5. Kết cấu của luận văn
1.6 Một số mơ hình xếp hạng tín nhiệm trên thế giới và bài học kinh nghiệm
cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh
1.6.1 Mơ hình xếp hạng tín nhiệm của Moody’s và Standard & Poors
Moody’s Investors Services (Moody’s) và Standard & Poor’s (S&P) là hai tổ chức tín nhiệm có uy tín và lâu đời tại Mỹ và cũng là những tổ chức tiên phong trong lĩnh vực xếp hạng tín nhiệm trên thế giới. Ngày nay, các tổ chức này của Mỹ hoạt động trên các thị trường tài chính lớn và cả những thị trường mới nổi trên toàn cầu. Họ thực
hiện các đánh giá độc lập và báo cáo về rủi ro tín dụng, và khơng tham gia vào các giao dịch trên thị trường vốn vì vậy kết quả xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức này mang tính minh bạch cao và được sử dụng bởi rất nhiều người tham gia vào thị trường vốn. Những tổ chức này đã đóng góp vai trị quan trọng đối với thị trường tài chính thế giới. Phương pháp xếp hạng tín nhiệm của Moody’s tập trung vào bốn lĩnh vực chính là đánh giá mơi trường ngành, đánh giá tình hình tài chính, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh, đánh giá khả năng quản trị của doanh nghiệp chú trọng vào quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ. Đối với Moody’s xếp hạng chất lượng công cụ nợ dài hạn của doanh nghiệp cao nhất từ Aaa sau đó thấp dần đến C.
So với Moody’s thì hệ thống ký hiệu xếp hạng cơng cụ nợ dài hạn của S&P đi từ mức AAA (phản ánh chất lượng tín dụng tốt nhất) thấp dần xuống D (phản ánh doanh nghiệp phát hành nợ bị vỡ nợ và người phát hành đã gặp khó khăn về nghĩa vụ tài chính). Thêm vào đó, việc bổ sung những dấu (+) hoặc dấu (-) đi kèm theo các ký hiệu sẽ cung cấp một sự phân biệt rõ ràng hơn trong phạm vi xếp hạng từ AA đến CCC. Ví dụ, mức xếp hạng AA+ chỉ ra rằng mức độ tín nhiệm cao hơn so với mức xếp hạng AA, và xếp hạng AA- thì có mức độ tín nhiệm thấp hơn so với mức xếp hạng AA. Để đánh giá mức độ tín nhiệm của một doanh nghiệp, S&P tập trung vào các thuộc tính chứng minh khả năng và sự sẵn sàng thanh toán đầy đủ và đúng với các điều khoản về nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp. Để cho ra ý kiến, S&P phải chấm điểm hàng loạt các tiêu chí liên quan đến tình hình kinh doanh và tài chính có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Ví dụ, phân tích xếp hạng tín nhiệm của một doanh nghiệp sẽ phải xem xét đến cả yếu tố tài chính và phi tài chính, cả định tính và định lượng như: ảnh hưởng của kinh tế tới doanh nghiệp, tính pháp lý, mức độ ảnh hưởng bởi tình hình chính trị của quốc gia, các thuộc tính về quản lý và quản trị doanh nghiệp, những chỉ số hiệu quả hoạt động quan trọng, xu hướng cạnh tranh, triển vọng về nghiên cứu và phát triển sản phẩm, quyền sáng chế và quan hệ lao động…S&P sử dụng những phân tích
định tính và tương tác và phân tích này địi hỏi phải có sự tham gia vào phỏng vấn, đối thoại với các cấp quản lý của doanh nghiệp để có thêm thơng tin và cái nhìn sâu sắc về vị trí hiện tại và kế hoạch trong tương lai của doanh nghiệp. Trong hầu hết các trường hợp, khi S&P đã đánh giá doanh nghiệp thì sẽ theo dõi hoặc tiến hành giám sát doanh nghiệp đó theo thời gian. S&P có thể điều chỉnh đánh giá về doanh nghiệp nếu như có những thay đổi lớn gây rủi ro cho doanh nghiệp như thay đổi về điều kiện thị trường, triển vọng kinh doanh và vốn. Bảng 1.1 dưới đây thể hiện chi tiết hệ thống ký hiệu cơ bản về xếp hạng trả nợ và cam kết tài chính trong dài hạn của Moody’s và S&P.
Bảng 1.1: Hệ thống ký hiệu cơ bản về xếp hạng trả nợ và cam kết tài chính trong dài
hạn của Moody’s và S&P
Moody’s S&P Ý nghĩa
Aaa AAA Tài chính doanh nghiệp cực kỳ mạnh mẽ-
Extremely strong Aa1, Aa2, Aa3 AA+, AA, AA- Rất mạnh- Very strong A1, A2, A3 A+, A, A- Mạnh- Strong
Baa1, Baa2,
Baa3 BBB+, BBB, BBB-
Doanh nghiệp có đầy đủ khả năng trả nợ- Adequate
Ba1, Ba2, Ba3 BB+, BB, BB- Doanh nghiệp có nguy cơ vỡ nợ nhưng rất ít- less vulnerable
B1, B2, B3 B+, B, B- Nhiều nguy cơ tổn thất khoản nợ hơn nhóm hạng trên- More vulnerable
Caa,Ca CCC, CC, C
Tương ứng với nguy cơ tổn thất cao hơn- Currently vulnerable, highly vulnerable, highly likely to provide non- payment
C D Doanh nghiệp bị vỡ nợ- Failed to pay
e, p Pr Đánh giá dự kiến ban đầu
WR Thu hồi xếp hạng
SD Vỡ nợ theo bộ phận, các khoản nợ khác vẫn có khả năng hồn trả
1.6.2 Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh
Việc tiếp cận Basel II đòi hỏi kỹ thuật phức tạp và chi phí cao. Đối với một nước có hệ thống ngân hàng mới đang ở giai đoạn phát triển ban đầu như Việt Nam, việc áp dụng Basel II gặp nhiều khó khăn, thách thức và mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập, mở cửa tài chính thì việc áp dụng Basel II là u cầu cần thiết. Nó giúp tăng cường năng lực hoạt động và giảm thiểu rủi ro đối với hoạt động của NHTM. Qua nghiên cứu, bài học kinh nghiệm được rút ra đối với HDBank về XHTD khách hàng doanh nghiệp là:
Để xếp hạng đầy đủ, thì hệ thống XHTD phải bao gồm việc đánh giá môi trường ngành, tình hình tài chính của doanh nghiệp, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, trình độ quản lý và môi trường nội bộ, quan hệ với Ngân hàng, triển vọng phát triên của ngành, chính sách của Chính phủ, rủi ro gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động doanh nghiệp.
Để XHTD phát triển hiệu quả thì yêu cầu phải xây dựng đầy đủ và toàn diện hệ thống các quy chế, chính sách, quy định làm cơ sở hướng dẫn cho quy trình xếp hạng. Đồng thời, thiết lập một cơ chế phân công, phân nhiệm rõ ràng đi kèm sự hỗ trợ của hệ thống công nghệ thông tin hiện đại để đảm bảo hiệu quả của XHTD doanh nghiệp.
Để có thể đánh giá được một cách khách quan, đúng đắn nhất về khách hàng doanh nghiệp, ngân hàng phải chú trọng vào chất lượng nguồn nhân lực. Trong đó, CBTD phải được đào tạo, tập huấn để hiểu biết sâu rộng quy trình chấm điểm tín dụng; phải thực sự có năng lực, có đạo đức nghề nghiệp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
XHTD đã có một q trình hình thành và phát triển lâu dài tại các nước có nền kinh tế thị trường, đồng thời kết quả XHTD có ý nghĩa rất lớn đối với tổ chức cho vay, nhà đầu tư và cả chủ thể được xếp hạng. Trong chương 1, đề tài nghiên cứu đã trình bày cơ bản lý luận về XHTD, vai trò của XHTD, những lý luận về phương pháp XHTD, và yêu cầu đối với một hệ thống XHTD theo Basel. Những nền tảng lý luận này sẽ tạo cơ sở để phân tích, đánh giá về thực trạng XHTD tại HDBank trong các chương tiếp theo.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ