Kinh nghiệm giải quyết phá sản tổ chức tín dụng của Cộng hòa Pháp

Một phần của tài liệu Tài liệu Những quy định đặc thù trong việc giải quyết phá sản (Trang 36 - 37)

hòa Pháp

Pháp luật về phá sản của Pháp hiện nay phần lớn được xây dựng trong giai đoạn cải cách pháp luật 1985-1986. Các văn bản pháp luật quan trọng điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong q trình phục hồi khả năng thanh tốn và phá sản ở Pháp hiện nay phải kể đến: Đạo luật số 85-98 ngày 25/1/1985 về phục hồi doanh nghiệp và thanh toán tài sản của doanh nghiệp phá sản theo thủ tục tòa án; Đạo luật số 85-99 ngày 25/4/1985 về người điều khiển hội nghị chủ nợ, quản lý tài sản, giám định tình trạng doanh nghiệp.

Trong các tài liệu khoa học của các luật gia Pháp hiện nay đều thống nhất quan điểm cho rằng, việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản các ngân hàng và các doanh nghiệp trong lĩnh vực tín dụng, tài chính phải tuân thủ theo những qui định pháp luật đặc biệt. Quan điểm này cũng là quan điểm chính thức của các nhà lập pháp Cộng hòa Pháp trong thời gian gần đây. Thật vậy, trước 1999, vấn đề xử lý phá sản các ngân hàng ở Pháp vẫn được điều chỉnh bằng các qui định pháp luật thông thường áp dụng chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp. Từ ngày 6/6/1999, Luật sửa đổi, bổ sung một số qui định về xử lý phá sản đối với các ngân hàng bắt đầu có hiệu lực áp dụng. Sở dĩ có sự thay đổi về phạm vi điều chỉnh trong pháp luật về phá sản của Pháp xuất phát từ lý do, trong thời gian gần đây ở Pháp cũng như trên thế giới có rất nhiều ngân hàng lâm vào tình trạng vỡ nợ, ví dụ như Ngân hàng Palace Sterne bị phá sản vào năm 1995 với số nợ lên tới 12 tỷ Fr. Nếu như trước năm 1982 phần lớn hệ thống ngân hàng Pháp bị quốc hữu hóa và thuộc sở hữu nhà nước cho nên trong trường hợp các ngân hàng bị mất khả năng thanh tốn thì nhà nước sẽ có những biện pháp khắc phục và giải quyết hậu quả theo những trình tự đặc biệt, thì đến sau 1997 Cộng hịa Pháp thực hiện chính sách tư hữu

hóa hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, vì vậy, vấn đề phá sản các ngân hàng cũng phải được tiếp cận dưới giác độ mới. Tính phức tạp của vấn đề phá sản các ngân hàng cũng như hậu quả của nó cho xã hội và nền kinh tế cũng địi hỏi phải có quy định đặc thù [17].

Các TCTD phải chịu sự kiểm tra, giám sát hết sức chặt chẽ của Ủy ban ngân hàng là cơ quan trực thuộc NHTƯ Pháp. Thông qua các nguyên tắc quản lý hành chính, NHTƯ Pháp kiểm tra, giám sát hoạt động của tất cả các ngân hàng ở Pháp nhằm phát hiện ngay những ngân hàng rơi vào tình trạng khó khăn. Trong trường hợp cần thiết, NHTƯ có thể yêu cầu chỉ định một quản trị viên tạm thời đứng ra quản lý ngân hàng nếu ngân hàng không tôn trọng các nguyên tắc hoạt động được đặt ra. Trong giai đoạn này, các cơ quan tòa án chưa can thiệp.

Trong trường hợp ngân hàng bị phá sản, Pháp ưu tiên bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền trong ngân hàng. Pháp đã thiết lập quỹ BHTG cho các khoản tiền gửi ở ngân hàng, tất cả các ngân hàng phải có trách nhiệm đóng góp quỹ. Cơ chế hoạt động của quỹ là theo quy định của luật tư. Quỹ BHTG có quyền đại diện cho những người gửi tiền trong ngân hàng để thực hiện quyền đòi nợ.

Một phần của tài liệu Tài liệu Những quy định đặc thù trong việc giải quyết phá sản (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)