Về việc áp dụng thủ tục phục hồi khi giải quyết phá sản tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu Tài liệu Những quy định đặc thù trong việc giải quyết phá sản (Trang 82 - 85)

chức tín dụng

Nếu như pháp luật về phá sản trên thế giới trong những thập niên 60, 70 trở về trước chú trọng đến chế tài đối với bên bị phá sản, phá sản đồng nghĩa với sự khánh kiệt và bị trừng phạt. Ngày nay, nhận thức về phá sản được biến chuyển theo hướng nhân đạo hơn, một trong những nhiệm vụ của pháp luật phá sản là thiết lập cơ chế pháp lý để phục hồi, cứu cánh cho doanh nghiệp, chỉ tun bố phá sản khi khơng có khả năng phục hồi hoặc khi các biện pháp phục hồi thất bại. Xây dựng pháp luật phá sản các TCTD Việt Nam cũng khơng nằm ngồi mục đích và nguyên tắc trên.

Xuất phát từ vai trị quan trọng cũng như đặc tính dễ tổn thương của các TCTD trong hệ thống tài chính, tiền tệ và nền kinh tế. Một ngân hàng bị phá sản, hậu quả không chỉ đối với bản thân ngân hàng hoặc các chủ nợ của ngân hàng đó mà là sự hoảng loạn bất an theo phản ứng dây chuyền của toàn bộ hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Vì vậy, xu hướng chung hiện nay trong lĩnh vực pháp luật về phá sản các ngân hàng là xây dựng một cơ chế pháp lý nhằm phục hồi năng lực thanh toán của các TCTD tạm thời mất khả năng thanh tốn sau đó nếu khơng thành cơng mới là thủ tục tuyên bố phá sản và thanh toán tư pháp tài sản của TCTD.

Theo qui định pháp luật Việt Nam hiện nay, cơ chế pháp lý nhằm phục hồi khả năng thanh toán của một TCTD bao gồm:

- Phục hồi khả năng thanh toán trước thời điểm yêu cầu mở thủ tục tuyên bố phá sản (hay gọi là kiểm soát đặc biệt), do NHNN Việt Nam thực hiện và được qui định trong Luật Các TCTD ngày 12/12/1997 (như đã trình bày ở trên).

- Phục hồi TCTD sau khi quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản do Hội nghị chủ nợ thực hiện và chịu sự điều chỉnh bởi Luật Phá sản như bất kỳ doanh nghiệp nào.

Tuy nhiên, vấn đề tranh cãi hiện nay là có nên cho phép tiếp tục áp dụng thủ tục phục hồi trong giai đoạn giải quyết phá sản TCTD tại Tòa án hay không. Theo tôi, đối với TCTD, cần phân biệt các trường hợp TCTD đã được NHNN áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt và trường hợp TCTD không được NHNN áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt:

* Trong trường hợp TCTD lâm vào tình trạng phá sản đã được NHNN áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt mà vẫn mất khả năng thanh tốn thì cần áp dụng ngay thủ tục thanh lý tài sản. Việc áp dụng cứng nhắc quy định của Luật Phá sản về tổ chức Hội nghị chủ nợ để tiếp tục xây dựng phương án phục hồi sẽ hồn tồn khơng khoa học và xa rời thực tế bởi nếu trước đó NHNN đã "tận tình cứu chữa" bằng tất cả mọi liệu pháp kể cả việc cho vay phục hồi khả năng thanh toán từ dự trữ bắt buộc của NHNN. Nếu TCTD không phục hồi khả năng thanh tốn thì NHNN mới yêu cầu Tòa án mở thủ tục tuyên bố phá sản, đồng thời NHNN cũng thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng, điều này đồng nghĩa với việc NHNN "bó tay" chỉ chờ Tịa án khai tử TCTD ấy. Sẽ khơng có một phương án nào của Hội nghị chủ nợ để TCTD có thể phục hồi khả năng thanh tốn. Mặt khác, uy tín, niềm tin và sự ổn định về tâm lý của khách hàng đối với ngân hàng là một yếu tố quyết định trong hoạt động ngân hàng. Vì vậy, sau khi tịa án có quyết định về việc thụ lý hồ sơ yêu cầu mở thủ tục phá sản một TCTD nào đó (khác với quyết định về tình trạng kiểm sốt đặc biệt, quyết định thụ lý hồ sơ tuyên bố đặt TCTD vào tình trạng phá sản cơng bố

cơng khai trên phương tiện thơng tin) thì TCTD đó khơng cịn cơ may có thể phục hồi được. Xuất phát từ lý giải trên, tôi cho rằng pháp luật về phá sản TCTD cần thiết qui định về việc áp dụng thủ tục rút gọn, tức không áp dụng giai đoạn phục hồi do Hội nghị chủ nợ thực hiện như mọi doanh nghiệp thông thường.

Qua nghiên cứu cho thấy, hầu như không quốc gia nào áp dụng giai đoạn phục hồi TCTD sau khi Tịa án mở thủ tục phá sản. Ví dụ, Luật Phá sản các tổ chức tín dụng của Cộng hịa Liên bang Nga qui định rõ: Giai đoạn phục hồi con nợ và thỏa thuận về phương án phục hồi con nợ qui định trong Luật Phá sản doanh nghiệp không áp dụng đối với phá sản các TCTD [38, Điều 5]. Pháp luật phá sản các ngân hàng của Hoa Kỳ cũng không tồn tại thủ tục phục hồi sau khi đã có quyết định của Cơ quan Thanh tra tài chính hoặc Cơ quan hành pháp bang. Tập đồn BHTG tín dụng sẽ được cử làm người quản lý tài sản ngân hàng phá sản, thực hiện phương án chi trả tiền gửi, sau đó tiến hành thanh lý tài sản của ngân hàng phá sản...

Việc áp dụng ngay thủ tục thanh lý đối với TCTD đã được áp dụng biện pháp kiểm sốt đặc biệt mà khơng phục hồi được cũng là phù hợp với quy định tại Điều 78 Luật Phá sản năm 2004:

Trường hợp doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bị thua lỗ đã được Nhà nước áp dụng biện pháp đặc biệt để phục hồi hoạt động kinh doanh, nhưng vẫn không phục hồi được và khơng thanh tốn được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có u cầu thì Tịa án ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp mà không cần phải triệu tập Hội nghị chủ nợ để xem xét việc áp dụng thủ tục phục hồi [23].

Theo nhìn nhận của các chuyên gia pháp luật ngân hàng đây là điều đương nhiên.

Quá trình giải quyết phá sản tổ chức tín dụng khơng thể áp dụng thủ tục phục hồi như quy định trong Luật Phá sản bởi nó khơng

phản ảnh được thực thể khách quan của quá trình xử lý những khó khăn của tổ chức tín dụng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng. Hơn nữa, tịa án cũng khơng đủ khả năng để xử lý các vấn đề khó khăn và phức tạp về tài chính đối với một tổ chức tín dụng trong q trình phá sản tổ chức tín dụng. Do đó, việc quyết định mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng phải dựa trên yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ và ngân hàng là Ngân hàng Nhà nước [30]. * Trong trường hợp NHNN không áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt đối với TCTD thì cần thừa nhận quyền của doanh nghiệp và chủ nợ trong việc tiến hành thủ tục phục hồi theo Luật Phá sản. Thủ tục phục hồi trong Luật Phá sản là một thủ tục mang tính lựa chọn, thuộc quyền tự định đoạt của các chủ nợ; thủ tục này khác với thủ tục áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt do NHNN áp dụng đối với tổ chức có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh tốn. Nói cách khác, thủ tục áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt là thủ tục do Nhà nước thực hiện còn thủ tục phục hồi là thủ tục mang tính dân sự, do các chủ nợ và doanh nghiệp thực hiện. Vì vậy, thủ tục áp dụng biện pháp kiểm sốt đặc biệt khơng thể thay thế cho thủ tục phục hồi. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng thủ tục phục hồi của Tịa án khơng thể khơng có sự tham gia của NHNN và cơ quan BHTG vào quá trình này.

Một phần của tài liệu Tài liệu Những quy định đặc thù trong việc giải quyết phá sản (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)