các tổ chức tín dụng - một loại hình doanh nghiệp đặc thù trong nền kinh tế quốc dân
Nghiên cứu và xác định thời điểm doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản có ý nghĩa rất quan trọng, bởi chính việc xác định doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản sẽ giúp chúng ta có thể áp dụng các thủ tục tiếp theo để giải quyết việc phá sản đối với doanh nghiệp đó.
Thông thường, các quốc gia trên thế giới coi phá sản là hiện tượng tất yếu của nền kinh tế, và doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản khơng phải là chết, mà vấn đề là ở chỗ xác định thời điểm doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Việc xác định được thời điểm đó càng sớm bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, bởi lẽ, tình trạng tài chính của các doanh nghiệp đã bị đặt trong tình trạng phá sản đã khủng hoảng trầm trọng, cần có sự hỗ trợ từ nhiều phía, trong đó chủ yếu là từ phía các chủ nợ của doanh nghiệp, để đưa doanh nghiệp ra khỏi tình trạng phá sản. Nhà nước chỉ tuyên bố phá sản đối với những doanh nghiệp thật sự khơng cịn khả năng phục hồi lại hoạt động. Trong các quy định của pháp luật các quốc gia này có sự tách biệt rõ ràng giữa hai thủ tục, thủ tục phục hồi áp dụng đối với những doanh nghiệp có khả năng phục hồi và thủ tục phá sản áp dụng đối với những doanh nghiệp khơng có khả năng phục hồi hoặc sau khi đã áp dụng các biện pháp phục hồi nhưng vẫn khơng có khả năng hoạt động bình thường trở lại.
Luật Phá sản năm 2004 của Việt Nam đã đổi mới quan niệm về vấn đề phá sản theo hướng trên của thơng lệ quốc tế và thể chế hóa chúng thành các quy định của pháp luật. Bước tiến này trong quy định của Luật Phá sản năm 2004, đặc biệt là các quy định về thời điểm xác định doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, thể hiện cách nhìn khách quan, đúng đắn về hiện tượng phá sản hiện nay. Theo quy định tại Điều 3, doanh nghiệp, hợp tác xã coi là lâm vào tình trạng phá sản khi "khơng thanh tốn được các khoản nợ đến hạn khi các
chủ nợ có yêu cầu". Theo quy định này, thời điểm xác định doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là rất sớm và đồng thời với nó là các chủ nợ có quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp khi doanh nghiệp không thanh tốn được các khoản nợ cho mình.
Theo quy định của Luật Các TCTD năm 1997 và Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Các TCTD ngày 15/06/2004, "TCTD là doanh nghiệp được thành lập theo Luật Các TCTD và các quy định khác của pháp luật để hoạt động ngân hàng" (khoản 1, Điều 20). Như vậy, TCTD là một doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng. Các TCTD, trong đó nịng cốt là các ngân hàng, thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan, bao gồm các hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh tốn. Các quan hệ tín dụng được dựa trên uy tín của các bên. Một khi uy tín của TCTD mất đi do mất khả năng thanh toán, chi trả các khoản nợ cho người gửi tiền thì uy tín cũng như vị thế của TCTD trên thị trường bị giảm sút, và hệ quả là khách hàng ào ạt đến rút tiền, làm trầm trọng thêm tình trạng mất khả năng thanh tốn của TCTD. Khơng chỉ có vậy, do tính đặc thù của hoạt động ngân hàng, các TCTD có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nên nếu một TCTD lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, sẽ ảnh hưởng đến các TCTD khác, gây nên tình trạng mất khả năng thanh toán hàng loạt (ảnh hưởng tới toàn hệ thống). Mặt khác, trong hoạt động, các TCTD cũng có những hoạt động đầu tư khác như mua cổ phần tại các công ty, đầu tư kinh doanh bất động sản, kinh doanh các ngành nghề khác... Do đó, khi chủ nợ có yêu cầu TCTD thanh toán các khoản nợ đến hạn phát sinh từ quan hệ kinh tế này mà TCTD khơng có khả năng thanh tốn, thì TCTD có được coi là lâm vào tình trạng phá sản hay khơng? Vì vậy, rất cần có một quy định đặc thù về tiêu chí xác định TCTD lâm vào tình trạng phá sản và có thể áp dụng thủ tục phá sản
để tránh tình trạng áp dụng thủ tục này một cách vội vã, gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống TCTD trong nền kinh tế.