Về việc thực hiện quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của các chủ nợ

Một phần của tài liệu Tài liệu Những quy định đặc thù trong việc giải quyết phá sản (Trang 63 - 65)

sản của các chủ nợ

Theo Điều 13 của Luật Phá sản, khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì chủ nợ khơng có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần đều có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó. Tuy nhiên, quy định này liệu có được áp dụng khi TCTD phải trải qua thủ tục kiểm soát đặc biệt dưới sự kiểm soát trực tiếp của NHNN ngay từ khi có nguy cơ mất khả năng thanh tốn, mất khả năng chi trả. Khi lâm vào tình trạng bị kiểm sốt đặc biệt, TCTD khơng được phép cơng khai tình trạng mất khả năng thanh tốn của mình cho cơng chúng biết, bởi nếu cơng chúng biết thì họ sẽ đồng loạt đến rút tiền tại các TCTD, làm tăng nguy cơ phá sản của TCTD.

Như vậy, điểm khác cơ bản giữa kiểm soát đặc biệt TCTD và tình trạng phá sản của TCTD là ở chỗ tính cơng khai, sự hiểu biết của chủ nợ, của khách hàng về tình trạng tài chính của TCTD. Khi một TCTD bị đặt vào tình trạng kiểm sốt đặc biệt, những thơng tin về TCTD đó gần như chỉ có TCTD và NHNN biết mà không công bố rộng rãi cho công chúng. Điểm khác biệt này do tính chất đặc thù của hoạt động ngân hàng, đó là tính rủi ro hệ thống và những ảnh hưởng của nó tới sự ổn định kinh tế - xã hội.

Bước chuyển từ tình trạng kiểm sốt đặc biệt sang tình trạng phá sản là sau khi NHNN đã có văn bản về việc không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán của TCTD mà TCTD đó vẫn mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn và đến đây, các chủ nợ mới có quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản TCTD. Vấn đề được đặt ra,

đó là quy định phải có văn bản của NHNN về việc khơng áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán của TCTD mà TCTD đó vẫn mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn thì mới được tiến hành thủ tục phá sản đối với TCTD có phù hợp và bảo đảm thực thi tốt nhất quyền của chủ nợ hay không? Đây là quyết định hành chính thể hiện kết thúc giai đoạn kiểm soát đặc biệt mà nếu thiếu nó thì khơng thể chuyển TCTD sang một thủ tục mới, đó là thủ tục phá sản TCTD. Vậy, khi khơng có văn bản của NHNN về việc không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán của TCTD mà TCTD đó vẫn mất khả năng thanh tốn các khoản nợ đến hạn thì các chủ nợ có quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản hay khơng?

Hiện nay, có sự mâu thuẫn giữa Luật Các TCTD và Luật Phá sản về quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản TCTD của các chủ nợ. Theo quy định của Luật Các TCTD, một TCTD bị đặt vào tình trạng phá sản khi có văn bản của NHNN về việc không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh tốn thì đó là căn cứ để xem xét tính hợp lệ của đơn yêu cầu tuyên bố phá sản của chủ nợ. Nói cách khác, quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản của chủ nợ đối với TCTD bị vơ hiệu hóa khi khơng có một quyết định hành chính của NHNN. Trong khi đó, theo tinh thần của Luật Phá sản, quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản TCTD là một quyền đòi nợ để bảo đảm các quyền về tài sản của chủ nợ, theo đó, chủ nợ có quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản TCTD khi TCTD khơng thanh tốn các khoản nợ đến hạn cho chủ nợ mà không lệ thuộc vào bất cứ một cơ quan hay tổ chức nào. Nói cách khác, quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản TCTD là một phương thức bảo vệ quyền sở hữu tài sản của chủ nợ.

Từ những phân tích trên cho thấy, cần có những hướng dẫn cụ thể để giải quyết mâu thuẫn trên giữa hai văn bản pháp luật điều chỉnh vấn đề quyền của chủ nợ trong việc nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản TCTD gắn với việc thực hiện thủ tục kiểm soát đặc biệt.

Một phần của tài liệu Tài liệu Những quy định đặc thù trong việc giải quyết phá sản (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)