Nội dung chấm điểm của xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP phát triển TPHCM thực trạng và giải pháp (Trang 48)

5. Kết cấu của luận văn

2.2 Thực trạng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mạ

2.2.6 Nội dung chấm điểm của xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

XHTD khách hàng doanh nghiệp được phân loại theo phương pháp định tính và định lượng trong 2 phần: tài chính và phi tài chính và được xây dựng cho 2 nhóm khách hàng: nhóm khách hàng có điểm quy mơ từ 6 đến 32 điểm (quy mơ lớn, vừa, nhỏ) và nhóm khách hàng có điểm quy mơ nhỏ hơn 6 (quy mơ rất nhỏ). Khách hàng có quy mơ lớn, vừa, nhỏ, thực hiện chấm điểm theo bộ chỉ tiêu dành cho khách hàng

doanh nghiệp. Khách hàng có điểm quy mô rất nhỏ sẽ được xếp hạng theo bộ chỉ tiêu cho doanh nghiệp có quy mơ rất nhỏ.

Phần tài chính: Việc đánh giá yếu tố tài chính của doanh nghiệp dựa trên phương

pháp định lượng qua việc phân tích báo cáo tài chính năm gần nhất. Các nhóm chỉ tiêu tài bao gồm: Nhóm chỉ tiêu thanh khoản; Nhóm chỉ tiêu hoạt động; Nhóm chỉ tiêu cân nợ; Nhóm chỉ tiêu thu nhập.

Tùy thuộc vào ngành nghề mà các chỉ tiêu tài chính sẽ có trọng số khác nhau và tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp mà giá trị thang điểm chuẩn của các chỉ tiêu tài chính sẽ khác nhau.

Phần phi tài chính: Các yếu tố phi tài chính được đánh giá bằng phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Thơng tin phi tài chính sẽ cập nhật đến thời điểm chấm. Tùy thuộc vào ngành nghề mà thang điểm chuẩn và trọng số của từng chỉ tiêu phi tài chính sẽ khác nhau, và tùy thuộc vào và loại hình sở hữu doanh nghiệp mà trọng số các nhóm chỉ tiêu phi tài chính sẽ khác nhau.

- Đối với khách hàng doanh nghiệp có quy mơ từ 6 đến 32 điểm, phần phi tài chính bao gồm các nhóm: Khả năng trả nợ của doanh nghiệp; Trình độ quản lý và môi trường nội bộ; Quan hệ với Ngân hàng; Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành; Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.

- Đối với các khách hàng doanh nghiệp có quy mơ nhỏ hơn 6 điểm, phần phi tài chính gồm các nhóm: Trình độ quản lý và mơi trường nội bộ; Quan hệ với Ngân hàng; Đánh giá ngành và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp; Đánh giá tình hình kinh doanh.

2.2.7 Quy trình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành Phố Hồ Chí Minh

Bước 7a Bước 1

Bộ chỉ tiêu cho doanh nghiệp có điểm quy mô từ 6 đến 32 điểm

Bộ chỉ tiêu cho doanh nghiệp có quy mơ rất nhỏ (điểm quy mô nhỏ hơn 6)

>= 6 < 6

Khách hàng

NGÀNH KINH TẾ

Xác định quy mơ: lớn, trung bình, nhỏ, rất nhỏ

Bước 4 Bước 2 Bước 5 Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính ∑[(giá trị chỉ tiêu) x (trọng số)] = Tổng điểm tài chính Xác định loại hình sở hữu (quyết định đến giá

trị và trọng số từng nhóm chỉ tiêu phi tài chính)

Bước 3

Tổng hợp điểm và xếp hạng DN

(Điểm tài chính x trọng số tài chính) + (Điểm phi tài chính x trọng số phi tài chính) = Tổng điểm

của DN

Bước 6

Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính

∑[(giá trị chỉ tiêu) x (trọng số)] x trọng số nhóm chỉ tiêu = Tổng điểm phi tài chính

Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính ∑[(giá trị chỉ tiêu) x (trọng số)] = Tổng điểm tài chính Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính ∑[(giá trị chỉ tiêu) x (trọng số)] x trọng số nhóm chỉ tiêu = Tổng điểm phi tài chính

Xác định hệ số rủi

ro

Tổng hợp điểm và xếp hạng DN

[(Điểm tài chính x trọng số tài chính) + (Điểm phi tài chính x trọng số phi tài chính x Hệ số rủi ro)] =

Tổng điểm của DN

XÁC ĐỊNH LẠI NGÀNH KINH TẾ (ngành chế biến,

sản xuất; ngành thương mại; ngành xây dựng, khai thác; ngành dịch vụ)

Bước 3a

Bước 4a Bước 5a Bước 6a

Việc chấm điểm XHTD doanh nghiệp được thực hiện theo Quyết định số 22/2010/QĐ-HĐQT ngày 10 tháng 2 năm 2010 về việc Ban hành quy chế XHTD nội bộ của Ngân hàng HDBank. Mơ hình chấm điểm doanh nghiệp tại HDBank như sau:

Sơ đồ 1.1: Mơ hình chấm điểm XHTD doanh nghiệp tại HDBank

Bước 1: Xác định ngành kinh tế

HDBank áp dụng biểu điểm khác nhau cho 20 ngành sản xuất kinh doanh khác nhau (Danh sách các ngành kinh tế được quy định chi tiết tại Phụ lục 2). Việc xác định ngành nghề kinh doanh của khách hàng dựa vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính của khách hàng. Hoạt động sản xuất kinh doanh chính được định nghĩa là hoạt động đem lại từ 50% doanh thu trở lên trong tổng doanh thu hàng năm của khách hàng.

Trường hợp khách hàng kinh doanh đa ngành nhưng khơng ngành nào có doanh thu từ 50% trở lên trong tổng doanh thu, chi nhánh được quyền lựa chọn ngành đem lại tỷ trọng doanh thu cao nhất hoặc ngành có tiềm năng phát triển nhất trong các ngành mà khách hàng có hoạt động để chấm điểm và xếp hạng. Đối với khách hàng có hoạt động kinh doanh biến động làm thay đổi ngành theo cách xác định trên, chi nhánh xác định ngành theo nguyên tắc duy trì 2 năm liên tục ở một ngành, sau đó nếu vẫn tiếp tục có biến động thì xác định ngành theo quy định trên.

Trong trường hợp CBTD không xác định được ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp theo các phương pháp trên thì có thể chọn ngành có bộ chỉ tiêu khắt khe hơn theo quan điểm rủi ro hoặc có thể xin ý kiến tư vấn của Phịng Quản lý rủi ro tại Hội sở.

Bước 2: Xác định quy mô

Quy mô hoạt động của khách hàng phụ thuộc vào ngành kinh tế mà khách hàng đang hoạt động. Trong hệ thống chấm điểm này, tương ứng với 20 ngành kinh tế sẽ có 20 bộ chỉ tiêu để xác định quy mơ (được trình bày chi tiết tại Phụ lục 3). Quy mô của khách hàng được xác định dựa trên việc chấm điểm các chỉ tiêu sau: Vốn chủ sở hữu, Số lượng lao động, Doanh thu thuần, Tổng tài sản.

Mỗi chỉ tiêu sẽ có 8 khoảng giá trị chuẩn tương ứng là thang điểm từ 1 đến 8 điểm. Tổng hợp điểm của 4 chỉ tiêu sẽ được sử dụng để xác định quy mô của khách hàng theo nguyên tắc: khách hàng có điểm tổng hợp càng lớn thì quy mơ của khách hàng

càng lớn. Việc xác định quy mơ doanh nghiệp chỉ để đảm bảo tính hợp lý của bộ giá trị cho các chỉ tiêu tài chính. Điểm của các chỉ tiêu dùng để xác định quy mô doanh nghiệp không cấu thành lên tổng số điểm của doanh nghiệp. Trong hệ thống này, quy mô của khách hàng được chia thành 4 loại:

Khách hàng quy mơ lớn: có tổng số điểm đạt được từ 22 điểm đến 32 điểm; Khách hàng quy mơ vừa: có tổng số điểm đạt được từ 12 điểm đến 21 điểm; Khách hàng quy mơ nhỏ: có tổng số điểm đạt từ 6 điểm đến 12 điểm; Khách hàng quy mơ rất nhỏ: có tổng số điểm đạt dưới 6 điểm.

Sau khi xác định được quy mô của doanh nghiệp, đối với doanh nghiệp có điểm quy mơ từ 6 đến 32, CBTD sẽ chấm điểm và xếp hạng theo bộ chỉ tiêu dành cho doanh nghiệp và thực hiện các bước 3, 4, 5; đối với doanh nghiệp có điểm quy mơ nhỏ hơn 6 điểm, CBTD sẽ chấm điểm và xếp hạng theo bộ chỉ tiêu dành cho doanh nghiệp có quy mô rất nhỏ và thực hiện các bước 3a, 4a, 5a, 6a và 7a như trình bày tiếp theo dưới đây.

Đối với doanh nghiệp có điểm quy mơ từ 6 đến 32

Bước 3: Xác định loại hình sở hữu

Cần phải xác định loại hình sở hữu vì nó sẽ quyết định đến tỷ trọng các nhóm chỉ tiêu phi tài chính. Căn cứ vào đối tượng sở hữu, khách hàng được chia thành 3 loại khác nhau: Doanh nghiệp Nhà nước; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi; Doanh nghiệp khác. Trong đó:

Doanh nghiệp Nhà nước: Bao gồm doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước hoạt động

theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước; Công ty TNHH Nhà nước do Trung ương và địa phương quản lý và Công ty cổ phần mà Nhà nước chiếm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi: Bao gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư

của nước ngồi. Khu vực này có các loại hình chủ yếu là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh và các công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài chiếm từ 5% vốn điều lệ trở lên.

Doanh nghiệp khác: Bao gồm các doanh nghiệp có nguồn vốn thuộc sở hữu tập

thể, tư nhân một người hoặc nhóm người hoặc có sở hữu Nhà nước nhưng chiếm dưới 50% vốn điều lệ. Các loại hình doanh nghiệp khác bao gồm các doanh nghiệp tư nhân; các công ty hợp danh; các Công ty TNHH tư nhân; các Cơng ty Cổ phần có tỷ lệ vốn Nhà nước chiếm dưới 50% vốn điều lệ.

Bước 4: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính

Các chỉ tiêu tài chính gồm 14 chỉ tiêu thuộc 4 nhóm như sau:

Nhóm chỉ tiêu thanh khoản (3 chỉ tiêu): Khả năng thanh toán hiện hành, Khả năng

thanh toán nhanh, Khả năng thanh toán tức thời.

Nhóm chỉ tiêu hoạt động (4 chỉ tiêu): Vòng quay vốn lưu động, Vòng quay hàng tồn kho, Vòng quay các khoản phải thu, Hiệu suất sử dụng tài sản cố định.

Nhóm chỉ tiêu cân nợ (2chỉ tiêu): Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản, Nợ dài hạn/Vốn

chủ sở hữu.

Nhóm chỉ tiêu thu nhập (5 chỉ tiêu): Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần, Lợi nhuận từ

hoạt động kinh doanh/Doanh thu thuần, Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu bình quân, Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình qn, Khả năng thanh tốn lãi vay (EBIT/Chi phí lãi vay).

Mỗi chỉ tiêu sẽ có 5 khoảng giá trị chuẩn tương ứng với các thang điểm 20, 40, 60, 80. Trọng số của từng chỉ tiêu phụ thuộc vào ngành kinh tế (20 ngành) và quy mơ (lớn, trung bình, nhỏ) của doanh nghiệp. Tổng điểm tài chính sẽ bằng giá trị của từng chỉ tiêu nhân với trọng số của từng chỉ tiêu.

Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính

Bộ chỉ tiêu phi tài chính gồm 60 chỉ tiêu thuộc 5 nhóm: Khả năng trả nợ của doanh nghiệp, Trình độ quản lý và mơi trường nội bộ, Quan hệ với Ngân hàng, Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành, Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.

Khả năng trả nợ gốc trung và dài hạn để đầu tư vào tài sản dài hạn; Khả năng trả nợ gốc trung và dài hạn đối với phần vốn vay cho hoạt động sản xuất kinh doanh; Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ của năm tài chính gần nhất; Nguồn trả nợ của khách hàng theo đánh giá của CBTD trong q tới.

Nhóm Trình độ quản lý và mơi trường nội bộ (13 chỉ tiêu)

Năng lực của chủ sở hữu theo đánh giá của CBTD; Lý lịch tư pháp của người đứng đầu doanh nghiệp hoặc kế toán trưởng; Kinh nghiệm quản lý của người trực tiếp quản lý doanh nghiệp trong ngành doanh nghiệp hoạt động; Trình độ học vấn của người trực tiếp quản lý doanh nghiệp; Năng lực điều hành của người trực tiếp quản lý doanh nghiệp theo đánh giá của CBTD; Quan hệ của Ban lãnh đạo doanh nghiệp với các cơ quan chủ quản và các bộ, ngành có liên quan; Tính năng động và độ nhạy bén của Ban lãnh đạo doanh nghiệp với sự thay đổi của thị trường theo đánh giá của CBTD; Ghi chép sổ sách kế tốn; Tổ chức phịng ban nhằm đánh giá cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp; Sự phân tách nhiệm vụ, quyền lực trong ban lãnh đạo doanh nghiệp; Thiết lập các quy trình hoạt động và quy trình kiểm sốt nội bộ của doanh nghiệp; Môi trường nhân sự nội bộ của doanh nghiệp theo đánh giá của CBTD; Mục tiêu, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp trong giai đoạn từ 1 đến 3 năm tới.

Nhóm chỉ tiêu Quan hệ với ngân hàng (16 chỉ tiêu)

Số lần cơ cấu lại nợ và chuyển nợ quá hạn trong 12 tháng qua; Tỷ trọng nợ gốc cơ cấu lại trên tổng dư nợ tại HDBank tại thời điểm đánh giá; Tình hình nợ quá hạn của dư nợ hiện tại tại HDBank; Tỷ trọng nợ quá hạn thực tế /tổng dư nợ tại thời điểm đánh giá; Tình hình trả nợ của khách hàng theo lịch sau khi đã điều chỉnh; Tình hình quan hệ đối với các cam kết ngoại bảng của khách hàng; Thiện chí trả nợ của khách hàng theo đánh giá của CBTD; Tình hình cung cấp thơng tin của khách hàng theo yêu cầu của HDBank trong 12 tháng qua; Tỷ trọng số dư tiền gửi bình quân so với dư nợ bình quân của doanh nghiệp tại HDBank; Tỷ trọng doanh số chuyển tiền về qua HDBank trong

tổng doanh thu so với tỷ trọng tài trợ vốn của HDBank trong tổng số vốn được tài trợ của doanh nghiệp; Tỷ trọng doanh số tiền về HDBank so với doanh số cho vay tại HDBank; Mức độ sử dụng các dịch vụ của HDBank so với các ngân hàng khác; Thời gian quan hệ tín dụng với HDBank; Tình trạng nợ tại các ngân hàng khác trong 12 tháng qua; Định hướng quan hệ tín dụng với khách hàng theo quan điểm của CBTD; Tình hình quan hệ tín dụng của nhóm khách hàng liên quan tại HDBank và các tổ chức tín dụng khác.

Nhóm chỉ tiêu Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành (5 chỉ tiêu)

Triển vọng của ngành tại thời điểm đánh giá; Khả năng gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới theo đánh giá của CBTD; Tính ổn định của yếu tố đầu vào có ảnh hưởng chính đến ngành của doanh nghiệp; Các chính sách của Chính phủ, Nhà nước. Xét đến lợi thế từ các khuyến khích/ưu đãi của Chính phủ và Nhà nước; Đánh giá rủi ro gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành do các yếu tố tự nhiên.

Nhóm chỉ tiêu Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp (29 chỉ tiêu)

Sự phụ thuộc vào một số ít nhà cung cấp yếu tố đầu vào; Sự phụ thuộc vào một số ít khách hàng (thị trường đầu ra); Mức độ ổn định của thị trường đầu ra; Khả năng sản phẩm của doanh nghiệp bị đào thải bởi các sản phẩm khác; Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân năm trong 3 năm gần đây; ROE bình quân của doanh nghiệp trong 3 năm gần đây; Tốc độ tăng trưởng doanh thu quý đánh giá so với quý cùng kỳ năm trước; ROE cả năm ước tính dựa trên ROE tính đến thời điểm đánh giá; Số năm hoạt động của doanh nghiệp trong ngành; Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp; Ảnh hưởng của tình hình chính trị và chính sách các nước, thị trường xuất khẩu chính đối với sản phẩm của doanh nghiệp; Uy tín của doanh nghiệp với người tiêu dung; Mức độ bảo hiểm tài sản; Ảnh hưởng của sự biến động nhân sự nội bộ đến hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp trong 2 năm gần đây; Khả năng tiếp cận các nguồn vốn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo đánh giá của CBTD; Triển vọng phát triển của doanh nghiệp theo đánh giá của CBTD; Đánh giá của CBTD về điều kiện máy móc thiết bị tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp; Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp, giúp đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường; Chiến lược Marketing của doanh nghiệp; Lợi thế vị trí kinh doanh; Mạng lưới thu mua và tiêu thụ sản phẩm; Đánh giá về cơng tác bảo quản, phịng dịch và an toàn vệ sinh của doanh nghiệp; Đánh giá về công tác xử lý chất thải và giảm thiểu mức độ ô nhiễm mơi trường của doanh nghiệp; Cơng suất sử dụng phịng bình quân của doanh nghiệp trong 12 tháng qua; Khả năng đáp ứng nhu cầu trọn gói của khách sạn; Độ tuổi bình quân của phương tiện vận tải; Lịch sử an toàn vận tải trong 2 năm gần đây; Đánh giá về tiêu chuẩn sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm/công nghệ ứng dụng; Mức đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và phát triển; Tiến độ thi cơng của cơng trình so với kế hoạch; Cơng tác đền bù, giải phóng mặt bằng thi cơng.

Do đặc thù riêng của mỗi ngành nên số lượng, giá trị và trọng số từng chỉ tiêu phi tài chính của các ngành khác nhau là khác nhau. Đối với trọng số của nhóm chỉ tiêu phi tài chính thì sẽ khác nhau theo loại hình sở hữu doanh nghiệp (DNNN, doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP phát triển TPHCM thực trạng và giải pháp (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)