Ứng dụng kết quả chấm điểm của xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tạ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP phát triển TPHCM thực trạng và giải pháp (Trang 61)

5. Kết cấu của luận văn

2.3 Ứng dụng kết quả chấm điểm của xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tạ

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Thành Phố Hồ Chí Minh

2.3.1 Quyết định cho vay

Khi khách hàng đề nghị vay vốn, ngân hàng dựa trên nguồn thông tin thu thập được về khách hàng, thực hiện phân tích các yếu tố định lượng và định tính để đo lường khả năng trả nợ và thiện chí trả nợ của khách hàng. Số liệu phân tích là cơ sở để xếp hạng khách hàng vay vốn và kết quả xếp hạng này kết hợp với kết quả đánh giá TSĐB cho khoản vay sẽ giúp Ngân hàng trong việc ra quyết định cho vay hay từ chối cho vay. Ma trận được trình bày tại Bảng 2.8 thể hiện các quyết định cho vay hay từ chối căn cứ vào kết quả xếp hạng này. Thông thường, những khách hàng được xếp loại từ hạng B trở lên kèm theo TSĐB được đánh giá từ mức trung bình (B) trở lên sẽ được ngân hàng chấp nhận cho vay.

Bảng 2.8: Ma trận ra quyết định cho vay

Đánh giá xếp hạng AAA AA A BBB BB B CCC CC C D

Rủi ro thấp Rủi ro trung bình Rủi ro cao

A (Mạnh) Xuất sắc Tốt Trung bình/Từ chối

B (Khá) Tốt Trung bình Từ chối

C (Trung bình) Trung bình Trung bình D (Yếu) Trung bình Trung bình/ Từ chối

Nguồn: HDBank

Việc xác định độ mạnh, khá, trung bình, thấp của TSĐB dựa trên căn cứ như sau: TSĐB được xếp loại A (mạnh) nếu tỷ trọng giá trị TSĐB/dư nợ lớn hơn 100%; loại B (khá) nếu tỷ trọng giá trị TSĐB/dư nợ từ 70% đến 100%; loại C (trung bình) nếu tỷ trọng giá trị TSĐB/dư nợ từ 30% đến 70% và loại D (yếu) nếu tỷ trọng giá trị TSĐB/dư nợ nhỏ hơn 30%.

Trong đó, tỷ trọng giá trị TSĐB so với dư nợ được tính bằng cơng thức sau:

Tỷ trọng giá trị TSĐB so với dư nợ

= Giá trị TSĐB được chấp nhận Dư nợ của khoản vay

Các trường hợp đặc biệt:

 Trường hợp có nhiều TSĐB đảm bảo cho 1 khoản vay: CBTD thực hiện việc chấm điểm lần lượt cho các TSĐB;

 Trường hợp có 1 hoặc nhiều TSĐB đảm đảm bảo cho nhiều khoản vay: CBTD xác định phần giá trị của từng TSĐB cho từng khoản vay theo hợp đồng TSĐB đảm hoặc theo tỷ lệ dư nợ rồi cộng tổng giá trị TSĐB đảm được chấp nhận, sau đó chia cho

Đánh giá TSĐB

Xếp loại rủi ro

dư nợ của khoản vay tương ứng.

2.3.2 Xác định giới hạn cấp tín dụng

Sau khi thẩm định và chấm điểm khách hàng doanh nghiệp, nếu khách hàng đủ điều kiện vay tại HDBank theo ma trận quyết định cho vay tại Bảng 2.8 thì ngân hàng sẽ xác định giới hạn cho vay tối đa đối với khách hàng. Giới hạn cho vay tối đa của một khách hàng được xác định bằng tích số giữa tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị TSĐB và giá trị của TSĐB cho khoản vay. Trong đó tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị TSĐB tương ứng với những mức xếp hạng khác nhau sẽ khác nhau và xếp hạng của khách hàng càng cao thì tỷ lệ này càng cao.

Hiện tại, tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị TSĐB được quy định tại Bảng 2.9 và xếp hạng TSĐB được trình bày tại Phụ lục 4- Bảng phân loại TSĐB.

Bảng 2.9: Tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị TSĐB

Tỷ lệ cho vay tối đa/giá trị TSĐB (%) AAA AA A BBB BB B A1 100 100 100 95 95 90 A2 100 95 95 90 90 85 A3 85 80 75 70 65 55 B1 75 70 70 65 55 50 B2 70 65 65 60 50 45 C1 60 60 60 55 45 40 C2 55 55 55 50 40 35 D1 50 50 50 45 40 35 D2 45 45 45 40 30 30 E1 40 40 40 35 30 25 E2 35 35 35 30 25 20 Nguồn: HDBank Đánh giá TSĐB Hạng khách hàng

Đối với các khách hàng thuộc nhóm đối tượng ưu tiên đặc biệt theo các tiêu chí mà HDBank quy định trong từng thời kỳ, thì giới hạn cho vay tối đa sẽ có sự điều chỉnh theo công thức sau:

Giới hạn cho vay tối đa = Hệ số ưu đãi * Tỷ lệ cho vay tối đa *Giá trị TSĐB

Trong đó, hệ số ưu đãi sẽ là 1,10 đối với khách hàng được xếp loại AA và 1,15 đối với khách hàng được xếp loại AAA. Trong mọi trường hợp, thì mức cấp tín dụng tối đa khơng được vượt quá 100% giá trị TSĐB.

2.3.3 Xây dựng các chính sách khách hàng

Thơng qua các thứ hạng của khách hàng doanh nghiệp được xếp hạng mà ngân hàng đã xây dựng các chính sách tiếp thị và chính sách tín dụng phù hợp.

Chính sách tiếp thị: Dựa trên cơ sở kết quả XHTD nội bộ, ngân hàng sẽ chọn ra

những khách hàng tốt để áp dụng chính sách tiếp thị, mở rộng quan hệ khách hàng. Đối với doanh nghiệp đã và đang có quan hệ tín dụng tại ngân hàng, nếu là doanh nghiệp được xếp loại AAA, AA, A thì được xem là nhóm khách hàng mục tiêu. Do đó, ngân hàng khơng ngừng tăng cường phát triển bền vững mối quan hệ khách hàng với chính sách mở rộng, phát triển nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Cịn đối với doanh nghiệp có mức xếp hạng BBB, BB, ngân hàng duy trì tích cực mối quan hệ và đáp ứng nhu cầu phù hợp của khách hàng. Đối với doanh nghiệp mới quan hệ tín dụng mà được xếp loại AAA, AA, A cũng sẽ được ngân hàng xác định là nhóm khách hàng mục tiêu, thường xuyên quan tâm, tiếp thị thu hút đối tượng khách hàng này. Doanh nghiệp mới có mức xếp hạng BBB sẽ được áp dụng chính sách tiếp thị có chọn lọc.

Chính sách tín dụng: Căn cứ vào kết quả XHTD nội bộ, ngân hàng triển khai các

chính sách tín dụng khác nhau phù hợp với tình trạng tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng. Những khách hàng đạt mức xếp hạng cao (AAA, AA) và thuộc các ngành nghề được ưu tiên cho vay sẽ được đáp ứng tối đa và kịp thời nhu cầu tín dụng, TSĐB cho khoản nợ được yêu cầu ở mức thấp. Ngồi ra khách hàng cịn được hưởng các ưu

đãi khác về các thủ tục cấp tín dụng thuận tiện, nhanh chóng. Chính sách tín dụng thuận lợi như vậy nhằm thu hút các khách hàng tốt và duy trì bền vững mối quan hệ với các khách hàng đang giao dịch. Ngược lại, những khách hàng có kết quả xếp hạng thấp (từ BB trở xuống) sẽ bị hạn chế cấp tín dụng. Thậm chí nếu khách hàng ở mức xếp hạng C, D thì ngân hàng sẽ khơng cấp tín dụng, tiến hành rà sốt kỹ lưỡng, thường xun định giá lại TSĐB và yêu cầu khách hàng tăng cường tối đa TSĐB. Ngoài ra, ngân hàng tăng cường tư vấn, hỗ trợ khách hàng giải quyết khó khăn, thực hiện triệt để các biện pháp thu hồi nợ, tích cực đơn đốc để giảm nguy cơ bị tổn thất. Chính sách thu hẹp tín dụng này sẽ tạo áp lực để các doanh nghiệp có trách nhiệm trong điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, tích cực trả nợ đầy đủ nếu muốn dễ dàng tiếp cận nguồn vốn mới của ngân hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tạo nguồn thu trả nợ.

2.3.4 Tư vấn nâng cao năng lực cho khách hàng

Một trong những điểm làm nên sự khác biệt giữa sản phẩm tín dụng của HDBank so với các ngân hàng khác đó là bên cạnh được cấp tín dụng, khách hàng cịn được ngân hàng tư vấn để nâng cao năng lực, cải thiện được tình hình kinh doanh. Trong thời hạn hợp đồng có hiệu lực, định kỳ ngân hàng tiến hành phân tích khả năng trả nợ gốc và lãi của khách hàng, đánh giá tình hình tài chính, những thơng tin liên quan đến ngành và và các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng. Nhờ có hệ thống XHTD nội bộ và việc thực hiện xếp hạng định kỳ mà ngân hàng đã có những phân tích, đánh giá chi tiết và tồn diện về khách hàng không chỉ ở quá khứ mà còn dự báo về xu hướng trong tương lai. Đặc biệt, nhờ sự phân chia kết quả theo từng ngành đã cho phép ngân hàng có thể đưa ra những so sánh về hoạt động của các khách hàng trong cùng một ngành để nhìn nhận được điểm yếu, cơ hội, nguy cơ và từ đó có cơ sở để tư vấn cho khách hàng.

HDBank đã được NHNN phê duyệt cho chính thức áp dụng kết quả XHTD để tiến hành phân loại nợ theo điều 7, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN. Việc phân loại nợ theo phương pháp định tính của điều 6, Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN chỉ căn cứ vào số ngày quá hạn của khoản nợ mà khơng xét đến những yếu tố về tình hình tài chính hoặc phi tài chính khác của khách hàng. Do đó, việc được chính thức được áp dụng kết quả XHTD làm căn cứ xác định nhóm nợ đã giúp cho ngân hàng có đánh giá khách quan và tồn diện hơn về năng lực và tình hình của khách hàng vay. Theo đó, mức xếp hạng càng cao thì rủi ro càng thấp và khách hàng sẽ được xếp vào nhóm nợ cao hơn. Bảng phân loại nợ tương ứng với các mức xếp hạng được thể hiện dưới đây:

Bảng 2.10: Mức phân loại nợ dựa trên kết quả XHTD

Tổng số điểm

Xếp hạng Phân loại nợ Từ Đến

90 100 AAA Đủ tiêu chuẩn

80 90 AA Đủ tiêu chuẩn

75 80 A Đủ tiêu chuẩn

70 75 BBB Cần chú ý

65 70 BB Cần chú ý

60 65 B Dưới tiêu chuẩn

56 60 CCC Dưới tiêu chuẩn

53 56 CC Dưới tiêu chuẩn

45 53 C Nghi ngờ

20 45 D Có khả năng mất vốn

Nguồn: HDBank

Thông qua kết quả xếp hạng của khách hàng, HDBank có thể quản lý các khoản nợ và khách hàng vay đồng bộ, tiến tới quản trị danh mục cho vay tốt hơn, phát hiện sớm các trường hợp nợ có vấn đề và có hành động điều chỉnh chính sách tín dụng kịp thời, phù hợp với điều kiện của nền kinh tế và thị trường nhằm kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới

mức 3% theo quy định của NHNN. Bênh cạnh đó, dựa trên kết quả phân loại nợ, ngân hàng trích lập dự phịng rủi ro tín dụng tương ứng với từng mức phân loại. Tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể đối với nhóm nợ đủ tiêu chuẩn là 0%, nợ cần chú ý là 5%, nợ dưới tiêu chuẩn là 20%, nợ nghi ngờ là 50% và nợ có khả năng mất vốn là 100%.

Ngoài ra, HDBank cũng đã vận dụng kết quả XHTD này trong việc trình bày số liệu báo cáo tài chính theo chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam và quốc tế và báo cáo gửi cho NHNN theo định kỳ hàng quý.

2.4 Nghiên cứu tình huống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp ứng dụng thực tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát Triển Thành Phố Hồ Chí Minh

Từ số lượng 1.116 khách hàng doanh nghiệp đang quan hệ tín dụng tại HDBank, đề tài nghiên cứu chọn ra một hồ sơ tín dụng đáp ứng tiêu chí là doanh nghiệp được xếp loại A tại 30/11/2011 như trình bày trong Bảng 2.11. Do yêu cầu đảm bảo bí mật thơng tin khách hàng và ngân hàng nên đề tài này sẽ không nêu rõ tên gọi của tổ chức được sử dụng trong quá trình nghiên cứu. Tỷ lệ hồ sơ có nợ xấu cao trong mẫu khơng phản ánh chính xác thực trạng vì thời điểm nghiên cứu nền kinh tế đang chịu nhiều biến động do ảnh hưởng của lạm phát và chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ, hơn nữa đề tài chỉ chọn ra một mẫu khơng q ngẫu nhiên. Đã có những tiêu chí chọn lựa cụ thể từ ban đầu như: đã được XHTD cuối năm 2011, ưu tiên những hồ sơ có dư nợ tín dụng tương đối cao và ưu tiên những hồ sơ có dư nợ tại nhiều TCTD.

Bảng 2.11: Tình hình xếp loại và nợ xấu của nhóm đối tượng nghiên cứu

STT Khách hàng DN Số lượng Nợ xấu Có xu hướng nợ xấu

1 Xếp loại AAA 185

2 Xếp loại AA 334 5

4 Xếp loại BBB 7 5 Xếp loại BB 109 6 Xếp loại B 1 7 Xếp loại CCC 23 23 8 Xếp loại C 15 15 9 Xếp loại D 46 46 Tổng cộng 1.116

(Nguồn: Trích từ dữ liệu tiếp cận của HDBank)

Doanh nghiệp được chấm điểm thuộc loại hình Cơng ty Cổ phần, có quy mơ lớn, kinh doanh thương mại mặt hàng sắn lát và nông sản khác. Các số liệu cơ bản về tình hình tài chính của doanh nghiệp này (dưới đây được gọi là Công ty CP A) tại thời điểm xếp hạng 30/11/2011 được trình bày như trong bảng sau:

Bảng 2.12: Tóm tắt Bảng cân đối kế tốn và Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2010-

2011 của Công ty CP A

Đvt: Triệu đồng

Chỉ tiêu Mã số 2010 2011 A. Bảng cân đối kế toán

I. Tài sản ngắn hạn 100 1.055.609 637.982

Trong đó:

1. Tiền và các khoản tương đương tiền 32.474 3.304

2. Hàng tồn kho 140 654.903 529.550

3. Khoản phải thu 363.174 103.022

II. Tài sản cố định 220 157.099 114.445

Trong đó:

1. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 - -

Tổng tài sản 270 1.258.509 752.545

I. Nợ ngắn hạn 310 887.151 502.832

II. Nợ dài hạn 330 - -

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 300.000 200.000

2. Thặng dư vốn cổ phần 412 - -

3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 - -

Tổng nguồn vốn 440 1.258.509 752.545 B. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

1. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

10 1.108.856 1.101.634

2. Giá vốn hàng bán 11 955.711 955.711

3. Doanh thu hoạt động tài chính 21 16.633 13.631

4. Chi phí tài chính 22 46.572 32.660

- Trong đó: Chi phí lãi vay 23 46.572 32.660 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 51.007 34.216

5. Lợi nhuận trước thuế 50 50.415 32.549

6. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 12.604 8.137

Nguồn: Trích từ dữ liệu tiếp cận của HDBank

Theo tiêu chí phân loại ngành kinh doanh của HDBank, Công ty CP A đạt điểm quy mô 31 điểm nên được chấm điểm theo nhóm doanh nghiệp quy mô lớn và thuộc ngành Thương mại hàng công, nông, lâm nghiệp (đầu vào cho các ngành sản xuất). Căn cứ các tiêu chí chấm điểm và cách đánh giá trong mơ hình XHTD của HDBank, Công ty CP A được chấm điểm các chỉ tiêu tài chính. Tổng điểm các chỉ tiêu tài chính sau khi quy đổi trọng số của Công ty CP A đạt được là 62,6 điểm. Bảng 2.13 thể hiện điểm ban đầu, các trọng số theo từng chỉ tiêu tài chính và mức điểm tài chính mà Cơng ty CP A đạt được chi tiết như sau:

Bảng 2.13: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính của Cơng ty CP A Điểm Điểm ban đầu Trọng số (%) Điểm đạt được Chỉ tiêu thanh khoản

1. Khả năng thanh toán hiện hành 80.00 14 11,20

2. Khả năng thanh toán nhanh 40.00 12 4,80

3. Khả năng thanh toán tức thời 20.00 4 0,80

4. Vòng quay vốn lưu động 20.00 7 1,40

5. Vòng quay hàng tồn kho 20.00 8 1,60

6. Vòng quay các khoản phải thu 80.00 8 6,40

7. Hiệu suất sử dụng TSCĐ 100.00 2 2,00

Chỉ tiêu cân nợ

8. Tổng nợ phải trả/ Tổng tài sản 80.00 15 12,00

9. Nợ dài dạn/Vốn CSH 100.00 5 5,00

Chỉ tiêu thu nhập

10. Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần 80.00 6 4,80 11. Lợi nhuận từ hoạt động kinh

doanh/Doanh thu thuần 80.00 8 6,40

12. Lợi nhuận sau thuế/Vốn CSH bình quân 60.00 3 1,80 13. Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân 40.00 5 2,00

14. EBIT/Chi phí lãi vay 80.00 3 2,40

Tổng điểm 62,60

Nguồn: Trích dữ liệu tiếp cận của HDBank

Nhóm các chỉ tiêu phi tài chính bao gồm các chỉ tiêu khả năng lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp, trình độ quản lý và môi trường nội bộ, quan hệ với ngân hàng, các nhân tố ảnh hưởng đến ngành, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp được chấm điểm với tổng điểm đạt được là 86,77 điểm. Bảng 2.14 thể hiện điểm ban đầu, các trọng số theo từng chỉ tiêu phi tài chính và mức điểm phi tài chính mà Cơng ty

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP phát triển TPHCM thực trạng và giải pháp (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)