1998 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 135//QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn
3.2.2. Nắm vững và vận dụng sáng tạo chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước phù hợp với điều kiện và đặc điểm của địa phương, của từng
và Nhà nước phù hợp với điều kiện và đặc điểm của địa phương, của từng địa bàn, từng vùng
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, muốn thực hiện tốt chính sách dân tộc, cơng tác dân tộc thì phải am hiểu về miền núi, về con người miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số, vì mỗi dân tộc thiểu số có nếp sống, tâm lý, bản sắc riêng đa dạng và phong phú. Người viết: “Một tỉnh có đồng bào Thái, đồng bào Mèo, thì tun truyền, huấn luyện đối với đồng bào Thái khác, đồng bào Mèo khác, phải có sự thay đổi cho thích hợp. Bởi vì đời sống, trình độ của đồng bào Mèo và Thái khác nhau, cho nên tuyên truyền huấn luyện phải khác nhau...” [51, tr.137]. Điều này có nghĩa là muốn tiến hành sự nghiệp cách mạng nói chung và cơng tác dân tộc nói riêng, thì phải “nghiên cứu cho hiểu rõ phong tục mọi nơi” [47, tr.410] . Tính đặc thù trong từng dân tộc là yếu tố hết sức cần chú ý khi thực hiện công tác dân tộc. Các dân tộc sinh sống trong từng vùng (tỉnh, huyện, xã...) khác nhau thì có những đặc thù khác nhau về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, tâm lý, văn hóa, phong tục tập qn địi hỏi phải có biện pháp cụ thể đối với từng vùng. Đây là một luận điểm rất cơ bản mà trong nhiều năm qua chúng ta chưa chú ý đúng mức đến vấn đề này.
Do vậy, thực hiện chính sách dân tộc địi hỏi phải tăng cường cơng tác nghiên cứu, hiểu biết đầy đủ sâu sắc tình hình cụ thể của từng vùng, từng dân tộc, quan hệ giữa các dân tộc trên địa bàn. Có như vậy mới đề ra và tự giác
thực hiện tốt những chủ trương, chính sách, biện pháp về vấn đề dân tộc. Tránh được bệnh chủ quan, duy ý chí, rập khuôn, áp đặt máy móc
những hình thức tổ chức và cách làm khơng phù hợp với tình hình đặc điểm các vùng dân tộc.
Những yếu kém, hạn chế của công tác dân tộc ở Thái Nguyên hiện nay có nhiều nguyên nhân, trong đó phổ biến là do chưa nghiên cứu sâu, nắm vững những vấn đề có tính đặc thù, xa rời thực tế, thốt ly trình độ và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn thấp của vùng dân tộc thiểu số.
Kinh nghiệm lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên cho thấy cần phải tiến hành điều tra, khảo sát, nghiên cứu các yếu tố trong
từng vùng và từng dân tộc để có cơ sở hoạch định đúng đắn các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cũng như các mục tiêu nhiệm vụ từng thời kỳ nhất định, đưa miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh phát triển đồng đều. Chỉ có hiểu rõ từng tiểu vùng địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu khác nhau, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán, sinh hoạt, xã hội truyền thống, phương thức canh tác... của từng vùng dân tộc thì mới có thể đưa chính sách dân tộc vào cuộc sống một cách hiệu quả nhất.