ĐỐI VỚI TỔ CHỨC TÍN DỤNG
Như phần trên đã trình bày, sau khi NHNN đã có văn bản về việc không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh tốn của TCTD mà TCTD đó vẫn mất khả năng thanh tốn nợ đến hạn, thì có thể bị Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo quy định của Luật Phá sản. Tuy nhiên, hiện nay, việc giải quyết phá sản TCTD chưa được quy định riêng ở một văn bản pháp luật nào mà được áp dụng chung các quy định của Luật Phá sản năm 2004.
Với tính chất đặc thù của các TCTD là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, việc phá sản các TCTD có tính nhạy cảm, dễ gây ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung, do đó, địi hỏi phải có quy định đặc thù điều chỉnh việc phá sản các TCTD là phù hợp với pháp luật các nước trên thế giới. Tuy nhiên, cũng lưu ý một điểm, liên quan đến việc giải quyết phá sản TCTD, Luật Các TCTD năm 1997 đã dẫn chiếu sang Luật Phá sản; và Luật Phá sản đã trao quyền cho Chính phủ qui định cụ thể về vấn đề này. Chính vì vậy, khoản 2 Điều 2 Luật Phá sản năm 2004 quy định: "Chính phủ quy định cụ thể danh mục và việc áp dụng Luật này đối với doanh nghiệp đặc biệt trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh; doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và trong các lĩnh vực khác thường xuyên, trực tiếp cung ứng sản phẩm, dịch vụ cơng ích thiết yếu" [23]. Tuy nhiên, cho đến nay, Nghị định quy định việc áp dụng Luật Phá sản đối với các TCTD nhằm thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Phá sản năm 2004 vẫn chưa được ban hành. Trong khi Chính phủ chưa ban hành được văn bản hướng dẫn việc áp dụng thủ tục phá sản đối với TCTD thì việc áp dụng Luật Phá sản để giải quyết phá sản TCTD là bất cập khi Luật này không thể điều chỉnh một cách đầy đủ và phù hợp các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực phá sản các TCTD. Điều này có thể thấy qua một vài vấn đề sau đây.