Tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, nâng cao trình độ văn hố, kỹ thuật cho đồng bào dân tộc thiểu số; xây

Một phần của tài liệu ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN VỚI VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TỪ NĂM 2000 - 2010 (Trang 62 - 65)

1998 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 135//QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn

2.2.1.Tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, nâng cao trình độ văn hố, kỹ thuật cho đồng bào dân tộc thiểu số; xây

nâng cao trình độ văn hố, kỹ thuật cho đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng đời sống văn hố mới, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hố các dân tộc

Để nâng cao năng lực lãnh đạo và phát huy hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, các cấp uỷ Đảng tỉnh Thái Nguyên không ngừng đẩy mạnh cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, văn hố cho đồng bào dân tộc thiểu số. Công tác này đã bám sát mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đặc biệt là các chính sách có liên quan trực tiếp đến đời sống của đồng bào. Công tác tuyên truyền hướng tập trung vào việc phát huy quy chế dân chủ ở cơ sở, nâng cao tinh thần tự giác, nhiệt tình cách mạng, lịng yêu quê hương đất nước, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo của đồng bào các dân tộc.

Với chức năng là những đơn vị nòng cốt trong công tác dân tộc, Ban Dân vận Tỉnh uỷ và Ban Dân tộc của Uỷ ban nhân dân tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng tổ chức các đợt giáo dục chính trị, tư tưởng cho đồng bào; đặc biệt là đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đến với đồng bào, qua đó giúp họ hiểu rõ hơn về thân thế, sự nghiệp và tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, củng cố thêm tình đồn kết giữa các dân tộc. Ngoài ra, Ban Dân vận các cấp cịn sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền lồng ghép, mở các đợt sinh hoạt

chính trị sâu rộng nhằm quán triệt những nội dung trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, lần thứ XI của Đảng; Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, lần thứ XVIII, các nghị quyết liên quan đến chính sách dân tộc của Đảng và của Đảng bộ các cấp; phổ biến các bộ luật như Luật hôn nhân gia đình, Chính sách dân số, Luật dân sự, Luật đất đai, Luật phòng chống tội phạm, Luật an tồn giao thơng… đến với đồng bào.

Xác định rõ công tác dân tộc là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, các cấp uỷ Đảng và chính quyền thường xuyên tổ chức các cuộc mít tinh, hội thảo, toạ đàm, các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc như ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày thành lập nước; tổ chức các buổi nói chuyện ơn lại truyền thống cách mạng của đất và người Thái Nguyên tại các trường học về Bác Hồ và Trung ương Đảng ở chiến khu ATK lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, và đóng góp của nhân dân Thái Nguyên trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Qua đó, khơi dậy và phát huy tinh thần tự hào về truyền thống vẻ vang của các dân tộc, phát huy tinh ý thức trách nhiệm cộng đồng từ đó tạo ra sự nhất trí, đồng lịng của đồng bào góp phần ổn định chính trị, thúc đẩy hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế - xã hội ở địa phương.

Về bồi dưỡng kiến thức văn hoá, khoa học - kỹ thuật cho đồng bào dân tộc thiểu số, trong 5 năm (2005 - 2009), Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Ban Dân tộc và Hội Nông dân tỉnh đã mở các lớp tập huấn, tham quan khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công, khuyến ngư cho 3.044 lượt người; Ban Dân vận tỉnh phối hợp với Trường chính trị tỉnh và Trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện thực hiện dự án đào tạo cán bộ cơ sở và cộng đồng tổ chức tập huấn cho 460 lớp, 30.150 lượt người, trong đó: tập huấn ngắn hạn cho cán bộ xã, xóm là 61 lớp, 4.232 lượt người; bồi dưỡng tại chỗ cho cộng đồng (nhân dân)

386 lớp, 25.564 lượt người; đào tạo dạy nghề ngắn hạn 13 lớp, 351 thanh niên người dân tộc thiểu số [70, tr.4].

Thông qua cơng tác tun truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đồng bào các dân tộc thiểu số hiểu rõ và thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, góp phần nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin của đồng bào vào sự lãnh đạo của Đảng. Từ sự nhận thức đúng đắn này đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình là người dân tộc thiểu số đi đầu trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni vươn lên làm giàu chính đáng và giúp người khác thoát nghèo.

Về văn hố, cuộc vận động Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư đã được nhân dân vùng dân tộc thiểu số đồng tình hưởng ứng. Tồn tỉnh có 1.099 làng bản, tổ dân phố được công nhận làng, bản văn hố các cấp. Trong đó, ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số xuất hiện nhiều làng bản văn hố tồn diện, được duy trì và nâng cao chất lượng trong nhiều năm qua như xóm Mỏ Gà xã Phú Thượng, làng Đèn xã Tràng Xá (huyện Võ Nhai); xóm Cọ 1 xã Phấn Mễ; xóm Thâm Đơng xã Ơn Lương (huyên Phú Lương); xóm Tân Lập xã Phú Xun, xóm Bình Hương xã Bình Thuận (huyện Đại Từ).

Cơng tác giữ gìn, bảo tồn phát huy bản sắc văn hoá, phong tục truyền thống tốt đẹp của các dân tộc đặc biệt quan tâm. Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, các cơ quan chức năng đã tổ chức sưu tầm, giữ gìn văn hố vật thể, phi vật thể các dân tộc thiểu số, tổ chức được 14.136 buổi chiếu phim, 1.374 buổi biểu diễn nghệ thuật, đầu tư hơn 10 triệu đồng hỗ trợ mua sách báo cho các xã đặc biệt khó khăn. Đến nay cuối năm 2010 tồn tỉnh có trên 900/1612 nhà văn hố xóm, bản được đầu tư xây dựng, việc đầu tư hỗ trợ trang thiết bị phục vụ cơng tác văn hố được đặc biệt quan tâm . Từ năm 2006 đến nay thực hiện cấp 15 loại báo tạp chí cho đồng bào các dân tộc thiểu số [8, tr.9].

Một phần của tài liệu ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN VỚI VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TỪ NĂM 2000 - 2010 (Trang 62 - 65)