Về vai trò đại diện của chủ nợ tham gia thủ tục phá sản

Một phần của tài liệu Tài liệu Những quy định đặc thù trong việc giải quyết phá sản (Trang 81 - 82)

Đối với TCTD, số lượng chủ nợ là người gửi tiền tiết kiệm, mua trái phiếu có thể tới hàng vạn, hàng triệu thì rất cần một cơ quan, tổ chức đứng ra làm đại diện cho họ. Hơn ai hết, đó là NHNN, với tư cách là một cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động ngân hàng đã phải làm một giai đoạn là bác sĩ điều trị (kiểm soát đặc biệt) và chính là một chủ nợ cho vay đặc biệt, thì NHNN có thể là đại diện cho người gửi tiền; hoặc tổ chức BHTG, cũng có thể đại diện cho người gửi tiền, vì BHTG là người đứng ra chi trả tiền gửi cho người gửi tiền.

Khách hàng của TCTD là rất nhiều những người gửi tiền tại TCTD. Do đó việc tiến hành hội nghị chủ nợ sẽ không thể thực hiện được để tiến hành các thủ tục hòa giải và các giải pháp tổ chức lại hoạt động của TCTD khi một người gửi tiền chỉ quan tâm đến việc rút được tiền gửi khỏi TCTD một cách nhanh nhất. Bởi vậy, việc hỗ trợ hết sức cần thiết của cơ quan quản lý nhà nước là NHNN trong việc chi trả tiền gửi cho người gửi tiền thông qua các khoản cho vay đặc biệt của NHNN.

Đặc điểm dễ nhận thấy nguồn vốn hoạt động chủ yếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam là nặng về huy động vốn từ trong dân cư (chiếm tới 70% - 80% lợi nhuận thu được của mỗi ngân hàng). Nếu để phá sản một ngân hàng, người dân gửi tiền vào ngân hàng đó sẽ phải gánh chịu hậu quả kèm theo nhiều vấn đề xã hội phức tạp. Ngoài ra, nền kinh tế cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng với các hệ quả dây chuyền, thậm chí "sinh mệnh" các ngân hàng khác cũng có nguy cơ bị đe dọa nếu dân chúng mất lòng tin, đồng loạt đi rút tiền. Do đó, NHNN phải gánh trọng trách là "người cho vay cuối cùng" nhằm mục đích quản lý, duy trì sự bình ổn của hệ thống ngân hàng và sự bình ổn của cả nền kinh tế [28].

Do đó, NHNN sẽ là người đại diện chung cho quyền lợi của người gửi tiền để giải quyết những vấn đề phức tạp về trật tự an toàn xã hội trong khi phá sản TCTD. Mặt khác, trong q trình chi trả tiền gửi cho dân chúng cịn có sự tham gia của tổ chức BHTG trong quá trình xử lý phá sản TCTD. Vì vậy, trong trường hợp phá sản một TCTD, các quyền và nghĩa vụ của chủ nợ là người gửi tiền tại TCTD, được giao cho NHNN (nếu NHNN đã cho TCTD vay đặc biệt để chi trả cho người gửi tiền) hoặc giao cho BHTG là người đại diện.

Một phần của tài liệu Tài liệu Những quy định đặc thù trong việc giải quyết phá sản (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)