2.2.1. Tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, nâng cao trình độ văn hoá, kỹ thuật cho đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng đời sống văn hoá mới, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc
Để nâng cao năng lực lãnh đạo và phát huy hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, các cấp uỷ Đảng tỉnh Thái Nguyên không ngừng đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, văn hoá cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Công tác này đã bám sát mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đặc biệt là các chính sách có liên quan trực tiếp đến đời sống của đồng bào. Công tác tuyên truyền hướng tập trung vào việc phát huy quy chế dân chủ ở cơ sở, nâng cao tinh thần tự giác, nhiệt tình cách mạng, lòng yêu quê hương đất nước, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo của đồng bào các dân tộc.
Với chức năng là những đơn vị nòng cốt trong công tác dân tộc, Ban Dân vận Tỉnh uỷ và Ban Dân tộc của Uỷ ban nhân dân tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng tổ chức các đợt giáo dục chính trị, tư tưởng cho đồng bào; đặc biệt là đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chớ Minh” đến với đồng bào, qua đú giỳp họ hiểu rừ hơn về thân thế, sự nghiệp và tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, củng cố thêm tình đoàn kết giữa các dân tộc. Ngoài ra, Ban Dân vận các cấp còn sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền lồng ghép, mở các đợt sinh hoạt
chính trị sâu rộng nhằm quán triệt những nội dung trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, lần thứ XI của Đảng; Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, lần thứ XVIII, các nghị quyết liên quan đến chính sách dân tộc của Đảng và của Đảng bộ các cấp; phổ biến các bộ luật như Luật hôn nhân gia đình, Chính sách dân số, Luật dân sự, Luật đất đai, Luật phòng chống tội phạm, Luật an toàn giao thông… đến với đồng bào.
Xỏc định rừ cụng tỏc dõn tộc là nhiệm vụ của cả hệ thống chớnh trị, cỏc cấp uỷ Đảng và chính quyền thường xuyên tổ chức các cuộc mít tinh, hội thảo, toạ đàm, các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc như ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày thành lập nước; tổ chức các buổi nói chuyện ôn lại truyền thống cách mạng của đất và người Thái Nguyên tại các trường học về Bác Hồ và Trung ương Đảng ở chiến khu ATK lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, và đóng góp của nhân dân Thái Nguyên trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Qua đó, khơi dậy và phát huy tinh thần tự hào về truyền thống vẻ vang của các dân tộc, phát huy tinh ý thức trách nhiệm cộng đồng từ đó tạo ra sự nhất trí, đồng lòng của đồng bào góp phần ổn định chính trị, thúc đẩy hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế - xã hội ở địa phương.
Về bồi dưỡng kiến thức văn hoá, khoa học - kỹ thuật cho đồng bào dân tộc thiểu số, trong 5 năm (2005 - 2009), Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Ban Dân tộc và Hội Nông dân tỉnh đã mở các lớp tập huấn, tham quan khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công, khuyến ngư cho 3.044 lượt người; Ban Dân vận tỉnh phối hợp với Trường chính trị tỉnh và Trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện thực hiện dự án đào tạo cán bộ cơ sở và cộng đồng tổ chức tập huấn cho 460 lớp, 30.150 lượt người, trong đó: tập huấn ngắn hạn cho cán bộ xã, xóm là 61 lớp, 4.232 lượt người; bồi dưỡng tại chỗ cho cộng đồng (nhân dân)
386 lớp, 25.564 lượt người; đào tạo dạy nghề ngắn hạn 13 lớp, 351 thanh niên người dân tộc thiểu số [70, tr.4].
Thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đồng bào cỏc dõn tộc thiểu số hiểu rừ và thực hiện đỳng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, góp phần nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin của đồng bào vào sự lãnh đạo của Đảng. Từ sự nhận thức đúng đắn này đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình là người dân tộc thiểu số đi đầu trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi vươn lên làm giàu chính đáng và giúp người khác thoát nghèo.
Về văn hoá, cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư đã được nhân dân vùng dân tộc thiểu số đồng tình hưởng ứng. Toàn tỉnh có 1.099 làng bản, tổ dân phố được công nhận làng, bản văn hoá các cấp. Trong đó, ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số xuất hiện nhiều làng bản văn hoá toàn diện, được duy trì và nâng cao chất lượng trong nhiều năm qua như xúm Mỏ Gà xó Phỳ Thượng, làng Đốn xó Tràng Xỏ (huyện Vừ Nhai); xóm Cọ 1 xã Phấn Mễ; xóm Thâm Đông xã Ôn Lương (huyên Phú Lương); xóm Tân Lập xã Phú Xuyên, xóm Bình Hương xã Bình Thuận (huyện Đại Từ).
Công tác giữ gìn, bảo tồn phát huy bản sắc văn hoá, phong tục truyền thống tốt đẹp của các dân tộc đặc biệt quan tâm. Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, các cơ quan chức năng đã tổ chức sưu tầm, giữ gìn văn hoá vật thể, phi vật thể các dân tộc thiểu số, tổ chức được 14.136 buổi chiếu phim, 1.374 buổi biểu diễn nghệ thuật, đầu tư hơn 10 triệu đồng hỗ trợ mua sách báo cho các xã đặc biệt khó khăn. Đến nay cuối năm 2010 toàn tỉnh có trên 900/1612 nhà văn hoá xóm, bản được đầu tư xây dựng, việc đầu tư hỗ trợ trang thiết bị phục vụ công tác văn hoá được đặc biệt quan tâm . Từ năm 2006 đến nay thực hiện cấp 15 loại báo tạp chí cho đồng bào các dân tộc thiểu số [8, tr.9].
2.2.2. Chương trình xây dựng Trung tâm cụm xã miền núi vùng cao Trong giai đoạn 2000 - 2010, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản về việc xây dựng các Trung tâm cụm xã miền núi vùng cao như Quyết định số 35/QĐ-TTg, ngày 13/1/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình xây dựng Trung tâm cụm xã miền núi vùng cao; Quyết định số 197/QĐ-TTg, ngày 30/9 /1999 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý chương trình Trung tâm cụm xã miền núi vùng cao; Quyết định số 138/2000 QĐ-TTg, ngày 29/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc hợp nhất các Dự án Định canh định cư (ĐCĐC), Hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn, Chương trình Trung tâm cụm xã miền núi vùng cao vào Chương trình 135. Để chỉ đạo và tổ chức thực hiện, tỉnh Thái Nguyên đã thành lập Ban chỉ đạo Chương trình 135 với Quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Trung ương, Ủy ban nhân dân các huyện có chương trình đã ký hợp động với Trung tâm Tư vấn đầu tư phát triển nông thôn Việt Nam điều tra, khảo sát lập quy hoạch các Trung tâm cụm xã. Các dự án quy hoạch trung tâm cụm xã đều đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tổng thể và phê duyệt chi tiết các danh mục đầu tư và huy động nguồn lực khác để thực hiện chương trình. Đồng thời, Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho Ủy ban nhân dân các huyện làm chủ đầu tư, trực tiếp quản lý thực hiện chương trình ở địa phương.
Về kết quả xây dựng trung tâm cụm xã: trong 10 năm (2000 - 2010) toàn tỉnh Thái Nguyên đã đầu tư xây dựng 11 cụm trung tâm cụm xã với tổng số vốn ngân sách Trung ương cấp là 38.545 triệu đồng, ngân sách địa phương là 11.766 triệu đồng tập trung vào một số lĩnh vực cụ thể như xây dựng hệ thống giao thông Trung tâm cụm xã; điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt; công trình cấp thoát nước; trụ sở Ủy ban nhân dân xã; phòng
khám đa khoa; nhà bưu điện; Trạm truyền thanh truyền hình... ở huyện nghốo là Đồng Hỷ, Vừ Nhai, Định Húa.
Những công trình thiết yếu như đường giao thông, điện, trường học, chợ thương mại của Trung tâm cụm xã đã được đầu tư hơn trước. Nguồn vốn của Trung tâm cụm xã cùng với vốn của xã hưởng Chương trình 135 được sử dụng có hiệu quả. Hệ thống kết cấu hạ tầng trên địa bàn được xây dựng khang trang hơn trước. Đây là cơ sở để thúc đẩy phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế hộ gia đình, phát triển dịch vụ, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc trong vùng, góp phần tích cực trong công tác xóa đói giảm nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn.
Chương trình này đã góp phần làm cho trình độ dân trí của đồng bào dan tộc thiểu số được nâng lên một bước, nhất là về kiến thức áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; trẻ em trong độ tuổi đi học đã đến trường mỗi năm một tăng; công tác chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh được quan tâm, đồng bào các dân tộc càng tin tưởng vào sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Đồng thời qua việc tổ chức thực hiện, trình độ, năng lực quản lý của cán bộ cơ sở đã được nâng lên một bước, nhiều xã được giao và hoàn thành tốt nhiệm vụ làm chủ đầu tư công trình [71, tr.4].
2.2.3. Chương trình 135 của Chính phủ
Ngày 31 tháng 7 năm 1998 Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 135/1998/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa (gọi tắt là Chương trình 135) được thực hiện từ năm 1999 đến năm 2005. Đây là một trong những chính sách đem lại nhiều thành công, được dư luận và một số tổ chức quốc tế đánh giá cao, là một chương trình lớn, mang tính tổng hợp, là
bước đột phá quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi. Chương trình có 4 nhiệm vụ chính, gồm: Hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào các dân tộc; Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn; Đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở, nâng cao trình độ quản lý hành chính và kinh tế, đào tạo năng lực cộng đồng; Hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật.
Chương trình 135 là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Chương trình không chỉ là xóa đói giảm nghèo bền vững, mà còn là Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng khó khăn. Chương trình đã đi vào cuộc sống, đã phát huy được sự sáng tạo, ý chí, nguồn lực của người dân toàn xã hội, làm thay đổi cơ bản diện mạo nông thôn vùng dân tộc, miền núi đặc biệt khó khăn.
Để chỉ đạo tổ chức thực hiện Chương trình 135, ở tỉnh Thái Nguyên đã thành lập Ban chỉ đạo Chương trình 135 và Tổ chuyên viên giúp việc Ban Chỉ đạo theo Quyết định số 1588/QĐ-UB ngày 16 tháng 4 năm 2001 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Thành phần Ban chỉ đạo gồm: 1 đồng chí Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban, các Ủy viên là các lãnh đạo sở, ban, ngành của tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện có Chương trình 135. Ban chỉ đạo có quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Ban Chỉ đạo đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình này theo Thông tư số 666/TTLT/BKH-UBDTMN-TC-XD, ngày 23/8/2001 của Liên bộ: Kế hoạch đầu tư, Ủy ban Dân tộc và miền núi, Tài chính, xây dựng về việc hướng dẫn quản lý đầu tư và xây dựng hạ tầng thuộc Chương trình 135;
hàng năm Ban chỉ đạo của tỉnh tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch và triển khai kế hoạch năm tiếp theo.
Ngày 10/01/2006, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 (gọi tắt là Chương trình 135 giai đoạn II). Mục tiêu chung của chương trình là
“tạo sự chuyển biến nhanh về sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường; cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn một cách bền vững, giảm khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và giữa các vùng trong cả nước. Phấn đấu đến năm 2010, cơ bản không còn hộ đói, giảm hộ nghèo xuống dưới 30%; trên 70% số hộ đạt được mức thu nhập bình quân đầu người trên 3,5 triệu/năm vào năm 2010...’’.
Cần phải khẳng định một điều rằng: Việc tiếp tục đầu tư theo Chương trình 135 giai đoạn II là chủ trương đúng đắn và rất cần thiết nhằm cụ thể hoá tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 (khoá IX) về công tác dân tộc; các nhiệm vụ cụ thể của Chương trình đã giải quyết được những nhu cầu cơ bản, thiết yếu phục vụ cho phát triển vùng và cải thiện đời sống của đồng bào.
Trong quá trình tổ chức và triển khai, Ban chỉ đạo các cấp đã thực hiện theo đúng các quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Uỷ ban Dân tộc và các Bộ, ngành Trung ương, bám sát nội dung, mục tiêu, yêu cầu quản lý đối với từng dự án. Do đó, việc lựa chọn đối tượng đầu tư, hỗ trợ đảm bảo nguyên tắc dân chủ công khai và có sự tham gia của nhân dân. Việc phân cấp cho các xã quản lý, thực hiện các dự án, chính sách đã tạo điều kiện cho cơ sở phát huy tính chủ động, sáng tạo trong quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện, thúc đẩy tiến độ thi công đảm bảo chất lượng công trình, dự án.
Về kinh phí: Tổng số vốn ngân sách Trung ương đã phân bổ cho tỉnh Thái Nguyên và nguồn vốn của địa phương từ năm 1998 - 2010 là : 561.016,9 triệu đồng; trong đó tính riêng từ năm 2006 đến năm 2010 là 321.981 triệu đồng gồm:
+ Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất: 46.500 triệu đồng + Dự án phát triển cơ sở hạ tầng: 201.000 triệu đồng.
+ Dự án đào tạo cán bộ cơ sở và cộng đồng : 13.570 triệu đồng.
+ Chính sách hỗ trợ các dịch vụ theo Quyết định 112: 50.854 triệu đồng.
+ Duy tu bảo dưỡng công trình sau đầu tư : 8.784 triệu đồng.
+ Kinh phí hoạt động Ban chỉ đạo các cấp: 1.273 triệu đồng.
- Về vốn huy động đóng góp của nhân dân: chủ yếu là cho công tác gải phóng mặt bằng (những hộ có đất thuộc phạm vi công trình thì hiến đất, những hộ được hưởng lợi khác thì đóng góp thêm tiền để bổ sung cho công trình hoặc đền bù một phần cho những hộ hiến nhiều đất; những hộ được hỗ trợ phát triển sản xuất thì đối ứng thêm tiền để mua giống cây trồng, vật nuôi, máy móc...)
Từ năm 1998 đến năm 2010, với sự nỗ lực cố gắng của các cấp, các ban, ngành dưới sự lãnh đạo của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thái Nguyên các dự án, chính sách của Chương trình 135 về cơ bản đã được hoàn thành, cụ thể:
- Đối với Dự án hỗ trợ sản xuất:
+ Tổng số vốn thực hiện năm 1998 - 2010 là: 51.310 triệu đồng.
+ Tổng số hộ được thụ hưởng là: 32.274 hộ [72, tr.3].
Về hỗ trợ các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công, khuyến ngư (tập huấn, tham quan) : 7.692 lượt người, tổ chức được 83 lớp tập huấn, 9 đợt tham quan học tập.
Về hỗ trợ phổ biến nhân rộng mô hình: 47 mô hình.
Về hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư sản xuất: Dự án ổn định phát triển nông lâm nghiệp gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm: với nguồn vốn được giao như trên các xã 135 đã hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số trồng được 39 ha luồng, ha lúa 62, 13,84 ha trám ghép, 6 ha tre lấy măng, 400h chè cành, 31,25 ha cây tre phấn; trồng keo 1.036 ha, gấc lai 7.876 cây; Vật nuôi: lợn nái Móng Cái, lợn thịt 958 con, trâu bò cái sinh sản 4.561 con, bò đực Laisin 8 con, gia cầm 13.94 con hỗ trợ 1.103 con bò nuôi, hỗ trợ trồng cỏ nuôi bò 1.103 sào; hỗ trợ ổn định sản xuất trên đất canh tác 69 hộ, chuyển dân tái định cư 16 hộ, hỗ trợ khai hoang 14 ha... [71, tr.5-6], [72, tr.4]
Về hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất, chế biến: 5 bộ máy chế biến vải thiều, 2.357 bộ tôn quay - máy vò chè, 1.019 bộ máy bơm nước, 97 bộ máy xay nghiền lương thực, 445 bộ máy tách ngô; máy chế biến chè 518 cái, tôn sao chè 1.389 cái, máy tuốt lúa 40 cái, máy cắt lúa 504 cái, máy thái cỏ 56 cái, máy cày mini 491 bộ, máy đốn chè 10 cái, máy hái chè 5 cái, máy gieo xạ 169 cái, máy nổ 13 bộ, bình phun thuốc trừ sâu 904 cái, máy làm đất 346 bộ [71, tr.5-6], [72, tr.4].
- Dự án phát triển cơ sở hạ tầng:
+ Về xây dựng cơ sở hạ tầng: từ năm 2000 đến năm 2005 với nguồn vốn của Trung ương cấp là 94.795 triệu đồng và nguồn vốn lồng ghép, giúp đỡ, đóng góp của nhân dân là 51.561,73 triệu đồng toàn tỉnh đã xây dựng được 280 công trình trong đó có 86 công trình giao thông, 27 công trình thủy lợi, 2 công trình nước sinh hoạt, 16 công trình điện, 137 công trình trường học, xây mới và sửa chữa 7 công trình y tế và 5 công trình chợ thương mại. Các công trình hoàn thành đưa vào sử dụng đã giải quyết cơ bản nhu cầu đi lại của đồng bào; việc trao đổi hàng hóa thuận lợi hơn; xóa bỏ tình trạng học 3 ca; đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh tại tuyến xã; nhu cầu về thủy lợi, nước sinh hoạt phục vụ sản xuất và đời sống [71, tr.2].