Chính sách dân tộc được thực hiện trong những năm qua không những thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số mà còn thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa vì một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Việc thực hiện chính sách dân tộc của cả nước nói chung và của tỉnh Thái Nguyên nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Trải qua 25 năm đổi mới, bộ mặt của đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có những thay đổi rừ rệt, điều này thể hiện sự đỳng đắn trong việc giải quyết cỏc vấn đề dõn tộc, miền núi và sự sáng tạo trong quá trình vận dụng chính sách dân tộc của Đảng ở tỉnh Thái Nguyên. Đời sống đồng bào dân tộc thiểu số từng bước được cải thiện, tỷ lệ đói nghèo giảm nhanh; trình độ dân trí được nâng lên, tập quán và kỹ thuật sản xuất của đồng bào dân tộc có sự chuyển biến theo hướng sản
xuất hàng hóa; tỷ lệ thôn, bản có điện, đường, lớp học, nhà văn hóa, công trình thủy lợi tăng lên; đội ngũ cán bộ cơ sở được đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng năng lực quản lý, điều hành phát triển ở địa phương, nhất là cấp ủy, chính quyền cơ sở; khối đại đoàn kết được tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Các chương trình, chính sách được Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành trung ương và cấp ủy chính quyền các cấp đồng thuận, quan tâm chỉ đạo thực hiện với quyết tâm cao. Trong điều kiện khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành lồng ghép các nguồn lực để hỗ trợ đầu tư, giải quyết những vấn đề bức xúc nhất, đảm bảo ổn định sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân ở các xã, thôn bản khó khăn.
Trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện có hiệu quả nguyên tắc công khai, minh bạch, dân chủ và kết hợp với công tác truyền thông trong quản lý và thực hiện. Do đó, các chính sách dân tộc của Đảng đã thu hút được sự tham gia sâu rộng nhất của người dân trong quá trình lập kế hoạch, ra quyết định, thực hiện và giám sát thực hiện các nội dung của các chính sách. Với nỗ lực tăng cường công tác truyền thông biến truyền thông trở thành kênh giám sát có hiệu quả từ cộng đồng, đặc biệt là người hưởng lợi; đồng thời qua truyền thông đã nâng cao được năng lực cho cán bộ và sự hiểu biết của cộng đồng về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.
Cơ chế quản lý của các cấp chính quyền đã có bước tiến mới, đặc biệt là cơ chế tài chớnh minh bạch, rừ ràng đồng thời thực hiện sự cụng khai, dân chủ có sự giám sát của cộng đồng nên các công trình, dự án đầu tư đúng mục đích, hiệu quả đáp ứng nhu cầu thiết thực của nhân dân,
góp phần nâng cao năng lực quản lý của cán bộ chính quyền cơ sở và cán bộ thôn, bản. Cơ chế phân bổ nguồn lực từ tỉnh tới các huyện, xuống đến các xã được thực hiện minh bạch trên cơ sở các tiêu chỉ của từng chương trình, dự án nên phù hợp với thực tế từng đối tượng.
Các chương trình, dự án được tỉnh phân cấp, trao quyền mạnh cho cơ sở;
có 65,7% xã làm chủ đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng và trên 84%
xã làm chủ đầu tư dự án phát triển sản xuất.
Trình độ, năng lực quản lý, điều hành các chương trình, dự án của đội ngũ cán bộ huyện, xã, thôn bản của tỉnh Thái Nguyên đã được nâng cao một bước thông qua việc đào tạo, tập huấn, trực tiếp quản lý, triển khai thực hiện các nội dung của từng chính sách. Nhận thức của cộng đồng và người dân về chính sách dân tộc của Đảng đã có nhiều chuyển biến tích cực trong quá trình phát triển kinh tế hộ gia đình, xóa đói giảm nghèo thông qua công tác tuyên truyền, vận động và trực tiếp thực hiện, giám sát.
3.1.2. Hạn chế
Thứ nhất, việc cụ thể hóa các nội dung phát triển kinh tế - xã hội trong thực hiện chính sách dân tộc ỏ địa phương còn bộc lộ một số hạn chế. Nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Kinh tế hàng hóa còn chậm phát triển, năng lực sản xuất ở vùng đồng bào dân tộc còn hạn chế, sức cạnh tranh còn yếu, nhiều sản phẩm, hàng hóa của đồng bào dân tộc làm ra rất khó tiêu thụ, thường bị tư thương ép giá. Tốc độ phát triển kinh tế chưa cao, chưa bền vững, vẫn còn mang tính tự phát, chưa chủ động hòa nhập với xu thế phát triển chung của cả nước, tình trạng sản xuất manh mún, phân tán, trình độ kỹ thuật và năng suất thấp đang phổ biến ở nhiều vùng đồng bào dân tộc.
Thứ hai, việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn chưa thực sự hiệu quả, thu nhập của người
dân còn thấp so với khu vực. Đời sống của đồng bào các xã thuộc Chương trình 135, tuy đã được cải thiện đáng kể nhưng còn rất khó khăn, thu nhập bình quân đầu người trên năm ở nhiều xã còn rất thấp; tỷ lệ hộ nghèo của các xã 135, tuy đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao (có nơi đến năm 2009 tỷ lệ hộ nghèo còn 65,21%), một số hộ đã thoát nghèo trong những năm trước lại tái nghèo có xu hướng tăng (cá biệt có nơi, tỷ lệ nghèo năm sau lại cao hơn năm trước) [63, tr.7]. Thực tế cho thấy nguồn ngân sách đầu tư cho các chương trình, mục tiêu, dự án trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số là tương đối lớn, nhưng lại phân tán, thiếu đồng bộ, lồng ghép chưa thật sự phù hợp nên hiệu quả đạt được còn thấp. Định mức vốn được cấp chưa tương xứng với yêu cầu mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, nhất là mục tiêu về phát triển cơ sở hạ tầng. Thời gian cấp vốn thực hiện một số dự án chậm, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp.
Việc huy động nguồn lực đối với các xã hưởng Chương trình 135 rất hạn chế, chủ yếu là chỉ giải quyết được công tác giải phóng mặt bằng. Việc lồng ghép đã được thực hiện ở một số huyện nhưng chưa nhiều, chủ yếu là lồng ghép với nguồn vốn kiên cố hoá trường lớp học, trạm y tế... đầu tư cùng địa bàn xã 135. Kết cấu hạ tầng ở miền núi, vùng cao tuy đã được cải thiện nhưng còn ở mức thấp kém, nhất là đường giao thông đến các xóm, bản.
Công tác thông tin tuyên truyền còn yếu và chưa thật sự được quan tâm đúng mức, do đó, người dân không thấy hết được tính tích cực cũng như mục tiêu của các chương trình dự án được đầu tư ở vùng đồng bào dân tộc dẫn đến hiệu quả mang lại không cao, chưa đạt được mục tiêu như các chương trình dự án đề ra.
Thứ ba, hệ thống chính trị ở cơ sở hoạt động chưa đều.
Vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng, quản lý điều hành của chính quyền, hoạt động của mặt trận và đoàn thể chính trị xã hội ở một số nơi còn yếu,
năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ không đồng đều, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn nhiều hạn chế. Một số đoàn thể trong công tác tập hợp, lãnh đạo quần chúng, vận động quần chúng chưa thật sự sâu sát, chưa nắm bắt tâm tư nguyện vọng của từng đối tượng, còn nặng về hành chính, chưa nghiên cứu kỹ nội dụng với từng loại đối tượng để nâng cao nhận thức về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước... nên việc tiếp cận các chính sách của Đảng và Nhà nước ở đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế.
Công tác tổ chức cán bộ còn những tồn tại, yếu kém, đặc biệt là trong khâu quy hoạch, đào tạo và sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số.
Việc ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cũng như việc sửa đối, bổ sung cho phù hợp với các chương trình, chính sách của Trung ương còn chậm, có một số nội dung không phù hợp khi thực hiện ở cơ sở (như việc chia vốn hỗ trợ phát triển sản xuất làm 2 loại: vốn đầu tư và vốn sự nghiệp...) đã không được điều chỉnh kịp thời.
Hệ thống tổ chức làm công tác dân tộc không ổn định, ở cấp huyện, các phòng Dân tộc - Tôn giáo mới thành lập, sau 1 năm lại giải thể. Hiện nay, do không có phòng Dân tộc ở cấp huyện, cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 134, 135 cấp huyện hoạt động kiêm nhiệm, nên việc triển khai, tổ chức thực hiện cũng như việc tổng hợp báo cáo tình hình gặp rất nhiều khó khăn.
Thứ tư, vấn đề nhận thức về công tác dân tộc còn hạn chế. Có lúc, có nơi cán bộ lãnh đạo và chuyên trách vẫn chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của công tác dân tộc. Việc thực hiện Nghị quyết của Đảng về công tác dân tộc ở các cấp, các ngành tại địa phương còn hạn chế, có nơi còn xem công tác dân tộc như công tác vận động quần chúng, chỉ đơn thuần là một hoạt động của các đoàn thể chính trị - xã hội nên thiếu đầu tư thỏa đáng, gây ảnh hưởng đến chính sách đầu tư, hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương.
Mặt khác, một bộ phận cán bộ và nhân dân chưa thấy hết vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, trong quá trình triển khai chính sách dân tộc, thực hiện nhiệm vụ cụ thể trên mọi lĩnh vực đối với đồng bào còn chung chung, đại khái; có nơi tỏ ra chủ quan trong quá trình triển khai thực hiện. Một bộ phận cán bộ được giao nhiệm vụ trực tiếp thực hiện chính sách dân tộc lại không biết tiếng dân tộc, không chịu tìm hiểu phong tục tập quán của các dân tộc, không biết lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của đồng bào nên không giải quyết được những vấn đề bức xúc của đồng bào.
Những tồn tại, yếu kém nêu trên trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên bắt nguồn bởi những nguyên nhân sau:
- Nguyên nhân khách quan:
Địa bàn các vùng dân tộc và miền núi rộng nhất là các xã đặc biệt khó khăn có địa hình phức tạp, dân cư sống phân tán. Xuất phát điểm về kinh tế - xã hội vùng dân tộc, miền núi thấp, kết cấu hạ tầng kém phát triển, sản xuất mang nặng tính tự cấp tự túc; phương thức sản xuất, tập quán canh tác còn lạc hậu.
Các thế lực thù địch luôn tìm cách lợi dụng những khó khăn về đời sống, trình độ dân trí thấp của đồng bào và những thiếu sót trong việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta để kích động, chia rẽ các dân tộc nhằm phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị.
- Nguyên nhân chủ quan:
Một số địa phương còn coi nhẹ công tác chỉ đạo và chỉ đạo không cương quyết nên việc tổ chức thực hiện của các ngành không đồng bộ; thiếu kiếm tra đôn đốc, chưa có sự phối hợp chặt chẽ và phát huy tốt vai trò của các tổ chức xã hội cùng tham gia. Chưa coi trọng việc bố trí và tăng cường
cán bộ có năng lực để điều hành các chương trình, dự án; trong tư tưởng còn mang nặng tính bao cấp, mệnh lệnh hành chính, ôm đồm, chậm phân cấp cho các xã. Một số chương trình đã được ưu tiên, song do nhu cầu đầu tư quá lớn, có nhiều mục tiêu phải thực hiện, trong khi nguồn lực của địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu. Năng lực lãnh đạo và quản lý của đội ngũ cán bộ ở một số địa phương còn hạn chế, nhất là trong công tác quản lý đầu tư còn nhiều yếu kém, để xảy ra tiêu cực, chất lượng hiệu quả công trình chưa cao.
Nhận thức của các cấp, các ngành về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước chưa sâu sắc và toàn diện. Một số chính sách ban hành chưa thực sự phù hợp với đặc điểm từng vùng và đặc điểm từng dân tộc. Vẫn chưa hoàn toàn xóa bỏ được tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước của một bộ phận cán bộ và nhân dân vùng dân tộc, miền núi. Nhiều địa phương chưa khơi dậy được ý chí tự lực, tự cường vươn lên của đồng bào các dân tộc, chưa phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương mình để đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện chính sách dân tộc của các ngành các cấp còn hạn chế, bất cập. Sự phối hợp chỉ đạo của các ngành, các cấp chưa kịp thời, chưa có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong việc hoạch định và triển khai thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Chưa làm tốt công tác tổ chức, đánh giá tổng kết, rút kinh nghiệm trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách. Công tác kiểm tra, thanh tra chưa thường xuyên, thiếu chặt chẽ để xảy ra những sai phạm trong thực hiện chính sách dân tộc và trong thực hiện chính sách dân tộc và trong thực hiện các chương trình, dự án. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đặc biệt là cán bộ làm công tác dân tộc và cán bộ là người dân tộc thiểu số chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ
địa phương, nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở còn hạn chế và yếu kém, đã ảnh hưởng trực tiếp đến tính hiệu lực và hiệu quả thực thi chính sách.