Những nhân tố bên ngoài doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dịch vụ tân hiệp phát (Trang 27 - 29)

a. Những nhân tố thuộc về môi trường vi mô:

* Khách hàng (người mua)

Nhân tố khách hàng và nhu cầu của khách hàng quyết định quy mô và cơ cấu nhu cầu trên thị trường của doanh nghiệp và là yếu tố quan trọng hàng đầu khi xây dựng chiến lược kinh doanh. Do vậy doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ khách hàng của mình về những đặt điểm như: số lượng, yêu cầu, thị hiếu , khả năng thanh tốn… từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp mang lại hiệu quả kinh doanh cao.

* Đối thủ cạnh tranh:

Bao gồm các cơng ty hiện có mặt trong ngành và các doanh nghiệp tiềm ẩn có khả năng tham gia vào ngành trong tương lai. Số lượng các đối thủ cạnh tranh đặc biệt là các đối thủ có quy mơ lớn trong ngành càng nhiều thì mức độ cạnh tranh càng gay gắt. Vì vậy doanh nghiệp phải tìm hiểu xem mình thuộc cấu trúc ngành nào (cạnh tranh hịan hảo, cạnh tranh khơng hồn hảo,…), điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ là gì, từ đó tìm mọi biện pháp để có thể tồn tại và phát triển trên thị trường.

Trong nền kinh tế thị trường, quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải có mối quan hệ chặt chẽ với các nguồn cung ứng, các yếu tố đầu vào như: vật tư, nguyên liệu, lao động, công nghệ,… số lượng và chất lượng của ngành cung ứng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng lựa chọn và xác định phương án kinh doanh tối ưu. Vì vậy doanh nghiệp phải phân tích nguồn cung ứng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất để xây dựng phương án hữu hiệu nhất trong việc tận dụng nguồn cung ứng.

* Công chúng trực tiếp:

Bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động trong môi trường bao gồm bảy loại công chúng trực tiếp: giới tài chính, cơng chúng trực tiếp thuộc các phương tiện thông tin, thuộc cơ quan nhà nước, thuộc các nhóm cơng nhân hành động, địa phương, quần chúng đông đảo, công chúng trực tiếp nội bộ. Vì vậy doanh nghiệp cần phải biết để từ đó có chính sách phù hợp đưa hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng phát triển.

b. Những nhân tố thuộc môi trường vĩ mô:

* Yêu tố nhân khẩu:

Có ý nghĩa đối với q trình phân tích mơi trường kinh doanh vì thị trường theo quan điểm Marketing chính là khách hàng.

* Yếu tố kinh tế:

Các yếu tố kinh tế có tác động rất lớn và nhiều mặt đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, chúng có thể trở thành cơ hội hoặc nguy cơ đối với hoạt động của doanh nghiệp. Các yếu tố chủ yếu bao gồm: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất

ngân hàng, chính sách tiền tệ, mức độ làm việc và trình độ thất nghiệp,…

* Yếu tố tự nhiên:

Bao gồm những nguồn nhân lực tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái,… biến động nào của các yếu tố tự nhiên đều ảnh hưởng đến hàng hóa của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Do vậy, khi lựa chọn chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp cần tính đến sự việc các nguồn lực tự nhiên, các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng trở nên khan hiếm và tính đến việc bảo vệ mơi trường sinh thái.

Ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bảo. Vì vậy doanh nghiệp cần phải

hiểu rõ những biến đổi đang diễn ra các yếu tố khoa học kỹ thuật. Phân tích yếu tố khoa

học kỹ thuật giúp cho doanh nghiệp nhận thức được các thay đổi về mặt công nghệ và khả năng ứng dụng của các tiến bộ khoa học kĩ thuật đó vào doanh nghiệp của mình.

* Yếu tố chính trị và pháp luật:

Cơ chế, chính sách pháp luật của nhà nước có ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tất cả các quy định pháp luật về sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một môi trường pháp lý lành mạnh vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiến hành thuận lợi các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình lại vừa điều chỉnh các hoạt động kinh tế sao cho phù hợp với xu thế chung của xã hội. Vì vậy doanh nghiệp phải nghiên cứu, phân tích các yếu tố chính trị để từ đó giúp doanh nghiệp biết được hành lang và giới hạn cho phép đối với quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của

mình.

* Yếu tố văn hoá- xã hội:

Điều kiện làm việc, trình độ nhận thức, phong cách, lối sống, đặc điểm truyền thống, tâm lý xã hội,… Mọi yếu tố văn hố xã hội đều có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo cả hai hướng tích cực và khơng tích cực. Trình độ văn hố cao sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp có đội ngũ lao động có chun mơn cao và có khả năng thích ứng với mọi cơng việc, vì vậy có tác động tích cực trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do đó nghiên cứu yêu tố văn hóa giúp cho doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với đặc điểm văn hóa của xã hội và các phương thức kinh doanh phù hợp với đối tượng tiêu dùng khác

nhau.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dịch vụ tân hiệp phát (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)