Xuất phát từ sự chi phối lớn của Nhà nƣớc đối với hoạt động của tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu Tài liệu Những quy định đặc thù trong việc giải quyết phá sản (Trang 30 - 31)

động của tổ chức tín dụng

Khác với các doanh nghiệp khác, TCTD chịu sự chi phối hoạt động bởi NHNN. Sự chi phối của NHNN với các TCTD thể hiện qua việc cấp phép và giám sát chặt chẽ hoạt động của các TCTD.

Việc cấp phép và giám sát chặt chẽ các ngân hàng chủ yếu xuất phát từ yêu cầu ngăn ngừa sự khủng hoảng và mối quan tâm về sự an toàn của nguồn tiết kiệm xã hội gửi tại ngân hàng. Tại những quốc gia có hệ thống BHTG nhà nước, nhu cầu bảo vệ cơ quan bảo hiểm tiền gửi và gián tiếp là ngân sách quốc gia đặt ra yêu cầu bảo đảm khả năng thanh toán. Mặc dù hoạt động giám sát ngân hàng chỉ khẳng định sự an toàn và lành mạnh của một ngân hàng riêng lẻ nào đó, nhưng lý do thuyết phục nhất cho việc đưa ra các quy định về ngân hàng một cách chặt chẽ chính là mối quan tâm về sự an tồn và lành mạnh của cả hệ thống ngân hàng và hơn cả là nền kinh tế quốc gia. Thậm chí, việc bảo vệ nguồn tiết kiệm xã hội được đưa ra khơng chỉ vì mục tiêu xã hội mà còn bởi sự lo sợ mất lịng tin của cơng chúng có thể dẫn đến sự tháo chạy nguồn tiền gửi tại hệ thống ngân hàng. Do đó, việc điều chỉnh chặt chẽ đối với các ngân hàng phải được định hướng cơ bản dựa trên sự cân nhắc mang tính hệ thống [38].

Khách hàng của TCTD là những người gửi tiền tại TCTD với một số lượng rất lớn, vì vậy, việc tiến hành hội nghị chủ nợ để làm các thủ tục hòa giải và đưa ra các giải pháp tổ chức lại TCTD là việc khó có thể thực hiện. Chủ nợ của các TCTD là chủ nợ có khoản nợ khơng được bảo đảm bằng tài sản mà lại có độ nhạy cảm rất cao cho nên trong tình huống hoảng loạn họ chỉ quan tâm đến việc làm thế nào để rút được tiền và rút tiền nhanh nhất. Do đó, vai trị của NHNN đặc biệt quan trọng. Một mặt, thông qua các khoản vay đặc

biệt để chi trả cho người gửi tiền, NHNN cứu TCTD và cả hệ thống vượt khỏi cơn hiểm nghèo, mặt khác, trong việc giải quyết phá sản TCTD, NHNN là người đại diện chung cho quyền lợi của người gửi tiền để giải quyết những vấn đề phức tạp về tài chính, về trật tự, an tồn xã hội. Chính vì những khó khăn trong việc xử lý các vấn đề liên quan khi một TCTD lâm vào tình trạng phá sản nên Tịa án rất khó có thể đảm nhận vai trị này mà chỉ có NHNN mới có khả năng thực hiện nhiệm vụ này.

Một phần của tài liệu Tài liệu Những quy định đặc thù trong việc giải quyết phá sản (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)