanh
toán hiện hành tối thiểu bằng 1,2, tỷ lệ thanh tốn nhanh tối thiểu bằng 0,2, khơng có nợ từ nhóm 2 trở lên tại HDBank và các TCTD khác trong vịng 12 tháng gần nhất, khơng bị mất cân đối về nguồn vốn, chủ doanh nghiệp có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh ít nhất 4 năm, xếp hạng tín dụng nội bộ tại HDBank từ loại AA trở lên. Đối với các ngành nghề mà định hướng tín dụng là hạn chế như nhập khẩu, lắp ráp ô tô, linh kiện ô tô; sắt, thép xây dựng; xi măng, bất động sản; khai khoáng, hầm mỏ; kinh doanh văn phòng cho thuê cao cấp.. và các ngành nghề thuộc định hướng tín dụng kiểm sốt như dịch vụ cầm đồ; viễn thông, tàu biển, hàng không và bảo hiểm; đầu tư chứng khốn thì HDBank khơng tăng trưởng dư nợ, đồng thời giảm dần dư nợ do rủi ro của ngành.
HDBank tiếp tục phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và đồng thời phát triển doanh nghiệp lớn có lựa chọn. HDBank chú trọng xem xét trài trợ vốn lưu động cho các doanh nghiệp có dịng tiền ln chuyển thường xuyên, ổn định qua HDBank và có TSĐB tốt; tài trợ cho các khách hàng có thị trường ổn định, kinh doanh các ngành nghề mà HDBank khuyến khích tăng trưởng, khả năng tự chủ về tài chính tốt. Bên cạnh đó, do các nguồn vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn nên mục tiêu quan trọng là sẽ chú trọng tài trợ vốn lưu động, tài trợ xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp, chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất khẩu, tài trợ dự án trên cơ sở đánh giá tổng thể nguồn lợi ích mà HDBank có thể có được như thu hút doanh số giao dịch, xuất nhập khẩu và cho vay vốn lưu động về HDBank.