Phương hướng hoạt động của công ty trong những năm tới

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dịch vụ tân hiệp phát (Trang 79 - 81)

- Củng cố, mở rộng địa bàn thu mua nguyên liệu, khai thác nguồn nguyên liệu bằng những biện pháp thích hợp hơn: đối với ngun liệu nhập khẩu thì nên hợp đồng dài hạn và mang tính ổn định, đối với ngun liệu trồng trọt thì có kế hoạch ứng vốn trước cho người sản xuất.

- Mở rộng quy mô sản xuất các mặt hàng một chiều, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu

của người tiêu dùng để đảm bảo thường xun có cơng ăn việc làm cho cơng nhân, nâng cao năng lực sản xuất, tận dụng hết cơng suất máy móc, thiết bị. Tích cực tìm những mặt hàng mới lạ, độc đáo, duy trì mặt hàng truyền thống, chủ lực, giữ vững thị phần nhằm không ngừng nâng cao năng lực sản xuất, định hướng phát triển trong tương lai, nhằm đưa sản phẩm ra các nước trong khu vực.

- Khơng ngừng hồn thiện cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất, thường xuyên nâng cao công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và tay nghề công nhân nhằm nâng cao năng xuất lao động, có kế hoạch xây dựng và hoàn thiện hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật cho phù hợp với quy trình cơng nghệ, kiểm tra chặt chẽ việc chấp hành các định mức nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.

III.2. Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH SX - TM và DV Tân Hiệp Phát:

Xuất phát từ những phân tích trên về tình hình thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm và định hướng phát triển của công ty trong những năm tới, tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

III.2.1. Giải pháp 1: Tận dụng phế liệu thu hồi nhằm góp phần nâng cao doanh thu và lợi nhuận:

III.2.2.1. Lý do thực hiện giải pháp:

Qua phân tích thực tế hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH SX - TM và DV

Tân Hiệp Phát, tôi thấy năm 2006, doanh thu tăng hơn năm 2005 nhưng lợi nhuận lại giảm đi rất nhiều, từ đó làm doanh lợi tiêu thụ (ROS) giảm kéo SSLLĐ, SSLCP, SSLvốn đều giảm. Một trong những nguyên nhân làm lợi nhuận năm 2006 giảm là giá vốn hàng bán tăng do giá thành sản phẩm tăng.

Trong cơ cấu giá thành sản phẩm của công ty về một số mặt hàng nước giải khát, nguyên liệu chính chiếm khoảng 80% là nguồn nguyên liệu tươi, chất lượng tốt, một số

nguyên liệu mua về được đưa thẳng vào nhà máy sản xuất. Điểm đặc biệt của một số

nguyên liệu tươi là không bảo quản được lâu, nếu không tổ chức chế biến, sản xuất kịp thời sẽ dẫn đến chất lượng nhân giảm sút, kém phẩm chất, định mức sẽ tăng cao… sẽ

làm cho giá thành sản xuất sản phẩm tăng theo và hiệu quả kinh doanh của công ty sẽ

giảm xuống.

Theo tổng kết kinh nghiệm quản lý của các nhà quản trị doanh nghiệp chuyên sản xuất mặt hàng nước giải khát đánh giá cho rằng trong tổng lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được thì nguồn phế liệu thu hồi chiếm 20%. Trong khi việc tiêu thụ các mặt hàng chính phụ thuộc rất nhiều vào thị phần, thị trường thì nguồn lợi thu từ phế liệu lại rất ổn định và ngày càng có xu hướng tăng do các doanh nghiệp đã biết tận thu các sản phẩm phế liệu này để tái sản xuất các mặt hàng khác có chất lượng và thị trường tiêu thụ sản phẩm này cũng không nhỏ.

Hiện nay, tại Công ty TNHH SX - TM và DV Tân Hiệp Phát, nguồn phế liệu này vẫn chưa được sử dụng hiệu quả cho lắm. Vì nguồn phế liệu thu hồi từ sản phẩm chính xong thì cơng ty khơng qua sơ chế để tận thu lại cho các sản phẩm khác. Trong khi đó, mục tiêu của cơng ty có hướng mở rộng thang sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm và thị trường tiêu thụ mà lâu nay cơng ty ít quan tâm hay cịn đang bỏ ngõ như các nhà ăn tập thể của nhân viên, bếp ăn các khu cơng nghiệp, các qn nhậu bình dân, tạp hóa. Vậy thì tại sao bên cạnh việc mở rộng sản xuất các sản phẩm chính vào thị trường thì cơng ty lại

khơng nghĩ ngay đến việc chế biến các sản phẩm phụ như bia tươi, nước giải khát trái cây có cồn, kẹo mạch nha… lấy từ nguồn phế liệu thu hồi.

III.2.2.2. Nội dung giải pháp:

Nguồn phế liệu thu hồi sẽ được phân ra làm loại:

- Phần phế liệu không thể tận dụng được nữa như: hèm, men, cơm gạo, bã đậu nành, bắp… công ty sẽ bán thẳng cho các cơ sở chế biến thức ăn gia súc, gia cầm mà không qua sơ chế lại.

- Phần phế liệu khác như: lúa mạch, Houbom, chè xanh… công ty sẽ thu hồi và chế biến ra nhiều sản phẩm khác để đem bán ra thị trường. Để tiến hành công việc này, công ty cần thực hiện các công việc cụ thể sau:

+ Công ty tận dụng thị trừơng đã có sẳn và xác định thêm đối tượng khách hàng tiêu thụ các sản phẩm này và nhu cầu của thị trường đó. Thị trường tiêu thụ các sản phẩm này là trong nước như các nhà ăn tập thể, nhà bếp các khu công nghiệp, các tạp hóa, các qn nhậu bình dân, các qn cà phê vĩa hè… đây là một lợi thế đối với công ty trong việc mở rộng thị trường trong nước, phân khúc, phân đoạn thị trường mục tiêu, thị trừơng này và đa dạng hóa sản phẩm.

+ Để tiến hành sản xuất chế biến sản phẩm phụ, công ty cần mua thêm một số công cụ, dụng cụ, tuyển thêm công nhân để phục vụ cho nhu cầu chế biến. Đối với việc

tuyển công nhân, để tiết kiệm chi phí, cơng ty có thể sử dụng lao động ngắn hạn vì

thương hiệu phụ thuộc rất nhiều vào từng mùa, từng chủng loại hàng hóa…

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dịch vụ tân hiệp phát (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)