Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP phát triển TPHCM thực trạng và giải pháp (Trang 78 - 80)

5. Kết cấu của luận văn

2.5 Đánh giá xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ

2.5.1 Những kết quả đạt được

Công tác XHTD đang ngày càng trở nên quan trọng trong quản lý rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam. Với một số lượng lớn các khách hàng vay vốn thì XHTD là một cơng cụ phục vụ đắc lực trong quản lý rủi ro tín dụng. Nếu khơng có một hệ thống tổng hợp và xử lý thơng tin sẵn có thì ngân hàng sẽ rất khó khăn trong việc đánh giá và so sánh rủi ro của rất nhiều khách hàng khác nhau với các thông tin đa dạng của từng khách hàng. Công tác XHTD của HDBank đã đạt được các kết quả sau:

Thứ nhất: Công tác XHTD theo hệ thống XHTD hiện tại trợ giúp cho Ngân hàng

trong việc kiểm sốt tồn bộ danh mục tín dụng. Trước khi đánh giá XHTD khách hàng, trong đó có khách hàng là doanh nghiệp, các doanh nghiệp được phân loại chi tiết theo từng ngành nghề kinh tế, quy mơ và loại hình doanh nghiệp. Việc phân loại ngay ban đầu này đã giúp cho HDBank có đầy đủ thơng tin về tồn bộ danh mục tín dụng hiện tại, bao gồm: các khách hàng hoạt động trong những ngành nghề, lĩnh vực nào; biết được quy mô doanh nghiệp lớn, trung bình, nhỏ cũng như biết được loại hình sở hữu của doanh nghiệp chủ yếu hiện nay. Từ đó, giúp Ngân hàng có thể so sánh được hiệu quả, chất lượng giữa các khách hàng có cùng quy mô và ngành nghề với nhau.

Thứ hai: Công tác XHTD theo hệ thống XHTD này giúp ngân hàng có cơ sở đánh giá

thống nhất và mang tính hệ thống trong suốt quá trình tìm hiểu về khách hàng, xem xét dự án đầu tư, đánh giá phân tích, thẩm định và ra quyết định cấp tín dụng nhằm nâng cao chất lượng cấp phát tín dụng của mình, tăng cường hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng. Việc định kỳ đánh giá XHTD khách hàng giúp ngân hàng có thể cập nhật một cách nhanh chóng tình hình khách hàng, đánh giá được sự ảnh hưởng của những thay đổi đó đến hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, việc đánh giá XHTD định kỳ cũng giúp cho Ngân hàng đưa ra được những chính sách mà ngân hàng sẽ áp dụng đối với doanh nghiệp trong thời gian tới.

Thứ ba: XHTD đã đáp ứng được yêu cầu quan trọng cho việc thực hiện Điều 7, Quyết

định 493/2009/QĐ-NHNN. HDBank được Công ty TNHH Ernst & Young tư vấn trong xây dựng mơ hình XHTD cho doanh nghiệp, định chế tài chính và cá nhân áp dụng trên toàn hệ thống Ngân hàng, do vậy, mơ hình này tương đối phù hợp với các tiêu chuẩn đang sử dụng của nhiều tổ chức tín nhiệm trên thế giới. Mơ hình XHTD của HDBank tuân theo các trình tự, tiêu chí rất nghiêm ngặt và chặt chẽ, bao gồm: hệ thống các tiêu chí đánh giá và điểm trọng số, cách xác định giá trị của từng tiêu chí đánh giá, cách quy đổi giá trị sang điểm của tiêu chí đánh giá, cách XHTD khách hàng và quan điểm cấp tín dụng theo từng mức xếp hạng.

XHTD của HDBank được xây dựng theo đặc thù hoạt động tín dụng và chiến lược phát triển của riêng Ngân hàng. Nhìn chung thì mơ hình chấm điểm XHTD của HDBank vẫn bám sát khung hướng dẫn của NHNN nhưng có sự điều chỉnh dựa theo kinh nghiệm xếp hạng của các tổ chức tín nhiệm trên thế giới. Mơ hình chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính đối với khách hàng doanh nghiệp tại HDBank có đưa vào nhóm chỉ tiêu dự báo ảnh hưởng của thay đổi chính sách Nhà Nước và dự báo tác động của cạnh tranh đến lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, đây là điểm tiến bộ nhằm tăng cường khả năng dự báo nguy cơ gặp khó khăn về tài chính trong tương lai của khách hàng được xếp hạng.

Thứ tư: XHTD của HDBank đảm bảo việc phân loại nợ theo thông lệ quốc tế. Việc

phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro được thực hiện dựa trên kết quả xếp hạng tín dụng. Căn cứ vào kết quả phân loại nợ, HDBank trích lập dự phịng rủi ro như sau: tỷ lệ dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4; tỷ lệ dự phịng cụ thể đối với nhóm 2: 5%, nhóm 3:20%, nhóm 4:50% và nhóm 5:100%.

Thứ năm: Cơng tác XHTD góp phần quan trọng trong việc đưa ra chính sách tín dụng

phí phát hành bảo lãnh, phí mở LC… tạo điều kiện định hướng xây dựng chiến lược cho hoạt động tín dụng trên cơ sở cân nhắc rủi ro và lợi nhuận đem lại.

Thứ sáu: Cơng tác XHTD góp phần hồn thiện khung pháp lý quản lý rủi ro tín dụng

trong đó bao gồm xác định mức rủi ro tín dụng hợp lý, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro tín dụng kịp thời, ngăn chặn gian lận. Đồng thời cũng góp phần thiết kế quy trình tín dụng hiệu quả hơn, cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhanh hơn do vậy sẽ tiết kiệm được chi phí quản lý và tạo được nhiều lợi nhuận hơn.

Thứ bảy: Từ những lợi ích đem lại như trên, cơng tác XHTD đã góp phần nâng cao

năng lực cạnh tranh của HDBank. Uy tín và vị thế của HDBank trên thị trường được đang dần được đánh giá cao. Trên cơ sở đó, quy mơ hoạt động và tầm ảnh hưởng của HDBank sẽ ngày càng được mở rộng, đáp ứng chiến lược phát triển của HDBank trong tương lai.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP phát triển TPHCM thực trạng và giải pháp (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)