Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN VỚI VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TỪ NĂM 2000 - 2010 (Trang 51 - 52)

1998 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 135//QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn

1.2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên

Trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1997, việc thực hiện chính sách dân tộc vùng dân tộc thiểu số ở Thái Nguyên đặt dưới sự lãnh đạo của

Đảng bộ tỉnh Bắc Thái. Từ năm 1997 thực hiện chủ trương của Trung ương, tỉnh Bắc Thái đã tách thành hai tỉnh là tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Bắc Kạn.

Dưới ánh sáng đường lối của Đảng nói chung và đổi mới chính sách dân tộc nói riêng, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Thái Nguyên (tỉnh Bắc Thái cũ) luôn quan tâm giải quyết các vấn đề liên quan đến dân tộc, miền núi. Ngoài việc triển khai những chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Chính phủ về vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc, Đảng bộ tỉnh đã căn cứ vào đặc điểm, tình hình cụ thể của từng vùng, từng dân tộc để đề ra các chủ trương, phương hướng và các giải pháp thích hợp nhằm giải quyết tốt vấn đề dân tộc, góp phần thúc

đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Thái lần thứ VI (1991) xác định: “Phát huy truyền thống tốt đẹp đồn kết bình đẳng các dân tộc trong tỉnh để giúp đỡ nhau tồn tại và phát triển. Tuy nhiên trình độ phát triển và mức sống giữa các dân tộc trong tỉnh khá chênh lệch, đặc biệt là đồng bào H’mông và đồng bào Dao sống du canh du cư đang gặp khó khăn gay gắt. Nhà nước cần có chính sách đầu tư hỗ trợ và khuyến khích các dân tộc phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, bảo đảm các điều kiện cho đồng bào các dân tộc khai thác có hiệu quả các thế mạnh kinh tế vùng núi, giảm dần khoảng cách về các mặt giữa các vùng, và các dân tộc trong tỉnh” [17, tr.36].

Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ Đảng bộ tỉnh Bắc Thái (khóa VI - 1994)

cũng xác định: “Phát huy truyền thống đồn kết, bình đẳng giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng lợi ích, văn hóa, ngơn ngữ và tập qn của các dân tộc. Tạo mọi điều kiện để các dân tộc giúp nhau tiến kịp trình độ chung, rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa các dân tộc. Nhà nước có chính sách đầu tư hỗ trợ đúng mức đối với miền núi, vùng đồng bào H’Mông và đồng bào Dao định canh, định cư để ổn định cuộc sống. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng bố trí vào các vị trí chủ chốt đối với đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số [23, tr.60].

Bên cạnh đó, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh thường xuyên tổng kết, đánh giá công tác dân tộc, kịp thời khắc phục những khó khăn trong q trình thực hiện các chủ trương, chính sách về dân tộc, miền núi. Tỉnh thường

xuyên tổ chức các đồn cơng tác đến các vùng dân tộc để tìm hiểu, nghiên cứu, điều tra nắm tình hình, trên cơ sở đó có định hướng đúng về phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi đưa cuộc sống đồng bào ngày một đi lên phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế địa phương.

Một phần của tài liệu ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN VỚI VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TỪ NĂM 2000 - 2010 (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w