Giải pháp đối với doanh nghiệp là khách hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP phát triển TPHCM thực trạng và giải pháp (Trang 93 - 95)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.2 Giải pháp đối với doanh nghiệp là khách hàng

Để đảm bảo số liệu cung cấp kịp thời, số liệu cập nhật thường xuyên khi cần có thể cung cấp nhanh chóng cho Ngân hàng trong quá trình xếp hạng, các Doanh nghiệp phải tổ chức bộ máy kế toán hiệu quả, cần thực hiện các giải pháp sau:

- Chọn hình thức kế tốn phù hợp với đặc điểm kinh doanh của từng doanh nghiệp.

- Mỗi nhân viên doanh nghiệp nên có bảng mơ tả cơng việc của từng người nhằm quy định trách nhiệm, nghĩa vụ đồng thời quy định thời gian cụ thể để hồn thành cơng việc được giao tránh trường hợp người này không làm được phải đợi chờ số liệu của người kia gây ùn tắc trong việc kế tốn nên báo cáo tài chính bị trễ hạn.

- Sử dụng đội ngũ nhân viên kế tốn có trình độ nghiệp vụ chuyên môn kết hợp với việc sử dụng công nghệ thơng tin để có thể phản ánh chính xác và kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp với các ngân hàng và các nguồn hỗ trợ, tránh tình trạng phải vay lại từ các nguồn vốn khơng chính thức với lãi suất cao làm khó khăn thêm cho quá trình phát triển của các doanh nghiệp.

- Về báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Theo Quyết định số 15/QĐ- BTC ngày 20/3/2005 Bộ Tài Chính về chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp và Quyết định số 48/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính ngày 14/9/2006 quy định về chế độ kế toán đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo quy định hiện nay thì các Tổng công ty, Doanh nghiệp lớn bắt buộc phải lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ nhưng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ khơng mang tính bắt buộc đưa vào báo cáo tài chính định kỳ, nhưng khuyến khích các doanh nghiệp lập và sử dụng cùng với các thơng tin tài chính khác. Trong khi đó, hiện nay phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc quy định không bắt buộc đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà chỉ khuyến khích họ lập và nộp báo cáo lưu chuyển tiền tệ như trong chế độ kế tốn hiện nay, thì Ngân hàng cũng như các nhà phân tích khác mất đi một cơng cụ quan trọng khi phân tích các chỉ tiêu tài chính, làm giảm độ tin cậy của các chỉ tiêu đó. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ đã trở thành một bước quan trọng đối với người cho vay trong q trình phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Minh bạch hóa tình hình tài chính

Để xếp hạng tín dụng khách hàng địi hỏi phải có thơng tin, thơng tin càng tin cậy thì mức độ đánh giá càng chính xác. Chính vì vậy, để xếp hạng đòi hỏi các doanh nghiệp phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác những tài liệu, thơng tin về tình hình tài chính và phi tài chính trong phạm vi của mình theo u cầu của tổ chức đánh giá. Đồng thời phải tạo điều kiện cho nhân viên đánh giá trong quá trình kiểm tra, thẩm định lại thơng tin một cách chính xác. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn đều có xu hướng che dấu sự thật về bản thân mình, khuếch trương những điểm mạnh, điểm tốt, hạn chế những thơng tin tài chính bất lợi và yếu kém của mình. Đây cũng là một khó khăn lớn trong XHTD của Ngân hàng. Vì vậy minh bạch hóa tình hình tài chính là u cầu của nhà nước trong quá trình quản lý các doanh nghiệp, đồng thời là yêu cầu không thế thiếu đối với các công ty niêm yết chứng khoán trên thị trường, doanh nghiệp cần phải:

- Chấp hành đúng quy định về tài chính, đảm bảo an tồn tài chính, kinh doanh đúng pháp luật hạn chế tình trạng chiếm dụng vốn, lừa đảo, trốn thuế, buôn lậu…

- Thực hiện tốt chế độ báo cáo kế toán theo quy định hiện hành, yêu cầu kiểm toán bắt buộc nhằm giúp doanh nghiệp kịp thời phát hiện sai sót và đảm bảo tính trung thực số liệu kế tốn.

- Để tăng tính chính xác và quản lý hiệu quả số liệu kế toán, doanh nghiệp nên đầu tư đổi mới phần mềm kế toán sẽ giúp cho nhân viên giảm bớt khối lượng cơng việc, tiết kiệm được thời gian và chi phí mà số liệu cung cấp được kịp thời, từng bước đáp ứng yêu cầu của Ngân hàng trong quá trình thẩm định và XHTD.

Chú trọng xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý

Qua q trình phân tích thực tế cho thấy, doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng phát triển nhiều dự án, thích mở rộng quy mơ sản xuất mà ít chú trọng đúng mức năng lực quản lý và khả năng nắm bắt thị trường. Đặc biệt trong tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ thị trường, các đối thủ cạnh tranh để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, phương án kinh doanh có tính khả thi cao và giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất. Tránh tình trạng đầu tư tràn lan khơng hợp lý. Từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao năng lực thanh tốn các nghĩa vụ tài chính cho chính doanh nghiệp mình.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP phát triển TPHCM thực trạng và giải pháp (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)