ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM

Một phần của tài liệu ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN VỚI VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TỪ NĂM 2000 - 2010 (Trang 56 - 62)

1998 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 135//QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn

ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM

CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2010 2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên

Công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là một bộ phận quan trọng của công tác lãnh đạo của Đảng. Với đặc điểm là một tỉnh có đơng đồng bào dân tộc thiều số sinh sống; nơi từng vùng chiến khu, căn cứ địa cách bởi vậy công tác dân tộc ở Thái Nguyên ngoài những đặc điểm chung của cơng tác vận động quần chúng, nó cịn mang những nét đặc thù. Đó là đối tượng của công tác này là đồng bào các dân tộc với trình độ dân trí cịn hạn chế; phong tục, tập quán lạc hậu vẫn còn tồn tại ở một số nơi; kết cấu hạ tầng kỹ thuật còn rất thiếu và yếu. Do đó, cơng tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số gặp khơng ít khó khăn trong q trình thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào.

Trải qua 25 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nhất là từ khi thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW ngày 27/11/1989 của Bộ Chính trị; Quyết định 72-QĐ/HĐBT ngày 13/3/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về một số chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội miền núi và Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khố IX về cơng tác dân tộc, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên xác định công tác dân tộc là một trong những công tác cơ bản của

Đảng, Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVI đã khẳng định: “Thực hiện tốt các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; phát huy và giữ gìn bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của từng dân tộc. Chú trọng nâng cao dân trí, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất hàng hóa, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng. Tăng cường đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số; có chính sách ưu đãi cho những người cán bộ từ vùng khác đến vùng cao, vùng sâu, vùng xa công tác…” [20, tr.45].

Trong giai đoạn 2000 - 2005, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã đưa ra nhiều chủ trương, giải pháp để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị về cơng tác dân tộc; nhằm tạo ra một sự chuyển biến cả trong nhận thức và hành động đối với cấp uỷ, chính quyền, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, cán bộ, đảng viên; gắn hoạt động của các tổ chức này với việc thực hiện công tác dân tộc của Đảng, Đảng bộ tỉnh chủ trương: “Mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của cộng đồng các dân tộc trong tỉnh để khơi dậy mọi tiềm năng, tạo ra những động lực mới, thu hút rộng rãi các tầng lớp nhân dân tham gia vào các phong trào hành động cách mạng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc... Nâng cao vai trò của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong cơng tác tập hợp, giáo dục, động viên nhân dân tham gia xây dựng và thực hiện tốt các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể cần phát huy ưu điểm, khắc phục thiếu sót, tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, phù hợp với nguyện vọng chính đáng của đồn viên, hội viên... Xây dựng các phong trào quần chúng gắn liền với các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương” [20, tr.45-46].

Từ những Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về cơng tác dân tộc như Chương trình định canh định cư và kinh tế mới, Chương trình xây dựng Trung tâm cụm xã miền núi cao, Chương trình 135..., Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã cụ thể hố thành các chương trình, kế hoạch cụ thể như Chương trình xố nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo; cấp đất sản xuất cho đồng bào dân tộc; thực hiện tốt các chương trình trợ giá, trợ cước; các chính sách ưu tiên đối với con em người dân tộc thiểu số… Để thực hiện các chương trình, chính sách của Đảng một cách có hiệu quả, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành nhiều Nghị quyết, Quyết định; trong đó đáng chú ý có Quyết định số 2258/QĐ-UB ngày 31 tháng 7 năm 2002 và Quyết định số 3134/QĐ- UB ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về chính sách đầu tư hỗ trợ các hộ nghèo trong các xã 135, xã có dự án Định canh định cư - Kinh tế mới nhằm sớm giúp đồng bào ổn định sản xuất và đời sống nhanh chóng xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nơng thơn mới theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sản xuất hàng hóa...

Trong giai đoạn 2005 - 2010, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên xác định công tác dân tộc là một trong những công tác cơ bản của Đảng, Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVII đã khẳng định: “Thực hiện tốt các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Các dân tộc trong tỉnh bình đẳng, đồn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển. Tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu giảm hộ nghèo, nâng cao dân trí, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hố và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng và vùng đồng bào dân tộc thiểu số…” [21, tr.54].

Trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên rất chú trọng đến việc phát huy vai trị của cả hệ thống chính trị trong cơng tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc. Trong đó phải kể đến vai trị của Mặt

trận Tổ quốc và các đồn thể bởi vì những tổ chức này là nơi thu hút, tập hợp đoàn viên, hội viên: “Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân thực hiện tốt chức năng giám sát, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của đồn viên, hội viên. Tích cực vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tham gia xây dựng và bảo vệ hệ thống chính quyền, củng cố mối quan hệ gắn bó giữa Đảng và nhân dân. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ có bản lĩnh chính trị, nắm chắc chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có chun mơn nghiệp vụ giỏi để kế tục sự nghiệp của Đảng. Thực hiện chính sách ưu tiên trong việc đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số” [21, tr.55-56].

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa IX về cơng tác dân tộc và Hướng dẫn dẫn số 2831- HD/TT VH ngày 25/3/2003 của Ban tư tưởng văn hoá Trung ương, Ban thường vụ Tỉnh uỷ đã xây dựng kế hoạch số 18-KH/TU ngày 2/4/2003 về quán triệt và tổ chức thực hiện các nghị quyết hội Ban chấp hành trung ương 7 (khoá IX) cụ thể và chi tiết cho từng cấp, từng ngành. Sau hội nghị triển khai cấp tỉnh, các huyện, thành, thị uỷ, các đảng bộ trực thuộc xây dựng kế hoạch tổ chức quán triệt đến các cấp uỷ viên và cán bộ chủ chốt từ cấp cơ sở trở lên, các cấp uỷ cơ sở tổ chức phổ biến đến cán bộ đảng viên và tổ chức quán triệt phổ biến cho quần chúng nhân. Sau khi quán triệt các Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 (khoá IX), Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã xây dựng Chương trình hành động số 09-CTR/TU ngày 16/5/2003 nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 24 NQ/TW.

Bên cạnh đó, với chức năng là cơ quan tham mưu của Đảng và Chính quyền về công tác dân tộc, Ban Dân vận Tỉnh uỷ và Ban Dân tộc của Uỷ ban nhân dân tỉnh đã tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh uỷ kịp thời ban hành nhiều nghị quyết, chương trình, kế hoạch hành động về công tác dân tộc. Ban

Dân vận Tỉnh ủy đã ký kết chương trình phối hợp về cơng tác dân tộc với Ban Dân tộc Uỷ ban nhân dân tỉnh. Hai cơ quan thường xuyên phối hợp trong cơng tác kiểm tra, nắm tình hình về dân tộc, về thực hiện chính sách dân tộc để kịp thời tham mưu cho Tỉnh ủy giải quyết các vấn đề nảy sinh. Tổ chức hội nghị biểu dương người dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi các năm để động viên đồng bào dân tộc thiểu số thi đua phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Tiến hành điều tra, khảo sát đội ngũ trí thức, cán bộ xã, phường là dân tộc thiểu số làm cơ sở xác định nhiệm vụ công tác dân tộc. Ban Dân vận Tỉnh ủy thường xuyên tổ chức Hội nghị biểu dương Bí thư chi bộ tiêu biểu người dân tộc thiểu số.

Trên quan điểm của Hồ Chí Minh: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” [47, tr.269], đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc ln được các cấp uỷ quan tâm bố trí những người có đủ năng lực, kinh nghiệm phụ trách; đồng thời quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ kế cận.

Trong năm 2009, thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 08/5/2009 của Ban Bí thư về lãnh đạo Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên các cấp. Đại hội đã tổng kết, đánh giá công tác dân tộc, khẳng định đường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc; ghi nhận công lao to lớn của đồng bào các dân tộc thiểu số trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đại hội là biểu tượng sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, thống nhất ý chí và hành động vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được cơng tác dân tộc và

thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên vẫn còn một số tồn tại như cơng tác khuyến nơng, khuyến lâm cịn hạn chế; thị trường mua bán trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã được hình thành, nhưng cịn

yếu. Các cơng trình xây dựng cơ bản mới chủ yếu tập trung tại trung tâm cụm xã và phần lớn tập trung vào cơng trình giao thơng và trường học, cịn lại các cơng trình khác phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, nhất là ở xóm, bản vùng sâu, vùng xa chưa đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất, đầu tư thâm canh; đời sống và điều kiện sinh hoạt của đồng bào tuy cải thiện nhưng vẫn cịn nhiều khó khăn.

Tiến độ thực hiện chương trình hàng năm ở một số địa phương cịn chậm, nhất là ở bước tư vấn thiết kế, thẩm định và phê duyệt dẫn đến tình trạng dồn việc vào cuối năm, ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ thi cơng các cơng trình.

Hầu hết các xã chưa làm chủ đầu tư được theo cơ chế quản lý Chương

trình 135, chưa thực hiện phương châm xã có cơng trình, dân có việc làm, tăng thu nhập góp phần xóa đói giảm nghèo. Ban giám sát xã đã hoạt động nhưng chưa đạt hiệu quả cao, do trình độ của cán bộ giám sát cịn hạn chế nhưng lại được phân cơng giám sát những cơng trình địi hỏi kỹ thuật cao như xây dựng đường, cầu, cống... Dự án quy hoạch sắp xếp bố trí lại dân cư ở những nơi cần thiết; dự án hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm đã có tác dụng nhưng chưa thật ổn định, chưa đáp ứng được u cầu hiện đại hóa nơng nghiệp, nông thôn.

Nguyên nhân của những hạn chế trên là do trình độ dân trí cịn thấp, đội ngũ cán bộ cơ sở chưa được đào tạo cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ nên khi giao làm chủ dự án, chủ đầu tư còn lúng túng, nhất là khâu tổ chức thực hiện và thanh quyết tốn; trong q trình thực hiện một số vấn đề nảy sinh chưa được giải quyết kịp thời, một số chính sách chưa phù hợp nhưng chậm được bổ sung, sửa đổi. Các xã đặc biệt khó khăn vốn là nơi đời sống kinh tế - xã hội quá thấp, các tổ chức kinh tế - xã hội chưa được huy động tương xứng với

khả năng, nguồn lực để ủng hộ giúp đỡ các xã này. Các ban chỉ đạo cấp tỉnh và cấp huyện hoạt động kiêm nhiệm, thường xuyên có biến động, chưa kịp bổ sung, hoạt động chưa đều, việc chỉ đạo chưa sâu sát, kịp thời và hiệu quả hoạt động còn hạn chế...

Một phần của tài liệu ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN VỚI VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TỪ NĂM 2000 - 2010 (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w