phá sản
Khi lâm vào tình trạng phá sản thì con nợ thường có một tâm lý chung là muốn tiêu dùng một cách "xả láng", quá mức cần thiết tài sản của mình vì cho rằng nếu khơng phục hồi được thì khơng sớm thì muộn, các tài sản đó cũng sẽ được sử dụng để trả cho các chủ nợ. Trong nhiều trường hợp, con nợ cịn có những hành vi cất giấu, tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh trách nhiệm trả nợ. Trong hoàn cảnh như vậy, nếu để con nợ tiếp tục quản lý khối tài sản mà khơng có sự kiểm tra, giám sát của một thiết chế (cơ quan, tổ chức hay một nhóm người nào đó) có thẩm quyền thì khối tài sản này khó có thể được bảo toàn một cách tốt nhất và hậu quả sẽ là gây khó khăn cho việc giải quyết phá sản và làm thiệt hại lợi ích của các chủ nợ. Vì vậy, việc quản lý tài sản của doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng phá sản là một trong những vấn đề cơ bản mà pháp luật phá sản của các nước đều rất quan tâm giải quyết. Việc đầu tiên cần phải làm để thể hiện sự quan tâm này chính là việc Nhà nước phải thành lập ra một thiết chế nào đó và sau đó là phải quy định cho nó một địa vị pháp lý nhất định. Pháp luật phá sản các nước gọi tên của thiết chế này một cách rất khác nhau nhưng xét về vị trí mà nói thì đây là một chủ thể rất quan trọng trong tố tụng phá sản của bất cứ quốc gia nào.
Để tạo thuận lợi cho việc quản lý và xử lý về tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, Luật Phá sản năm 2004 đã quy định thành lập một Tổ duy nhất để thực hiện đồng thời cả hai nhiệm vụ quản lý và thanh toán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã gọi là Tổ quản lý, thanh lý tài sản (Điều 9). Tổ quản lý, thanh lý tài sản do Thẩm phán quyết định thành lập đồng thời với việc ra quyết định mở thủ tục phá sản. Tổ quản lý, thanh lý tài sản do một chấp hành viên cơ quan thi hành án cùng cấp làm Tổ trưởng. Cơ cấu của Tổ cũng được quy định đơn giản hơn, bao gồm: Một chấp hành viên của cơ quan thi hành án cùng cấp; một cán bộ của Tòa án; một đại diện chủ nợ; đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã bị mở thủ tục phá sản.
Trong thành phần Tổ quản lý, thanh lý tài sản như trên chưa hề thấy sự hiện diện của đại diện NHNN, tổ chức BHTG là một điều cần phải xem xét lại. Nếu quy định trên áp dụng cho cả việc tiến hành thanh toán tài sản của TCTD thì phát sinh một số vướng mắc: Thành phần tổ quản lý, thanh lý tài sản như trên khơng thể có đủ chun mơn nghiệp vụ để thực hiện việc thanh lý tài sản của một TCTD. Luật các nước về phá sản TCTD quy định thành viên tổ thanh lý tài sản bắt buộc phải có sự tham gia của tổ chức BHTG quốc gia, đại diện NHTƯ, do NHTƯ giới thiệu từ đội ngũ những người chuyên nghiệp trong lĩnh vực quản lý và thanh toán tài sản phá sản và cá nhân ấy phải có giấy phép hành nghề của Ủy ban phục hồi và thanh toán tài sản phá sản cấp.
Theo kết quả nghiên cứu của Hiệp hội BHTG quốc tế về xử lý ngân hàng đổ vỡ ở 34 quốc gia thì:
Trách nhiệm thẩm định giá trị thực của một ngân hàng có nguy cơ đổ vỡ (chẳng hạn như tài sản rịng hoặc khả năng tài chính) được giao cho cơ quan giám sát ngân hàng (26 nước), công ty kiểm tốn (như là các cơng ty kiểm tốn cơng được cấp phép) (4 nước) và tổ chức bảo hiểm tiền gửi (4 nước) [10].
Điều này cho thấy, theo thơng lệ chung thì vai trị của NHNN với tư cách là cơ quan giám sát hoạt động của các TCTD trong việc xác định và xử lý tài sản của TCTD đã được khẳng định.
Khi doanh nghiệp bất kỳ bị phá sản tổ thanh toán tài sản phải mở tài khoản mới tại một ngân hàng thương mại để gửi các khoản tiền thu được từ việc thu hồi các khoản cho vay của doanh nghiệp mắc nợ và từ việc đấu giá tài sản. Tuy nhiên, Tổ thanh toán tài sản phá sản của TCTD bắt buộc phải mở tài khoản tại NHNN và chỉ sử dụng duy nhất tài khoản này trong suốt thời gian thực hiện việc thanh tốn tài sản. Tổ thanh tốn phải có nghĩa vụ chuyển tồn bộ các khoản nợ và có nằm rải rác ở tất cả các tài khoản liên ngân hàng ở các ngân hàng kể cả tài khoản dự trữ bắt buộc ở NHNN về tài khoản này sau khi nó được mở.