Một số kinh nghiệm

Một phần của tài liệu ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN VỚI VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TỪ NĂM 2000 - 2010 (Trang 90 - 104)

3.2.1. Thấu triệt đúng đắn quan điểm, chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng; thường xuyên quan tâm kiểm tra giám sát là nhân tố quyết định thắng lợi việc thực hiện chính sách dân tộc

Đảng và Nhà nước ta luôn xác định vấn đề dân tộc, đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Giải quyết vấn đề dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng nước ta. Vì vậy, công tác dân tộc luôn được xác định là một bộ phận quan trọng của của đường lối cách mạng Việt Nam. Các chủ trương, chính sách dân tộc luôn gắn với các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước và sự quan tâm của cả hệ thống chính trị.

Ngay từ khi ra đời, trong các cương lĩnh, văn kiện đầu tiên, Đảng ta đã khẳng định những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc. Trải qua các thời kỳ cách mạng, vấn đề dân tộc, chính sách về vấn đề dân tộc của Đảng vẫn được thực hiện nhất quán. Nghị quyết các Đại hội IV, V, VI, VII, VIII và IX của Đảng đều khẳng định những nguyên tắc cơ bản trong chính sách dân tộc nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau giữa các dân tộc. Nghị quyết Đại hội X của Đảng đó nờu rừ: "Vấn đề dõn tộc và đoàn kết cỏc dõn tộc luụn luụn cú vị trớ chiến lược trong sự nghiệp cách mạng" [34, tr.121].

Chủ trương, chính sách của Đảng về công tác dân tộc và chính sách dân tộc là như vậy nhưng việc quán triệt, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách đó như thế nào lại là vấn đề đòi hỏi sự vận dụng sáng tạo và linh hoạt của từng

Đảng bộ địa phương để triển khai và thực hiện thành công các nhiệm vụ của công tác dân tộc. Cán bộ trong hệ thống chính trị, trước hết là cán bộ làm công tác dân vận, dân tộc phải quán triệt đầy đủ và sâu sắc các quan điểm, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc. Trên cơ sở đó mới có thể làm tốt công tác tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền triển khai thực hiện chính sách có hiệu quả. Đồng thời phải tổ chức tốt công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho mọi cán bộ, đảng viên và cho nhân dân, trong đó cần tập trung tuyên truyền, giáo dục những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác dân tộc và chớnh sỏch dõn tộc. Tuyờn truyền để đồng bào cỏc dõn tộc thấy rừ những thành tựu trong công cuộc đổi mới và trong công tác dân tộc để phát huy;

đồng thời cũng làm rừ những tồn tại, yếu kộm để cựng nhau khắc phục, xõy dựng tinh thần đoàn kết, bình đẳng, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Trên cơ sở đó vận động đồng bào tích cực phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống, xây dựng bản, làng, xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh, công bằng, dân chủ và văn minh.

Bên cạnh việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện chính sách dân tộc thì một điều vô cùng quan trọng và không thể thiếu được, đó chính là công tác kiểm tra, giám sát. Hiệu quả lãnh đạo đến đâu phụ thuộc rất nhiều vào khâu kiểm tra, giám sát. Kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên cho thấy tổ chức cơ sở Đảng ở địa phương nào xem nhẹ khâu kiểm tra, giám sát thì hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở những nơi đó rất thấp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: lãnh đạo mà không kiểm tra coi như không lãnh đạo. Do đó, các cấp ủy, chính quyền, ban ngành, đoàn thể phải thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách dân tộc thuộc phạm vi, trách nhiệm của tổ chức mình. Qua đó hiểu được tâm tư, nguyện vọng của đồng bào

để có quyết sách đúng đắn, phù hợp lòng dân, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện phát triển của địa phương trong từng giai đoạn cụ thể. Kịp thời phát hiện những hạn chế, tiêu cực để kịp thời uốn nắn, sửa chữa khi thực hiện chính sách dân tộc của Đảng.

3.2.2. Nắm vững và vận dụng sáng tạo chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước phù hợp với điều kiện và đặc điểm của địa phương, của từng địa bàn, từng vùng

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, muốn thực hiện tốt chính sách dân tộc, công tác dân tộc thì phải am hiểu về miền núi, về con người miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số, vì mỗi dân tộc thiểu số có nếp sống, tâm lý, bản sắc riêng đa dạng và phong phú. Người viết: “Một tỉnh có đồng bào Thái, đồng bào Mèo, thì tuyên truyền, huấn luyện đối với đồng bào Thái khác, đồng bào Mèo khác, phải có sự thay đổi cho thích hợp. Bởi vì đời sống, trình độ của đồng bào Mèo và Thái khác nhau, cho nên tuyên truyền huấn luyện phải khác nhau...” [51, tr.137]. Điều này có nghĩa là muốn tiến hành sự nghiệp cách mạng nói chung và công tác dân tộc nói riêng, thì phải “nghiên cứu cho hiểu rừ phong tục mọi nơi” [47, tr.410] . Tớnh đặc thự trong từng dõn tộc là yếu tố hết sức cần chú ý khi thực hiện công tác dân tộc. Các dân tộc sinh sống trong từng vùng (tỉnh, huyện, xã...) khác nhau thì có những đặc thù khác nhau về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, tâm lý, văn hóa, phong tục tập quán đòi hỏi phải có biện pháp cụ thể đối với từng vùng. Đây là một luận điểm rất cơ bản mà trong nhiều năm qua chúng ta chưa chú ý đúng mức đến vấn đề này.

Do vậy, thực hiện chính sách dân tộc đòi hỏi phải tăng cường công tác nghiên cứu, hiểu biết đầy đủ sâu sắc tình hình cụ thể của từng vùng, từng dân tộc, quan hệ giữa các dân tộc trên địa bàn. Có như vậy mới đề ra và tự giác thực hiện tốt những chủ trương, chính sách, biện pháp về vấn đề dân tộc.

Tránh được bệnh chủ quan, duy ý chí, rập khuôn, áp đặt máy móc

những hình thức tổ chức và cách làm không phù hợp với tình hình đặc điểm các vùng dân tộc.

Những yếu kém, hạn chế của công tác dân tộc ở Thái Nguyên hiện nay có nhiều nguyên nhân, trong đó phổ biến là do chưa nghiên cứu sâu, nắm vững những vấn đề có tính đặc thù, xa rời thực tế, thoát ly trình độ và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn thấp của vùng dân tộc thiểu số.

Kinh nghiệm lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên cho thấy cần phải tiến hành điều tra, khảo sát, nghiên cứu các yếu tố trong từng vùng và từng dân tộc để có cơ sở hoạch định đúng đắn các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cũng như các mục tiêu nhiệm vụ từng thời kỳ nhất định, đưa miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh phỏt triển đồng đều. Chỉ cú hiểu rừ từng tiểu vựng địa hỡnh, thổ nhưỡng, khí hậu khác nhau, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán, sinh hoạt, xã hội truyền thống, phương thức canh tác... của từng vùng dân tộc thì mới có thể đưa chính sách dân tộc vào cuộc sống một cách hiệu quả nhất.

3.3.3. Tập trung đầu tư có trọng điểm để phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, quan tâm đến lợi ích thiết thực của vùng đồng bào các dân tộc

Tập trung đầu tư phát triển chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, của các cấp, các ngành. Việc đầu tư ở vùng đồng bào dân tộc phải nghiên cứu nghiêm túc, kỹ lưỡng đặc thù của từng vùng, từng đối tượng để có chương trình đầu tư cho phát triển một cách phù hợp nhằm phát huy tối đa nội lực, tiềm năng của từng vùng, từng dân tộc tránh tình trạng đầu tư dàn trải, đầu tư không đúng thế mạnh của địa phương. Trung ương, tỉnh phải có chính sách

phù hợp với đặc điểm của từng dân tộc và quan tâm đầu tư, chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện, xã, thôn, bản tổ chức thực hiện. Đồng bào dân tộc thiểu số phải là người thực hiện mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ngay trên từng địa bàn của mình như vậy mới tránh được tình trạng cái gì cũng ỷ lại vào Nhà nước và đòi Nhà nước bao cấp mà không thấy được trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi địa phương, mỗi người dân. Không thể có một nước Việt Nam hòa bình, ổn định, dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh mà trong đó còn nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đói, kém phát triển. Không thể có một tỉnh Thái Nguyên nhiều dân tộc anh em sinh sống và phát triển bền vững mà bên cạnh đó còn có dân tộc thiểu số còn khó khăn, nghèo nàn lạc hậu. Không thể nói đến việc thực hiện sự bình đẳng dân tộc trong khi cả nước và từng tỉnh còn có dân tộc thiểu số trình độ dân trí thấp. Do vậy, đầu tư phát triển vùng dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng lại càng quan trọng và bức xúc hơn.

Đầu tư phát triển vùng dân tộc thiểu số chính là đầu tư cho phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước mà đó cũng chính là sự đền ơn đáp nghĩa đối với vùng dân tộc, miền núi, vùng căn cứ địa cách mạng. Thực tế những năm qua cho thấy, tỉnh Thái Nguyên đã có sự đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất ở vùng đồng đồng bào dân tộc góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của một số vùng đồng bào được cải thiện đáng kể.

Đối với người dân tộc thiểu số, Đảng và Nhà nước cần quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện khơi dậy lũng tự hào dõn tộc. Xỏc định rừ hơn vai trũ, vị trí của từng dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam, xóa đi những mặc cảm tự ti dân tộc, làm cho đồng bào hiểu nhiều hơn về Đảng, gắn bó hơn với chế độ xã hội chủ nghĩa. Đầu tư phát triển tập trung hơn về kết

cấu hạ tầng, nhất là giao thông, thủy lợi. Vận động đồng bào chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển ngành nghề thủ công, dịch vụ thương mại, du lịch, từng bước xóa thế độc canh thuần nông hướng tới đẩy mạnh sản xuất hàng hóa. Để khắc phục tình trạng dân trí thấp, tập quán canh tác còn lạc hậu phải đầu tư thích đáng cho việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực. Cần trang bị một số hiểu biết nhất định cho đồng bào để họ tự làm chủ được bản thân, làm chủ quê hương và góp phần làm chủ đất nước.

Bên cạnh việc chăm lo đào tạo cán bộ tại chỗ, trước mắt Đảng và Nhà nước cần có chính sách thu hút cán bộ khoa học, chuyên gia về vùng dân tộc thiểu số giúp đồng bào về mọi mặt. Cán bộ về vùng dân tộc thiểu số công tác đòi hỏi phải có tinh thần trách nhiệm cao, có lòng yêu thương đồng bào để đem hết sức lực trí tuệ giúp đỡ, hướng dẫn đồng bào biết tự xây dựng cuộc sống gia đình, làm giàu cho gia đình, góp phần làm giàu cho địa phương và đất nước.

3.3.4. Chú trọng xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở; quan tâm đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số

Cần chú trọng tăng cường xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, những nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số phải có cấp ủy, lãnh đạo chủ chốt là người dân tộc có trình độ lãnh đạo và năng lực quản lý ngang tầm với nhiệm vụ. Vì Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi, nên nơi nào có tổ chức cơ sở đảng vững mạnh, thực sự trở thành hạt nhân lãnh đạo của hệ thống chính trị, đội ngũ cán bộ, đảng viên có phẩm chất và năng lực tốt, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của quần chúng, biết lắng nghe ý kiến của nhân dân thì việc thực hiện chính sách dân tộc sẽ đạt hiệu quả cao.

Trong quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở phải xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là

nhiệm vụ then chốt; tăng cường công tác vận động quần chúng, đảm bảo thực hiện tốt chính sách đoàn kết dân tộc, phát huy bình đẳng dân tộc, xây dựng tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng tiến bộ.

Tăng cường các mối quan hệ giữa cấp ủy, chính quyền, mặt trận, các đoàn thể với quần chúng nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số trên cơ sở thực hiện tốt quy chế dân chủ trực tiếp ở cơ sở; thực hiện tốt hơn nữa công khai hóa, dân chủ hóa, tạo không khí cởi mở, thân mật trong cộng đồng; phát huy tính năng động, sáng tạo trong đồng bào dân tộc; chủ động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để củng cố, nâng cao niềm tin của nhân dân.

Xây dựng tổ chức đảng ở cơ sở phải gắn liền với xây dựng hệ thống chính trị là vấn đề cơ bản, cấp bách và có tính nguyên tắc hiện nay. Việc chăm lo xây dựng, củng cố tổ chức đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở có tầm quan trọng đặc biệt. Đi cùng với nó là công tác cán bộ cũng phải được quan tõm đỳng mức. Phải cú quy hoạch, kế hoạch rừ ràng, mang tính chiến lược, lâu dài và đồng bộ; Cán bộ phải được đào tạo đúng chuyên môn, có trình độ lý luận cơ bản, đảm bảo đủ năng lực lãnh đạo, quản lý và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đặc biệt phải chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số ở cơ sở. Tăng cường việc luân chuyển cán bộ để rèn luyện bản lĩnh chính trị, nâng cao kiến thức, năng lực hoạt động thực tiễn, tạo sự hỗ trợ, bổ sung cho nhau giữa cán bộ được tăng cường và cán bộ cơ sở về các kỹ năng, phương pháp, kinh nghiệm làm việc.

Thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng của nhân dân, nâng cao trình độ dân trí để tuyển chọn, giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng cán bộ làm công tác dân tộc, đặc biệt là những người dân tộc thiểu số. Trên cơ

sở phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nâng cao dân trí để xây dựng đội ngũ cán bộ một cách cơ bản chính quy có hệ thống; đồng thời thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng của nhân dân để giáo dục, rèn luyện, đào tạo, đánh giá, sàng lọc, tuyển chọn cán bộ. Không đánh giá sử dụng cán bộ một cách cảm tính, chủ quan. Mọi phẩm giá và bằng cấp, danh hiệu và chức vụ, tài năng và cống hiến đều phải được kiểm nghiệm qua hoạt động thực tiễn. Hoạt động ở cơ sở là trường học lớn của cán bộ làm công tác này.

Kết hợp chặt chẽ giữa sắp xếp, kiện toàn cán bộ và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác dân tộc. Hai mặt này gắn bó khăng khít với nhau. Có tích cực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nâng cao trình độ kiến thức mọi mặt của cán bộ thì mới có thể sắp xếp, kiện toàn cán bộ đủ sức đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ tổ chức. Mặt khác, với lực lượng cán bộ hiện có, phải khéo sắp xếp, sử dụng để phát huy tốt hơn nữa mọi khả năng tiềm tàng của đội ngũ cán bộ; sắp xếp, sử dụng cán bộ một cách đúng đắn là tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng cán bộ một cách thiết thực và có hiệu quả. Năng lực lãnh đạo và hiệu quả làm việc nẩy nở và phát triển trước hết từ trong hoạt động thực tiễn. Vì vậy, quy hoạch cán bộ làm công tác này không nên chỉ là quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, mà phải bao gồm cả hai mặt đào tạo, bồi dưỡng và sắp xếp, kiện toàn đội ngũ cán bộ, gắn chặt hai mặt ấy với nhau để xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh.

Đảng và Nhà nước cần phải phát triển các loại hình trường học phù hợp với đặc điểm địa hình, giao thông đi lại của miền núi và đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số như trường dân tộc nội trú, trường thanh niên dân tộc vừa học vừa làm.

Một phần của tài liệu ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN VỚI VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TỪ NĂM 2000 - 2010 (Trang 90 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w