Việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là mục tiêu hàng đầu của mọi doanh
nghiệp vì nó là điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bình thường thì hoạt động sản xuất kinh doanh ít nhất phải bù đắp được chi phí bỏ ra, cịn doanh nghiệp muốn phát triển và
ngày càng đi lên thì kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh khơng những bù đắp được
chi phí mà cịn phải dư thừa để tích lũy cho q trình tái sản xuất mở rộng.
Như vậy vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp là làm thế nào để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Theo định nghĩa ở phần khái niệm ta có:
Hiệu quả kinh doanh = Giá trị kết quả đầu ra Giá trị yếu tố đầu vào
Qua công thức trên ta thấy để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ta có thể:
* Một là, giữ nguyên đầu vàotăng kết quả đầu ra:
Như đã nêu ở trên, hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp chính là phần chênh lệch giữa kết quả thu được với tồn bộ chi phí mà doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là giữ nguyên đầu vào tăng kết quả đầu ra đồng thời tìm biện pháp nâng cao, tăng kết quả đầu ra để thu về phần chênh lệch nhiều hơn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ có thể áp dụng hướng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh này khi doanh nghiệp đã có một vị thế tốt trên thị trường. Khi đó doanh nghiệp mới có thể có những điều chỉnh nhằm tăng kết quả đầu ra như tăng giá bán các sản phẩm, dịch vụ sản xuất và cung ứng cho thị trường mà vẫn có thể giữ nguyên mức chi phí trước đó. Trong trường hợp doanh nghiệp chỉ thuộc mức trung bình ngành hoặc như trong một số ngành sản xuất kinh doanh có mức độ cạnh tranh khốc liệt thì việc doanh nghiệp tăng kết quả thu về trong khi vẫn giữ nguyên đầu vào gần như là điều không thể thực hiện.
* Hai là, giữ nguyên kết quả đầu ra tiết kiệmnguồn lực:
Sử dụng tiết kiệm chi phí ngun vật liệu, sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị, lao động. Đây là hướng biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh khác cũng đang được khá nhiều công ty, các doanh nghiệp áp dụng.
Giữ nguyên kết quả tiết kiệm nguồn lực không làm ảnh hưởng đến vị trí của doanh nghiệp trên thị trường, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên trong thực tế, hướng giải quyết này chỉ có thể dừng lại ở một mức giới hạn. Doanh nghiệp không thể liên tiếp giảm yếu tố đầu vào, giữ ổn định các sản phẩm dịch vụ
mà khơng thay đổi chất lượng. Hơn nữa, để có thể tiết kiệm được đầu vào, doanh nghiệp cũng cần đầu tư những khoản kinh phí, nguồn vốn khơng nhỏ vào cơng tác nghiên cứu hay đầu tư vào máy móc thiết bị.
* Ba là, tăng đầu vào đồng thời tăng đầu ra nhưng tốc độ nhanh hơn:
Bằng cách mua sắm máy móc thiết bị để nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu và nhân công bởi trong điều kiện nền kinh tế thị trường như ở Việt Nam ta hiện nay, các doanh nghiệp đang cạnh tranh với nhau một cách gay gắt và quyết liệt khơng chỉ về giá cả mà cịn cả về chất lượng, thời gian,… Do vậy để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh mỗi doanh nghiệp, tất nhiên vẫn có thể áp dụng hai phương pháp trên và mang lại kết quả trong những trường hợp cụ thể, nhưng có lẽ để mang lại kết quả lâu dài thì các doanh nghiệp sẽ thực hiện một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh như ở phần thứ ba này. Để cạnh tranh có hiệu quả, doanh nghiệp thường áp dụng tổng hợp các biện pháp: hồn thiện cơng thác tổ chức quản lý, công tác Marketing, mở rộng thị trường tiêu thụ, giảm giá thành, giảm giá bán, tăng lượng hàng hóa tiêu thụ (giảm lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm hàng hóa nhưng nhờ lượng hàng hóa tiêu thụ tăng cao hơn nên tổng lợi nhuận tăng)…
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI
CÔNG TY TNHH SX – TM VÀ DV TÂN HIỆP PHÁT