bảo hiểm tiền gửi khi tham gia vào quan hệ phá sản tổ chức tín dụng
Theo qui định tại Điều 20, Nghị định số 89/1999/NĐ-CP của Chính phủ về BHTG, trong trường hợp TCTD tham gia BHTG bị phá sản thì tổ chức BHTG trở thành chủ nợ đối với TCTD đó với khoản nợ là số tiền mà tổ chức BHTG đã chi trả cho người gửi tiền thay cho TCTD. Tổ chức BHTG được quyền tham gia quá trình quản lý và thanh lý tài sản của TCTD phá sản đó theo qui định của Luật Phá sản. Số tiền thu hồi được từ việc thanh lý tài sản của TCTD sẽ được bổ sung vào nguồn vốn hoạt động của tổ chức BHTG.
Theo chúng tôi, qui định trên trong Nghị định 89/1999/NĐ-CP còn quá chung chung, không phù hợp với các qui định mới của Luật Phá sản và nếu chỉ với qui định này thì khơng đủ để thực thi các qui định pháp luật khi TCTD lâm vào tình trạng phá sản nếu TCTD đó tham gia BHTG. Theo kinh nghiệm
của các nước, khi TCTD lâm vào tình trạng phá sản, nếu TCTD đó khơng có khả năng phục hồi thì: (i) Tổ chức BHTG thanh tốn tiền gửi cho người gửi tiền với mức bảo hiểm tối đa trên cơ sở phí bảo hiểm mà TCTD đóng và nếu khơng đủ thì tổ chức BHTG phải lấy từ vốn của tổ chức bảo hiểm tiền gửi; (ii) Sau khi TCTD được thanh lý, tổ chức BHTG được xếp cùng hàng với các chủ nợ khơng có bảo đảm và nhận về số tiền theo tỷ lệ nợ. Cịn nếu TCTD có khả năng phục hồi thì tổ chức BHTG đứng ra bảo lãnh sẽ trả toàn bộ tiền gửi và tiếp nhận TCTD lâm vào tình trạng phá sản hoặc tổ chức BHTG tìm một TCTD khác để bán hoặc sáp nhập. TCTD này sẽ nhận trách nhiệm hoàn trả tiền gửi của TCTD phá sản sau khi mua hoặc sáp nhập. Để tăng tính hấp dẫn, tổ chức BHTG thường đứng ra mua lại một số tài sản xấu của TCTD phá sản hoặc cho TCTD mua hoặc sáp nhập TCTD này vay với lãi suất ưu đãi.
Như đã nêu ở phần trên, hoạt động ngân hàng là lĩnh vực rất nhạy cảm và luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro có thể dẫn đến đổ vỡ ngân hàng và gây ra khủng hoảng tài chính. Trong lịch sử các cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra như ở Mỹ vào những năm đầu của thập niên 80 thế kỷ trước, ở châu Á năm 1997 đều bắt nguồn từ sự đổ vỡ của một ngân hàng. Với vai trò là một cơ quan giám sát trong mạng an tồn tài chính quốc gia (cùng với NHNN và Bộ Tài chính), tổ chức BHTG phải có vai trị can thiệp khi xảy ra khủng hoảng tài chính. Muốn thực hiện hiệu quả một giải pháp xử lý đổ vỡ êm thấm, tổ chức BHTG phải có thẩm quyền tiến hành đánh giá, kiểm tra tại chỗ, tiến hành điều tra, đánh giá các tài sản và khoản nợ của ngân hàng có nguy cơ đổ vỡ để bảo đảm tính cẩn trọng cần thiết và xem xét hồ sơ người gửi tiền trước khi ngân hàng bị đóng cửa.
Để thực hiện được vai trị này ngồi việc phải có địa vị pháp lý rõ ràng, tổ chức BHTG phải có một nguồn tài chính đủ mạnh thì mới có thể xử lý được. Nguồn tài chính này có thể hình thành do phát hành trái phiếu, vay từ NHNN (hạn mức tín dụng đặc biệt) hoặc vay từ nước ngồi có bảo lãnh của Chính phủ vì trong thực tế ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới khơng thể có một
tổ chức BHTG nào có đủ tiềm lực tài chính để có thể xử lý khi xảy ra đổ vỡ một số ngân hàng thương mại lớn chứ chưa nói gì đến khủng hoảng tài chính. Việc xây dựng một cơ chế xử lý phù hợp và phân định vai trò, trách nhiệm của các tổ chức bảo đảm an toàn tài chính là những vấn đề trung tâm và phụ thuộc rất nhiều vào bối cảnh chính trị, văn hóa, kinh tế, tài chính, pháp lý và quy định giám sát của các quốc gia. Cần xây dựng cơ chế xử lý theo luật hoặc phù hợp với luật, cho phép can thiệp sớm vào hoạt động của một ngân hàng gặp khó khăn và quyết định xem có nên để ngân hàng đó đóng cửa hay khơng [10, tr. 5].