Thấu triệt đúng đắn quan điểm, chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng; thường xuyên quan tâm kiểm tra giám sát là nhân tố quyết định

Một phần của tài liệu ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN VỚI VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TỪ NĂM 2000 - 2010 (Trang 90 - 92)

1998 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 135//QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn

3.2.1.Thấu triệt đúng đắn quan điểm, chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng; thường xuyên quan tâm kiểm tra giám sát là nhân tố quyết định

của Đảng; thường xuyên quan tâm kiểm tra giám sát là nhân tố quyết định thắng lợi việc thực hiện chính sách dân tộc

Đảng và Nhà nước ta ln xác định vấn đề dân tộc, đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Giải quyết vấn đề dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng nước ta. Vì vậy, cơng tác dân tộc luôn được xác định là một bộ phận quan trọng của của đường lối cách mạng Việt Nam. Các chủ trương, chính sách dân tộc ln gắn với các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước và sự quan tâm của cả hệ thống chính trị.

Ngay từ khi ra đời, trong các cương lĩnh, văn kiện đầu tiên, Đảng ta đã khẳng định những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc. Trải qua các thời kỳ cách mạng, vấn đề dân tộc, chính sách về vấn đề dân tộc của Đảng vẫn được thực hiện nhất quán. Nghị quyết các Đại hội IV, V, VI, VII, VIII và IX của Đảng đều khẳng định những nguyên tắc cơ bản trong chính sách dân tộc nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là bình đẳng, đồn kết, tương trợ giúp đỡ nhau giữa các dân tộc. Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã nêu rõ: "Vấn đề dân tộc và đồn kết các dân tộc ln ln có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng" [34, tr.121].

Chủ trương, chính sách của Đảng về cơng tác dân tộc và chính sách dân tộc là như vậy nhưng việc quán triệt, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách đó như thế nào lại là vấn đề đòi hỏi sự vận dụng sáng tạo và linh hoạt của từng

Đảng bộ địa phương để triển khai và thực hiện thành công các nhiệm vụ của công tác dân tộc. Cán bộ trong hệ thống chính trị, trước hết là cán bộ làm công tác dân vận, dân tộc phải quán triệt đầy đủ và sâu sắc các quan điểm, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về cơng tác dân tộc. Trên cơ sở đó mới có thể làm tốt cơng tác tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền triển khai thực hiện chính sách có hiệu quả. Đồng thời phải tổ chức tốt công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho mọi cán bộ, đảng viên và cho nhân dân, trong đó cần tập trung tuyên truyền, giáo dục những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với cơng tác dân tộc và chính sách dân tộc. Tun truyền để đồng bào các dân tộc thấy rõ những thành tựu trong công cuộc đổi mới và trong công tác dân tộc để phát huy; đồng thời cũng làm rõ những tồn tại, yếu kém để cùng nhau khắc phục, xây dựng tinh thần đồn kết, bình đẳng, tơn trọng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Trên cơ sở đó vận động đồng bào tích cực phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống, xây dựng bản, làng, xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh, công bằng, dân chủ và văn minh.

Bên cạnh việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện chính sách dân tộc

thì một điều vơ cùng quan trọng và khơng thể thiếu được, đó chính là cơng tác kiểm tra, giám sát. Hiệu quả lãnh đạo đến đâu phụ thuộc rất nhiều vào khâu kiểm tra, giám sát. Kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên cho thấy tổ chức cơ sở Đảng ở địa phương nào xem nhẹ khâu kiểm tra, giám sát thì hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở những nơi đó rất thấp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: lãnh đạo mà không kiểm tra coi như không lãnh đạo. Do đó, các cấp ủy, chính quyền, ban ngành, đồn thể phải thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách dân tộc thuộc phạm vi, trách nhiệm của tổ chức mình. Qua đó hiểu được tâm tư, nguyện vọng của đồng bào

để có quyết sách đúng đắn, phù hợp lịng dân, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện phát triển của địa phương trong từng giai đoạn cụ thể. Kịp thời phát hiện những hạn chế, tiêu cực để kịp thời uốn nắn, sửa chữa khi thực hiện chính sách dân tộc của Đảng.

Một phần của tài liệu ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN VỚI VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TỪ NĂM 2000 - 2010 (Trang 90 - 92)