5. Kết cấu của luận văn
3.2.1 Giải pháp do bản thân ngân hàng thực hiện
3.2.1.2 Nhóm giải pháp về con người
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung và chất lượng CBTD thực hiện việc XHTD nói riêng, Ngân hàng cần phải chú trọng vào nguồn nhân lực ngay từ khâu tuyển dụng, cần có chính sách thu hút nguồn nhân lực cho chất lượng và bố trí hợp lý nhân sự phù hợp với năng lực, trình độ và kinh nghiệm.
Bản thân các CBTD cần chú trọng nhiều hơn việc phân tích hồn cảnh kinh tế vào thời điểm vay và dự đoán tương lai một cách khoa học, xem xét mọi sự biến động của nền kinh tế, chính trị, giá cả…, bám sát các chủ trương, chính sách quy định của Nhà nước và của chính Ngân hàng về những vấn đề có liên quan đến tín dụng.
Bên cạnh đó, Ngân hàng cần tạo điều kiện để nhân viên nâng cao kiến thức về pháp luật, kiến thức kế toán, quản trị doanh nghiệp cũng như tin học. Bố trí hợp lý nhân sự phù hợp với năng lực, trình độ và kinh nghiệm, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc cơng việc của các nhân viên tín dụng, xử lý nghiêm những trường hợp sai phạm, có chính sách khen thưởng kịp thời kích thích tinh thần làm việc, tạo điều kiện phát huy tối đa khả năng của nhân viên tín dụng.
Ngân hàng cũng cần quan tâm và dành nguồn kinh phí để đầu tư hơn nữa cho việc đào tạo, bồi dưỡng; thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức và phương pháp nhận xét đánh giá khách hàng cho các nhân viên mới. Song song đó, tiến hành soạn thảo, ban hành tài liệu hướng dẫn việc khai thác, sử dụng hệ thống.
Ngân hàng cũng cần có chính sách tiền lương phù hợp, thực hiện theo nguyên tắc tiền lương gắn với trình độ, năng suất, chất lượng hiệu quả và theo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, có chính sách khen thưởng, khích lệ kịp thời đối với những cán bộ đạt thành tích cao, có nhiều sáng kiến góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Trong quá trình thẩm định hồ sơ vay vốn, bộ phận thẩm định phải xem xét mục đích vay và giám sát vốn vay, phải yêu cầu người đi vay cung cấp bảng dự toán chi tiết phương án hoặc dự án vay vốn, thẩm định kỹ tình hình thu chi của đơn vị.
Bộ phận thẩm định cần phải kiểm tra nhu cầu vốn có phù hợp với phương án đề nghị vay hay khơng, cần xem xét tính hợp lý của tiến độ huy động vốn, xác định nguồn
vốn thích hợp cho phương án. Cùng với việc thẩm định nhu cầu vốn đầu tư, bộ phận thẩm định cần xem xét tính hợp lý về phương án, dự án sản xuất kinh doanh, so sánh các tài liệu liên quan đến phương án với tình hình thực tế của thị trường về giá cả, công suất hoạt động, thương hiệu… tránh ỷ lại vào sự phê duyệt của các cơ quan có chức năng. Thẩm định chính xác các phương án, dự án là điều kiện thuận lợi để HDBank đánh giá khả năng trả nợ và chỉ tiêu định tính trong q trình xếp hạng.
Về cơng tác thẩm định tài sản thế chấp: thực hiện tốt khâu này sẽ có tác dụng bảo tồn được nguồn vốn cho vay. Vì vậy, CBTD phải hết sức lưu ý đến các yếu tố như: hiện tượng dùng tài sản có nguồn hình thành từ vốn vay để thế chấp cho ngân hàng, dùng vốn lưu động thường xuyên mua tài sản cố định và đầu tư dài hạn nhằm đánh giá chính xác khả năng trả nợ của khách hàng.
Đối với cơng tác phân tích tư cách khách hàng: CBTD cần phải xác định kỹ người vay vốn thuộc đối tượng nào, uy tín của họ đối với ngân hàng ra sao, họ có sẵn lịng trả nợ cho ngân hàng. Đối với những khách hàng vay vốn lần đầu tiên với số tiền đáng kể thì phải xác định uy tín của họ đối với ngân hàng khác. Việc xem xét tư cách khách hàng là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất trong quan hệ tín dụng. Trong mỗi trường hợp, những trường hợp khách hàng là do trực tiếp thu được từ khả năng của CBTD, tuy việc đánh giá này mang tính chất chủ quan khó có một cơng thức khoa học nào nhưng có vai trị quyết định hiệu quả của một khoản tín dụng cấp phát ra.
Dự báo tương lai doanh nghiệp: Yếu tố này cần được quan tâm đúng mức. Do trong thời gian qua, chúng ta xem xét cho vay hầu như chỉ dự vào các yêu cầu, điều kiện ở hiện tại mà không để ý đến các chỉ tiêu, điều kiện này có thích hợp, thỏa mãn ở tương lai hay khơng? Vì vậy CBTD khi thẩm định nên xem lạm phát là một khía cạnh quan trọng cần phân tích mặc dù nó là yếu tố khách quan.
Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra đánh giá việc thực hiện quy trình XHTD của CBTD:
Việc kiểm tra, đôn đốc cần được tiến hành thường xuyên hơn. Đặc biệt là việc kiểm tra thông tin đầu vào mà khách hàng cung cấp. Ngân hàng cần yêu cầu CBTD cung cấp bằng chứng để chứng minh cho việc chấm điểm phi tài chính của khách hàng ở mỗi chỉ tiêu và lưu trữ thành hồ sơ để thuận tiện cho công tác kiểm tra. Xử lý nghiêm những trường hợp sai phạm, có chính sách khen thưởng kịp thời kich thích tinh thần làm việc cũng như gắn trách nhiệm của CBTD với công tác XHTD.
Các phịng kiểm sốt nội bộ, kiểm tốn nội bộ có thể định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc thực hiện XHTD. Tác dụng của việc kiểm tra này là nhằm ngăn ngừa những sai sót dù là vơ tình hay cố ý nhằm phát hiện những sai sót để chỉnh sửa cho hồn thiện hơn. Trong thời gian qua, việc rà sốt kết quả XHTD của tồn hàng chỉ được thực hiện bởi một hai chuyên viên phụ trách tại phòng Quản lý rủi ro, cịn các phịng kiểm sốt nội bộ, kiểm tốn nội bộ lại chỉ tập trung vào kiểm sốt hồ sơ tín dụng mà khơng kiểm tra việc xếp hạng khách hàng, trong khi kết quả xếp hạng lại quyết định cho việc cấp tín dụng và chính sách tín dụng áp dụng cho khách hàng.