Tình hình kinh doanh qua ba năm 2010-2012

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP phát triển TPHCM thực trạng và giải pháp (Trang 38 - 42)

5. Kết cấu của luận văn

2.1 Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Thành phố Hồ

2.1.2 Tình hình kinh doanh qua ba năm 2010-2012

Với những diễn biến phức tạp nói chung của nền kinh tế thế giới, hoạt động sản xuất trên toàn cầu liên tục suy giảm với sự trì trệ của những “đầu tàu kinh tế“ như Mỹ, Trung Quốc, Đức; lạm phát tăng cao; khủng hoảng nợ công xảy ra tại một số nước phát triển. Tình hình kinh tế Việt Nam cũng không tránh khỏi tác động của kinh tế thế giới và phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như lạm phát và nhập siêu ở mức cao, thị trường chứng khoán sụt giảm, thị trường bất động sản diễn biến phức tạp, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm... Khi nền kinh tế trong nước vẫn còn nhiều bất ổn nội tại chưa được giải quyết triệt để cùng với bối cảnh không thuận lợi của nền kinh tế thế giới, sản xuất kinh doanh và đời sống của dân cư gặp nhiều khó khăn, ngành Ngân hàng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức lớn như cạnh tranh trong huy động diễn ra ngày càng gay gắt, tăng trưởng tín dụng thấp, nợ xấu tăng vọt, lợi nhuận sụt giảm, một số TCTD mất thanh khoản và thua lỗ phải tái cơ cấu...Trong điều kiện khó khăn chung, với sự lãnh đạo sát sao và chỉ đạo kịp thời của HĐQT cùng nỗ lức phấn đấu của toàn cán bộ nhân viên, HDBank đã chủ động, linh hoạt, quyết liệt bám sát diễn biến của thị trường, phát huy những lợi thế vốn có để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh với một số chỉ số phản ánh tình hình tài chính của HDBank qua ba năm từ 2010 đến 2012 như sau:

Bảng 2.1: Tổng hợp chỉ tiêu kinh doanh của HDBank qua ba năm 2010-2012

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012

Tổng tài sản 34.389.227 45.025.421 52.782.831

Tiền gửi và cho vay TCTD khác 8.550.236 9.129.450 7.376.464

Dư nợ cho vay 11.643.356 13.707.101 20.952.361

Đầu tư tài chính 7.621.710 10.870.742 12.001.442

Vốn huy động 30.494.410 39.682.820 46.367.606

Vốn điều lệ 2.000.000 3.000.000 5.000.000

Lợi nhuận trước thuế 350.732 565.976 427.150

ROE 14,68% 16,52% 8,01%

ROA 0,78% 0,95% 0,62%

Nguồn: Báo cáo thường niên HDBank

Về tổng tài sản: Tổng tài sản của HDBank tăng trưởng bình quân qua các năm

2010 - 2012 ở mức 24%/năm. Trong đó, tốc độ tăng tổng tài sản của năm 2012 chỉ đạt 17%, giảm đi so với năm 2011 chủ yếu do các khó khăn về hoạt động của HDBank nói riêng và của thị trường tài chính nói chung. Tính đến 31/12/2012, với nhiều nổ lực hoạt động để duy trì sự tăng trưởng tài sản, tổng tài sản của HDBank đã đạt trên 52.000 tỷ đồng. Tăng trưởng của tổng tài sản chủ yếu tập trung ở hoạt động cho vay khách hàng (34%/năm) và hoạt động đầu tư tài chính (25%/năm), nhưng bị ảnh hưởng giảm một phần do sự sụt giảm trong hoạt động kinh doanh vốn trên thị trường liên ngân hàng (-7%/năm).

Hoạt động tín dụng: Tổng dư nợ cho vay khách hàng tăng bình quân qua các năm 2010 - 2012 ở mức 34%, từ 11.728 tỷ đồng lên 21.148 tỷ đồng, đặc biệt tăng mạnh ở mức 52,7% vào cuối năm 2012 so với năm 2011 do HDBank giảm bớt các hoạt động liên ngân hàng và đầu tư chứng khốn. Hoạt động tín dụng của HDBank

phát triển theo hướng ngân hàng bán lẻ (tỷ trọng cho vay cá nhân và hộ kinh doanh cá thể tăng dần từ 2010 và chiếm 51,5% tổng dư nợ vào cuối năm 2012) và được phân tán theo nhiều ngành nghề nên làm hạn chế rủi ro tập trung trong hoạt động cho vay khách hàng. Trong đó, các khoản cho vay chủ yếu là ngắn hạn (tỷ trọng nợ ngắn hạn bình quân trong năm 2010 - 2012 chiếm 75% tổng dư nợ) và bằng đồng Việt Nam (tỷ trọng nợ bằng đồng Việt Nam bình quân trong năm 2010 - 2012 chiếm hơn 85%) đã góp phần hạn chế rủi ro tiền tệ và rủi ro thanh khoản trong hoạt động tín dụng của HDBank. Chất lượng danh mục tín dụng của HDBank trong giai đoạn 2010 - 2012 như sau:

Bảng 2.2: Chất lượng danh mục tín dụng của HDBank qua ba năm 2010-2012

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012

Nợ đủ tiêu chuẩn 11.397.929 12.726.452 19.415.924

Nợ cần chú ý 232.699 829.438 1.234.341

Nợ dưới tiêu chuẩn 31.755 154.445 354.754

Nợ nghi ngờ 18.717 95.845 116.906

Nợ có khả năng mất vốn 47.093 41.606 25.900

Tổng dư nợ cho vay 11.728.193 13.847.786 21.147.825

Tỷ lệ nợ xấu 0,83% 2,11% 2,35%

Dự phịng rủi ro tín dụng 84.837 140.685 195.464

Tỷ lệ dự phòng/nợ xấu 87% 48% 39%

Nguồn: HDBank

Hoạt động tín dụng của HDBank dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và những biến động tiêu cực của thị trường Việt Nam như: lạm phát tăng cao, sự sụt giảm của thị trường chứng khốn và sự trì trệ của thị trường bất động sản đã phát sinh tăng về nợ xấu. Tuy nhiên, tại thời điểm 31/12/2012, HDBank đã kiểm

soát được tỷ lệ nợ xấu với mức 2,35% thấp hơn so với mức tối đa được quy định của NHNN (3%). Sự gia tăng về cả số dư tín dụng cùng với tỷ lệ nợ xấu đã làm dự phịng rủi ro tín dụng tăng theo.

Hoạt động huy động vốn: Với định hướng huy động là trọng tâm ưu tiên phát

triển để làm nền tảng cho mọi hoạt động kinh doanh khác tăng trưởng và phát huy hiệu quả, HDBank đã đa dạng hóa các sản phẩm và loại hình huy động bao gồm cả ở thị trường 1 và thị trường 2. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn qua các năm 2010 - 2012 lần lượt là 78%, 30% và 17% với mức tăng trung bình qua ba năm là 23%/năm. Hoạt động huy động vốn của HDBank chủ yếu tập trung ở thị trường 1 thơng qua các loại hình tiền gửi của khách hàng và phát hành các giấy tờ có giá. Đặc biệt HDBank đã đẩy mạnh huy động từ thị trường này vào năm 2012, tăng giá trị huy động từ thị trường 1 lên 61% so với cùng kỳ năm trước. Sự gia tăng này cũng cho thấy hoạt động huy động vốn của HDBank đã phát triển theo chiều hướng bền vững và an toàn hơn. Hoạt động huy động từ thị trường 1 của HDBank tập trung chủ yếu vào đối tượng dân cư, cụ thể như sau: Tiền gửi khách hàng: huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng trung bình là 64% và huy động từ TCKT chiếm tỷ trọng trung bình là 36% qua các năm 2010 - 2012. Phát hành giấy tờ có giá: huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng trung bình là 81% và huy động từ TCKT chiếm tỷ trọng trung bình là 17% qua các năm 2010 - 2012.

Lợi nhuận trước thuế và các chỉ tiêu tài chính ROE và ROA: Tốc độ tăng

trưởng lợi nhuận trước thuế bình quân của HDBank đạt 10% trong giai đoạn 2010 - 2012. Trong năm 2012, HDBank đạt lợi nhuận trước thuế 427.150 triệu đồng, giảm 25% so với cuối năm 2011 do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế và ngành ngân hàng. Thu nhập kinh doanh của HDBank phần lớn đến từ các hoạt động chịu lãi (chiếm 78% tổng thu nhập hoạt động) phù hợp với cơ cấu tài sản. Trong năm 2012, tổng thu nhập lãi thuần của HDBank là 850.073 triệu đồng, giảm 35% so với

3,32% trong năm 2012. Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm biên độ lãi thuần là do NHNN đã bắt đầu áp dụng trần lãi suất huy động vào cuối năm 2011 và thu hẹp biên độ giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động trong năm 2012. Chi tiết biến động của biên độ lãi thuần (NIM) như sau:

Bảng 2.3: Biến động biên độ lãi thuần của HDBank qua ba năm 2010-2012

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Thu nhập lãi thuần 522.408 1.308.832 850.073

Tài sản sinh lãi bình quân 16.926.852 21.515.072 25.582.688

Biên độ lãi thuần (NIM) 3,09% 6,08% 3,32%

Nguồn: HDBank

Lợi nhuận sau thuế giảm làm chỉ số ROE của HDBank giảm mạnh từ 16,52% trong năm 2011 xuống còn 8,01% trong năm 2012. Chỉ số ROA của HDBank ở mức thấp, năm 2012 đạt 0,62%, giảm 0,33% so với năm 2011. Sự suy giảm đáng kể này là do tốc độ tăng trưởng về lợi nhuận thấp hơn tốc độ tăng trưởng về vốn và tổng tài sản của HDBank khi mà lãi cận biên giảm do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế trong năm 2012.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP phát triển TPHCM thực trạng và giải pháp (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)