Chương trình xây dựng Trung tâm cụm xã miền núi vùng cao

Một phần của tài liệu ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN VỚI VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TỪ NĂM 2000 - 2010 (Trang 65 - 66)

1998 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 135//QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn

2.2.2. Chương trình xây dựng Trung tâm cụm xã miền núi vùng cao

Trong giai đoạn 2000 - 2010, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản về việc xây dựng các Trung tâm cụm xã miền núi vùng cao như Quyết định số 35/QĐ-TTg, ngày 13/1/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình xây dựng Trung tâm cụm xã miền núi vùng cao; Quyết định số 197/QĐ-TTg, ngày 30/9 /1999 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý chương trình Trung tâm cụm xã miền núi vùng cao; Quyết định số 138/2000 QĐ-TTg, ngày 29/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc hợp nhất các Dự án Định

canh định cư (ĐCĐC), Hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn, Chương trình Trung tâm cụm xã miền núi vùng cao vào Chương trình 135. Để chỉ đạo

và tổ chức thực hiện, tỉnh Thái Nguyên đã thành lập Ban chỉ đạo Chương trình 135 với Quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Trung ương, Ủy ban nhân dân các huyện có chương trình đã ký hợp động với Trung tâm Tư vấn đầu tư phát triển nông thôn Việt Nam điều tra, khảo sát lập quy hoạch các Trung tâm cụm xã. Các dự án quy hoạch trung tâm cụm xã đều đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tổng thể và phê duyệt chi tiết các danh mục đầu tư và huy động nguồn lực khác để thực hiện chương trình. Đồng thời, Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho Ủy ban nhân dân các huyện làm chủ đầu tư, trực tiếp quản lý thực hiện chương trình ở địa phương.

Về kết quả xây dựng trung tâm cụm xã: trong 10 năm (2000 - 2010) toàn tỉnh Thái Nguyên đã đầu tư xây dựng 11 cụm trung tâm cụm xã với

tổng số vốn ngân sách Trung ương cấp là 38.545 triệu đồng, ngân sách địa phương là 11.766 triệu đồng tập trung vào một số lĩnh vực cụ thể như xây dựng hệ thống giao thông Trung tâm cụm xã; điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt; cơng trình cấp thốt nước; trụ sở Ủy ban nhân dân xã; phòng

khám đa khoa; nhà bưu điện; Trạm truyền thanh truyền hình... ở huyện nghèo là Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa.

Những cơng trình thiết yếu như đường giao thơng, điện, trường học, chợ thương mại của Trung tâm cụm xã đã được đầu tư hơn trước. Nguồn vốn của Trung tâm cụm xã cùng với vốn của xã hưởng Chương trình 135 được sử dụng có hiệu quả. Hệ thống kết cấu hạ tầng trên địa bàn được xây dựng khang trang hơn trước. Đây là cơ sở để thúc đẩy phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế hộ gia đình, phát triển dịch vụ, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc trong vùng, góp phần tích cực trong cơng tác xóa đói giảm nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn.

Chương trình này đã góp phần làm cho trình độ dân trí của đồng

bào dan tộc thiểu số được nâng lên một bước, nhất là về kiến thức áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; trẻ em trong độ tuổi đi học đã đến trường mỗi năm một tăng; cơng tác chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh được quan tâm, đồng bào các dân tộc càng tin tưởng vào sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Đồng thời qua việc tổ chức thực hiện, trình độ, năng lực quản lý của cán bộ cơ sở đã được nâng lên một bước, nhiều xã được giao và hoàn thành tốt nhiệm vụ làm chủ đầu tư cơng trình [71, tr.4].

Một phần của tài liệu ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN VỚI VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TỪ NĂM 2000 - 2010 (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w