1998 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 135//QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn
3.3.3. Tập trung đầu tư có trọng điểm để phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số, quan tâm đến lợi ích thiết thực của vùng đồng bào
vùng dân tộc thiểu số, quan tâm đến lợi ích thiết thực của vùng đồng bào các dân tộc
Tập trung đầu tư phát triển chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, của các cấp, các ngành. Việc đầu tư ở vùng đồng bào dân tộc phải nghiên cứu nghiêm túc, kỹ lưỡng đặc thù của từng vùng, từng đối tượng để có chương trình đầu tư cho phát triển một cách phù hợp nhằm phát huy tối đa nội lực, tiềm năng của từng vùng, từng dân tộc tránh tình trạng đầu tư dàn trải, đầu tư không đúng thế mạnh của địa phương. Trung ương, tỉnh phải có chính sách
phù hợp với đặc điểm của từng dân tộc và quan tâm đầu tư, chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện, xã, thơn, bản tổ chức thực hiện. Đồng bào dân tộc thiểu số phải là người thực hiện mọi chủ trương, đường lối, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước ngay trên từng địa bàn của mình như vậy mới tránh được tình trạng cái gì cũng ỷ lại vào Nhà nước và địi Nhà nước bao cấp mà không thấy được trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi địa phương, mỗi người dân. Khơng thể có một nước Việt Nam hịa bình, ổn định, dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh mà trong đó cịn nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đói, kém phát triển. Khơng thể có một tỉnh Thái Nguyên nhiều dân tộc anh em sinh sống và phát triển bền vững mà bên cạnh đó cịn có dân tộc thiểu số cịn khó khăn, nghèo nàn lạc hậu. Khơng thể nói đến việc thực hiện sự bình đẳng dân tộc trong khi cả nước và từng tỉnh cịn có dân tộc thiểu số trình độ dân trí thấp. Do vậy, đầu tư phát triển vùng dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng lại càng quan trọng và bức xúc hơn.
Đầu tư phát triển vùng dân tộc thiểu số chính là đầu tư cho phát triển cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước mà đó cũng chính là sự đền ơn đáp
nghĩa đối với vùng dân tộc, miền núi, vùng căn cứ địa cách mạng. Thực tế những năm qua cho thấy, tỉnh Thái Nguyên đã có sự đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất ở vùng đồng đồng bào dân tộc góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của một số vùng đồng bào được cải thiện đáng kể.
Đối với người dân tộc thiểu số, Đảng và Nhà nước cần quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện khơi dậy lòng tự hào dân tộc. Xác định rõ hơn vai trị, vị trí của từng dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam, xóa đi những mặc cảm tự ti dân tộc, làm cho đồng bào hiểu nhiều hơn về Đảng, gắn bó hơn với chế độ xã hội chủ nghĩa. Đầu tư phát triển tập trung hơn về kết
cấu hạ tầng, nhất là giao thông, thủy lợi. Vận động đồng bào chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển ngành nghề thủ công, dịch vụ thương mại, du lịch, từng bước xóa thế độc canh thuần nơng hướng tới đẩy mạnh sản xuất hàng hóa. Để khắc phục tình trạng dân trí thấp, tập qn canh tác cịn lạc hậu phải đầu tư thích đáng cho việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực. Cần trang bị một số hiểu biết nhất định cho đồng bào để họ tự làm chủ được bản thân, làm chủ quê hương và góp phần làm chủ đất nước.
Bên cạnh việc chăm lo đào tạo cán bộ tại chỗ, trước mắt Đảng và Nhà nước cần có chính sách thu hút cán bộ khoa học, chuyên gia về vùng dân tộc thiểu số giúp đồng bào về mọi mặt. Cán bộ về vùng dân tộc thiểu số công tác địi hỏi phải có tinh thần trách nhiệm cao, có lịng u thương đồng bào để đem hết sức lực trí tuệ giúp đỡ, hướng dẫn đồng bào biết tự xây dựng cuộc sống gia đình, làm giàu cho gia đình, góp phần làm giàu cho địa phương và đất nước.