Kinh nghiệm giải quyết phá sản tổ chức tin dụng của Cộng hòa Liên bang Nga

Một phần của tài liệu Tài liệu Những quy định đặc thù trong việc giải quyết phá sản (Trang 34 - 36)

hòa Liên bang Nga

Là một quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi sang cơ chế thị trường, cùng hệ thống pháp luật XHCN cũ... cho nên Cộng hịa Liên bang Nga có một số điều kiện, bối cảnh tương đồng với Việt Nam. Luật phá sản đầu tiên kể từ sau khi bắt đầu chuyển đổi nền kinh tế của Cộng hòa Liên bang Nga được thông qua ngày 19/11/1992. Sáu năm sau, ngày 08/01/1998, Luật Phá sản doanh nghiệp được ban hành thay thế cho Luật phá sản năm 1992.

Trong lĩnh vực ngân hàng, ngày 25/02/1999, Viện Đuma Quốc gia Cộng hịa Liên bang Nga thơng qua Luật Phá sản các tổ chức tín dụng, sau đó được sửa đổi bổ sung lần thứ nhất vào ngày 02/02/2000 và lần thứ hai ngày 19/6/2004. Như vậy, tại thời điểm hiện nay trên lãnh thổ Cộng hòa Liên bang Nga, các quan hệ về phá sản các TCTD chịu sự điều chỉnh bởi Luật Phá sản doanh nghiệp với tính chất là luật chung, vừa chịu sự điều chỉnh của Luật Phá sản các tổ chức tín dụng với tính chất là luật chuyên ngành.

Theo Luật Phá sản các tổ chức tín dụng thì TCTD lâm vào tình trạng mất khả năng thanh tốn (phá sản) trong trường hợp tổ chức đó bị Tịa án trọng tài cơng nhận là khơng có khả năng thanh toán đầy đủ các yêu cầu của chủ nợ hoặc thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác. Khi có dấu hiệu lâm vào tình trạng mất khả năng thanh tốn, TCTD có nghĩa vụ thơng báo cho Ngân hàng

Trung ương (NHTƯ) Cộng hòa Liên bang Nga. NHTƯ sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm ngăn ngừa tình trạng mất khả năng thanh tốn, bao gồm cả biện pháp chỉ định Ban quản lý tạm thời đối với TCTD; thực hiện khôi phục hoạt động của TCTD... NHTƯ có thể yêu cầu các chủ sở hữu TCTD thực hiện các biện pháp hỗ trợ tài chính nhằm khơi phục khả năng thanh toán của TCTD. TCTD có nghĩa vụ xây dựng và thực hiện Kế hoạch phục hồi tài chính. Việc thực hiện quản lý tạm thời đối với TCTD được thực hiện sau khi NHTƯ đã rút giấy phép hoạt động của TCTD. Quản lý tạm thời được thực hiện cho đến khi Tòa án trọng tài tuyên bố phá sản TCTD hoặc bắt đầu thủ tục phá sản.

Theo Luật của Cộng hòa Liên bang Nga, quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản TCTD được thực hiện bởi: TCTD, các chủ nợ (kể cả cá nhân gửi tiền, chủ tài khoản tại ngân hàng), các cơ quan có thẩm quyền hoặc bởi NHTƯ Cộng hòa Liên bang Nga. Các chủ nợ và cơ quan có thẩm quyền chỉ được quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản sau khi NHTƯ đã rút giấy phép hoạt động của TCTD. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày công bố rút giấy phép hoạt động của TCTD, NHTƯ có nghĩa vụ nộp đơn đến Tòa án trọng tài yêu cầu tuyên bố phá sản TCTD. Trong trường hợp các TCTD và các cơ quan có thẩm quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản thì một bản sao hồ sơ yêu cầu tuyên bố phá sản TCTD sẽ được gửi tới NHTƯ Cộng hòa Liên bang Nga [36, Điều 50.4].

Thủ tục phá sản do Tòa án trọng tài tiến hành theo thủ tục được quy định trong Bộ luật Tố tụng trọng tài, theo Luật này và trong trường hợp các Luật này khơng có quy định thì áp dụng các quy định theo Luật phá sản doanh nghiệp chung. Thời hạn giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản tại Tòa án trọng tài tối đa là 2 tháng kể từ ngày nhận đơn. Trong trường hợp Tòa án trọng tài ra quyết định tuyên bố phá sản TCTD thì thủ tục phá sản sẽ được thực hiện trong thời hạn 1 năm và có thể gia hạn tối đa 6 tháng.

Trong thời hạn 10 năm, kể từ ngày Tòa án tuyên bố phá sản TCTD, chủ sở hữu/ cổ đông của TCTD bị xác định là có lỗi gây ra tình trạng phá sản

của TCTD sẽ không được nắm giữ trên 5% cổ phần của bất kỳ một TCTD nào khác [36, Điều 14].

Một phần của tài liệu Tài liệu Những quy định đặc thù trong việc giải quyết phá sản (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)