Lãnh đạo thực hiện một số chính sách ưu đãi đối với miền núi của Chính phủ

Một phần của tài liệu ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN VỚI VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TỪ NĂM 2000 - 2010 (Trang 77 - 83)

1998 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 135//QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn

2.2.5.Lãnh đạo thực hiện một số chính sách ưu đãi đối với miền núi của Chính phủ

của Chính phủ

- Chính sách trợ giá, trợ cước

Để triển khai thực hiện chính sách trợ giá trợ cước, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã có Quyết định số 1487/2006/QĐ-UBND ngày 20/07/2006 về việc quy định về cơ chế quản lý các mặt hàng chính sách miền núi; Ban Dân tộc tỉnh đã có các văn bản hướng dẫn thực hiện kế hoạch hàng năm.

Các ngành, các cấp và các đơn vị được giao nhiệm vụ cung ứng mặt hàng chính sách đã phối hợp chặt chẽ trong việc tuyên truyền, triển khai kế hoạch thực hiện, thơng báo số lượng, chủng loại, giá bán có trợ giá, trợ cước đến các địa phương và người dân, thực hiện tốt công tác niêm yết giá công khai và bán hàng đúng giá niêm yết tại các cửa hàng, đại lý; Ban Dân tộc tỉnh chủ trì phối hợp với các ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tại cơ sở.

Các đơn vị, doanh nghiệp chủ động tìm nguồn hàng đảm bảo đủ số lượng, đúng chủng loại, chất lượng theo quy định và cung ứng kịp thời vụ, thực hiện nghiêm túc việc lập hồ sơ, thủ tục theo quy định.

Qua 4 năm thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước tổng số vốn được hỗ trợ là: 25.981,2 triệu đồng.

+ Giống cây lương thực: 1.569 tấn bằng 7.673,0 triệu đồng. + Muối iốt: 11.777 tấn bằng 7.129,8 triệu đồng.

+ Dầu hoả thắp sáng: 1.598 tấn bằng 240,7 triệu đồng. + Phân bón: 81.395 tấn bằng 9.286,9 triệu đồng.

+ Giống thuỷ sản: 2.419.000 con bằng 591 triệu đồng.

+ Tiêu thụ nông sản KVIII: 1.371 tấn bằng 229,6 triệu đồng.

+ Cấp không thu tiền giấy vở HS: 35.825 em bằng 625 triệu đồng [70, tr.11]. Chính sách trợ giá, trợ cước vận chuyển mặt hàng chính sách xã hội phục vụ miền núi cùng với các chính sách khác đã góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, ổn định đời sống của đồng bào các dân tộc tỉnh Thái Ngun, góp phân tích cực trong việc bình ổn giá thị trường, mở rộng màng lưới bán hàng chính sách đến các xóm, bản vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, phục vụ kịp thời yêu cầu của sản xuất và đời sống; đồng thời có tác dụng thúc đẩy việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, tiêu thụ nông sản, tạo điều kiện cho đồng bào yên tâm sản xuất, củng cố lòng tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước.

- Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư (theo Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ)

Thực hiện theo Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư đối với các đối tượng thụ hưởng là hộ đồng bào dân tộc thiểu số sống ở các xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn, có đủ 3 tiêu chí: khơng có đất sản xuất ổn định thuộc quyền sử dụng của hộ; nơi ở không ổn định, di chuyển chỗ ở theo nương rẫy hoặc đang sinh sống tách biệt, rải rác; chưa được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước theo các QĐ số 190/2003/QĐ-TTg, QĐ số 134/2004/QĐ-TTg, QĐ số 193/2006/QĐ-TTg. UBND tỉnh ban hành Quyết định số 30/2008/QĐ-UBND ngày 27/5/2008 về quy định thực hiện chính sách

hỗ trợ di dân, thực hiện định canh định cư cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg; Ban Dân tộc có văn bản hướng dẫn xây dựng dự án và thực hiện chính sách này.

Sau khi rà sốt, tồn tỉnh chỉ có một số hộ thuộc huyện Định Hố thực hiện hình thức xen ghép với tổng số hộ thụ hưởng là 39 hộ, 132 khẩu, trong đó: Phượng Tiến (6 hộ bằng 18 khẩu), Kim Sơn (1 hộ bằng 5 khẩu), Phúc Chu (3 hộ bằng 11 khẩu), Quy Kỳ (29 hộ bằng 98 khẩu) với tổng số vốn được cấp là 1.480.112.000 đồng. Với số vốn trên huyện Định Hóa đã hỗ trợ làm nhà ở cho 18 hộ, hỗ trợ đất ở 17 hộ, hỗ trợ đất sản xuất 14 hộ, hỗ trợ di chuyển 11 hộ, hỗ trợ san mặt bằng tạo nền nhà 18 hộ, hỗ trợ xây dựng chuồng trại 14 hộ, hỗ trợ mua trâu 21 con và hỗ trợ xây dựng đường giao thơng.

- Chính sách vay vốn phát triển sản xuất (Theo Quyết định số 32/2007/QĐ - TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ)

Đối tượng, phạm vi: là hộ dân tộc thiểu số nghèo, có mức thu nhập bình quân đầu người dưới 60.000 đồng/tháng, sống trên địa bàn các xã thuộc vùng khó khăn (tỉnh Thái nguyên có 100 xã).

Nội dung: cho vay vốn phát triển sản xuất, tối đa 5 triệu/hộ, thời gian tối đa 5 năm (lãi suất 0%). Thủ tục vay đơn giản, thời gian và số lượng được vay cơ bản phù hợp với các hộ dưới mức sống nghèo để có điều kiện vươn lên thốt nghèo.

Chính sách vay vốn phát triển sản xuất đã giúp cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện vay vốn sản xuất và được Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện lồng ghép với các chương trình khác như: Chương trình 134 cho các hộ khơng có đất sản xuất, các hộ vay làm nhà, bổ sung cho hỗ trợ sản xuất theo Chương trình 135... Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có văn bản hướng dân tổ chức thực hiện và giao cho Ban Dân tộc, Ủy ban nhân dân các huyện hướng dẫn Ủy ban các xã bình xét cơng khai dân chủ từ cơ sở lựa chọn

hộ được vay vốn đúng đối tượng, đúng địa bàn, đúng chính sách. Ưu tiên các hộ dân tộc thiểu số nghèo có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, có nhu cầu vay vốn, có phương án sản xuất phù hợp. UBND xã họp xét lập danh sách trình UBND huyện tổng hợp quyết định phê duyệt danh sách vay vốn hàng năm theo quy định.

Ban Dân tộc tỉnh thường xuyên đôn đốc việc tổ chức, chỉ đạo, quản lý triển khai thực hiện ở cấp xã và thôn bản. Công tác cho vay được thực hiện theo hình thức cho vay theo hộ khơng tín chấp; phương thức cho vay uỷ thác từng phần cho các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã, thơng qua tổ tiết kiệm và vay vốn tại cơ sở. Ngân hàng trực tiếp hướng dẫn quy trình, thủ tục, phát tiền trực tiếp cho người vay đảm bảo đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện, phối hợp chặt chẽ với ban ngành đoàn thể, tổ tiết kiệm và vay vốn tổ chức cho vay, kiểm tra và đôn đốc thu hồi nợ.

Liên ngành Ban Dân tộc, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã có hướng dẫn thực hiện chính sách vay vốn phát triển sản xuất.

Tính từ năm 2007 đến năm 2010 với tổng số vốn vay (Trung ương cấp) là 7.948 triệu đồng đã cho 1.677 hộ vay vốn trong đó số hộ vay vốn để phát triển trồng trọt (lúa, ngô, sắn…) là 420 hộ; số hộ vay vốn để phát triển chăn ni (trâu, bị, dê, lợn…) là1.132 hộ; số hộ vay vốn để phát triển nghề rừng: 125 hộ.

- Một số các chương trình, dự án, chính sách khác

+ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo: Cơ quan chủ trì chương trình này là Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã tập trung chỉ đạo theo ngành dọc rà soát, thống kê và tổ chức thực hiện với tổng số vốn được cấp là 14.474,2 triệu đồng. Chương trình hướng tới các đối tượng thụ hưởng là người nghèo, hộ nghèo, xã đặc biệt khó khăn, xã nghèo trên địa bàn tỉnh. Kết quả qua 5 năm (2006 - 2010) thực hiện đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo đến tháng 12/2010 còn 30.779 hộ nghèo chiếm 10,8% (ngày 01/01/2006 số hộ

nghèo là 68.227 hộ chiếm 26,85%), bình quân mỗi năm giảm 3,21% (khoảng 7.490 hộ/năm).

+ Chương trình mục tiêu quốc gia nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn: Cơ quan được Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên trực tiếp giao nhiệm vụ và chỉ đạo thực hiện là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên với tổng số vốn được cấp là 50.513 triệu đồng hướng tới các đối tượng thụ hưởng là nhân dân các xã, phường, thị trấn thuộc các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh. Kết quả tính đến năm 2010 tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh là 90% (theo Báo cáo số 111/BC-UBND ngày 22/11/2010 của UBND tỉnh Thái Nguyên).

+ Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn theo Quyết định số 102/QĐ-TTg: dưới sự chủ trì của Ban Dân tộc tỉnh hướng tới các đối tượng là người dân thuộc hộ nghèo theo quy định tại Quyết định số 170/2009/QĐ-TTg ngày 08/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 có hộ khẩu và cư trú hợp pháp trên địa bàn các xã vùng khó khăn của tỉnh thực hiện từ năm 2010. Với số vốn được cấp là 9.628 triệu đồng, các huyện đã hỗ trợ tiền để mua giống cây trồng, giống vật nuôi, thuốc thú y và muối iốt cho 29.032 hộ, 111.725 khẩu (trong đó: xã khu vực III: 7.506 hộ, 32.958 khẩu; xã khu vực II: 21.526 hộ, 78.767 khẩu).

Tiểu kết

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, qua 10 năm thực hiện chính sách dân tộc, bộ mặt vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng căn cứ cách mạng Thái Nguyên đã có sự thay đổi căn bản: kinh tế - xã hội phát triển ổn định; an ninh chính trị được giữ vững; đời sống văn hóa đã có những sự chuyển biến rõ rệt so với trước. Có được những kết quả khả quan đó là nhờ có những chính sách đúng đắn và hợp lịng dân của Đảng và Nhà

nước và sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Đảng bộ Tỉnh Thái Nguyên. Các chương trình, dự án thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Ngun ln có sự đơn đốc, kiểm tra, điều chỉnh cho phù hợp với từng vùng, miền. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những chương trình, dự án đưa ra đã được lựa chọn, vận dụng phù hợp với từng mục tiêu, đối tượng cụ thể, điều kiện cụ thể của từng địa phương. Chính quyền các cấp đã công khai và kịp thời tuyên truyền triển

khai tích cực để các chính sách, các văn bản quy định của Trung ương và tỉnh nhanh chóng đến với cơ sở và người dân. Cơng tác kiểm tra, giám sát được cấp ủy, chính quyền quan tâm ngay từ khi triển khai và trong cả quá trình thực hiện nên đã kịp thời khắc phục những trường hợp sai sót, kịp thời giải quyết những vấn đề vướng mắc phát sinh.

Thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc của Đảng càng thắt chặt hơn mối quan hệ trong cộng đồng, làng xã, dịng họ với sự chia sẻ khó khăn, tinh thần tương thân tương ái. Những cử chỉ cao đẹp đó đã đóng góp tích cực cho trong phong trào tồn dân đồn kết, xây dựng đời sống văn hoá.

Bằng sự giúp đỡ thiết thực về vật chất qua việc hiện thực hóa các chính sách dân tộc của Đảng cùng với sự động viên về tinh thần đã giúp cho các hộ nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng căn cứ cách mạng cũ có thêm sức mạnh và lòng tin trong cuộc sống. Đặc biệt là q trình thực hiện cơng khai, dân chủ các chính sách dân tộc của Đảng đã góp phần củng cố thêm niềm tin của đồng bào đối với Đảng và Nhà nước.

Những kết quả đạt được trên đây là tiền đề quan trọng trong việc thực hiện chính sách dân tộc trong những chặng đường tiếp theo.

Chương 3:

Một phần của tài liệu ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN VỚI VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TỪ NĂM 2000 - 2010 (Trang 77 - 83)