quyết định mở thủ tục phá sản
Theo quy định của Luật Phá sản thì sau khi có quyết định mở thủ phá sản thì doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản vẫn tiếp tục hoạt động một cách bình thường nhưng phải chịu sự giám sát kiểm tra của Thẩm phán và Tổ quản lý, thanh lý tài sản [23, Điều 30]. Tuy nhiên, hoạt động của các TCTD rất khác với hoạt động của các doanh nghiệp khác, đặc biệt là các hoạt động này thường gắn liền với các giao dịch tiền tệ giữa các TCTD và khách hàng bên ngồi. Vì vậy, cần quy định rõ những hoạt động TCTD được
phép tiến hành, cũng như những hoạt động không được phép tiến hành. Các hoạt động bị nghiêm cấm cần được quy định thật rõ ràng, cụ thể, từng trường hợp, dấu hiệu nhận biết, phân biệt để thuận tiện trong việc thực hiện và kiểm tra, giám sát TCTD. Theo tôi, các hoạt động nhận, chi trả tiền gửi, vay và trả nợ vay, cho vay, bảo lãnh không nên được phép tiến hành tiếp. Các hợp đồng mới về mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ hoặc đầu tư cũng khơng nên được phép tiến hành, trừ những hàng hóa, dịch vụ thực sự cần thiết bảo đảm cho sự duy trì bộ máy hoạt động của TCTD. Tuy nhiên, một số dịch vụ ngân hàng như dịch vụ thanh toán, chuyển tiền... là các dịch vụ không làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ mới đối với TCTD cũng như không làm mất đi nguồn lực tài chính của TCTD thì vẫn nên cho phép thực hiện. Vì tính chất an tồn của hệ thống, cần nghiên cứu sự cần thiết có sự tham gia của NHNN và BHTG trong việc giám sát, kiểm tra hoạt động của TCTD sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản đối với TCTD thông qua việc tham gia làm thành viên Tổ quản lý, thanh tài sản.
Điều 30 Luật Phá sản năm 2004 có quy định:
Trong trường hợp xét thấy người quản lý của doanh nghiệp, hợp tác xã khơng có khả năng điều hành hoặc nếu tiếp tục điều hành hoạt động kinh doanh sẽ khơng có lợi cho việc bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã thì theo đề nghị của Hội nghị chủ nợ, Thẩm phán ra quyết định cử người quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã [23].
Việc quyết định thay người quản lý điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp này là rất cần thiết, tuy nhiên, theo quy định này thì chỉ có Hội nghị chủ nợ mới có quyền đề nghị thay người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã là hạn chế đối với trường hợp phá sản TCTD. Theo thông lệ quốc tế, cần quy định bổ sung cho NHNN có quyền đề nghị, chỉ định người thay thế người quản lý TCTD lâm vào tình trạng phá sản.