Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo đội ngũ lao động trong khách

Một phần của tài liệu DL CDTN GRADUATION PAPER AN ANALYSIS OF a SUGGESTED TRANSLATION OF CHAPTER 1 FROM THE BOOK “THE GOLDEN CAT” BY GABRIAL KING, 1999 (Trang 32)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo đội ngũ lao động trong khách

Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Các nhân tố có thể từ con người, từ các chiến lược kinh doanh, triết lý quản lý của các nhà quản lý, do trang thiết bị máy móc,...

1.4.1 Nhân tố bên ngồi

Mơi trường kinh tế

Các nhân tố kinh tế có vai trị hàng đầu và ảnh hưởng có tính quyết định đến các hoạt động của khách sạn. Tùy vào trạng thái phát triển của nền kinh tế: tăng trưởng, ổn định, suy thoái mà mỗi khách sạn cần lựa chọn chiến lược đạo tào và phát triển nguồn nhân lực riêng.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao sẽ tác động đến nền kinh tế theo hai hướng: Một là, tăng thu nhập của tầng lớp dân cư dẫn đến khả năng thanh toán cho các nhu cầu của họ tăng lên. Họ sẽ bắt đầu đi du lịch và có những khoảng chi trả cho chuyến đi nhiều hơn, tác động đến tăng trưởng của ngành du lịch.

Hai là, khả năng tăng sản lượng và mặt hàng của nhiều doanh nghiệp đã làm tăng hiệu quả của doanh nghiêp. Tạo khả năng tích lũy vốn nhiều hơn, lúc này việc thúc đẩy tăng cầu bằng cách đầu tư mở rộng kinh doanh làm cho cầu về nhân lực tăng.

Ngoài ra việc hội nhập với các nước trên các diễn đàn kinh tế thế giới giúp đất nước mở rộng thêm cơ hội liên kết với nhiều quốc gia. Lượng khách du lịch ngoài địa tăng lên, tăng cầu thúc đẩy cung phát triển, yếu tố về nguồn nhân lực cũng tăng cao. Lúc này để có thể đáp ứng được nhu cầu khách hàng trong và ngoài nước, việc đào tạo đội ngũ lao động sẽ được nâng cao và chú trọng nhiều hơn.

Ngược lại nếu nền kinh tế suy yếu, thu nhập dân cư sẽ giảm, nhu cầu đi du lịch của họ sẽ khơng cịn nhiều, việc sản xuất sẽ trở nên khó khăn, các khách sạn bắt đầu rơi vào tình trạng ế ẩm, dẫn đến việc cắt giảm nhân lực sẽ xảy ra.

Nhân tố công nghệ, kỹ thuật

Trong thời đại cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, các cơng nghệ, kỹ thuật mới ngày càng được áp dụng vào quá trình hoạt động kinh doanh nhiều hơn. Các công nghệ, kỹ thuật mới này nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển theo chiều hướng tăng nhanh tốc độ, kéo dài chu kì sống của sản phẩm.

Trong kinh doanh khách sạn, các thiết bị máy móc, các phần mềm ứng dụng được chú trọng đầu tư, nhằm đáp ứng được khả năng phục vụ khách nhanh chóng, chính xác, hiệu quả. Tuy nhiên việc áp dụng kỹ thuật cơng nghệ hiện đại gây khó khăn cho nhân viên trong việc sử dụng. Vì vậy, cần phải đào tạo nhân viên biết sử dụng các cơng nghệ, máy móc đó. Cơng tác này góp phần cung cấp khơng nhỏ một lượng nhân viên có trình độ cao. Nhưng khơng phải nhân viên nào cũng có thể áp dụng đào tạo được, phải lựa chọn đúng học viên cho đúng loại máy móc, thiết bị có độ khó khác nhau. Một cơng nghệ quá hiện đại áp dụng cho một nhân viên có trình độ trung học thì khó có thể tiếp thu, như vậy cơng tác đào tạo sẽ không hiệu quả.

Các yếu tố văn hóa - xã hội như phong tục tập quán, xu hướng tiêu dùng của con người, sức khỏe, trình độ dân trí, tơn giáo, tín ngưỡng,... có ảnh hưởng sâu sắc đến cơ cấu thị trường cũng như mơi trường kinh doanh của một khách sạn. Nó tác động trực tiếp đến việc hình thành mơi trường văn hóa làm việc, văn hóa nhóm cũng như thái độ cư xử của nhà quản trị, nhân viên tiếp xúc với đối tác kinh doanh cũng như khách hàng.

Không chỉ quan tâm đến các yếu tố văn hóa - xã hội của nhân viên tại chính nơi làm việc mà cũng cần phải chú trọng đến nền văn hóa của khách hàng. Việc khác nhau về tơn giáo, tín ngưỡng, con người,... sẽ gây ra khó chịu cho khách hàng nếu nhân viên khơng am hiểu. Chính vì vậy nhân tố văn hóa, xã hội có tác động đến chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo cho nhân viên hiểu biết hơn về nhiều đất nước, nhiều vùng văn hóa khác nhau nhằm thỏa mãn được khách hàng trong thời gian lưu trú.

Môi trường cạnh tranh ( đối thủ tiềm ẩn)

Các đối thủ cạnh tranh xuất hiện có tác động rất mạnh đến các hoạt động của các khách sạn. Một trong những lợi thế giúp cho khách sạn cạnh tranh và đứng vững được đó chính là phát huy nguồn lực con người. Một khách sạn có đội ngũ nhân viên chun nghiệp, trình độ tay nghề cao sẽ thu hút được khách hàng đến với mình nhiều hơn, tạo ra sức cạnh tranh lớn hơn đối với đối thủ.

Vì vậy muốn bỏ xa các đối thủ trong cuộc đua dành vị thế trong ngành du lịch, các khách sạn cần phải chú trọng chiến lược, chính sách đào tạo đội ngũ lao động trước mắt cũng như lâu dài.

1.4.2 Nhân tố bên trong

Mục tiêu, chiến lược hoạt động của khách sạn

Mỗi một khách sạn đều có những mục tiêu, chiến lược riêng cho từng giai đoạn phát

triển. Những mục tiêu chiến lược này chi phối tất cả mọi hoạt động của toàn bộ khách sạn trong đó có hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Việc mở rộng quy mô hoạt động , thay đổi cơ cấu tổ chức cơng nghệ,... thì người lao động cần phải được đào tạo để có kiến thức, kỹ năng phú hợp với những thay đổi đó.

Chính sách, triết lý quản lý, những tư tưởng, quan điểm của người quản lý cấp cao của tổ chức về cách quản lý con người trong tổ chức cũng ảnh hưởng rất lớn tới quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của khách sạn

Quy mô, cơ cấu tổ chức của khách sạn

Quy mô, tổ chức khách sạn là một trong những nhân tố tác động đến quá trình đào tạo đội ngũ lao động có được đảm bảo chất lượng tốt hay không?

Một khách sạn càng lớn, lực lượng lao động càng đông dẫn đến công tác đào tạo của khách sạn càng phức tạp và ngược lại, khách sạn càng nhỏ thì cơng tác đào tạo càng dễ dàng. Cơ cấu tổ chức càng đơn giản thì việc ra quyết định càng nhanh chóng, gọn nhẹ.

Tuy nhiên một khạch sạn với quy mơ tổ chức lớn thì việc đảm bảo tính chun mơn hóa trong cơng việc sẽ được thực hiện tốt hơn, có như vậy cơng việc sẽ được thực hiện nhanh chóng, ít tốn thời gian, chất lượng cơng việc sẽ đảm bảo hơn, việc tập trung đào tạo nhân viên theo từng cơng việc, lĩnh vực sẽ ít tốn chi phí và thuận tiện hơn.

Cơ cấu lao động theo độ tuổi và theo giới tính.

Yếu tố cơ cấu lao động theo độ tuổi và theo giới tính quyết định đến khả năng phục vụ, thời gian phục vụ, cũng như ảnh hưởng đến quá trình đào tạo nâng cao tay nghề cho nhân viên. Việc đào tạo một nhân viên nữ và một nhân viên làm cũng như nhân viên đã dầy dặt kinh nghiệm và nhân viên mới vào nghề sẽ có nội dung cũng như thời gian đào tạo sẽ

rất khác nhau. Dẫn đến chương trình đào tạo áp dụng cho các đối tượng đó cũng khác nhau.

- Về độ tuổi lao động: tùy thuộc vào độ tuổi lao động trẻ hay lao động già mà sẽ có mức độ đào tạo nhiều hay ít, chương trình đào tạo cũng khác nhau để phù hợp cho từng đối tượng. Đối với lao động đã có kinh nghiệm làm việc lâu năm, hầu như đã nắm rõ hết các quy trình, quy định cũng như có khả năng ứng phó với tình huấn xẩy ra thơng qua sự tích lũy trong q trình làm việc của mình. Vì vậy việc đào tạo họ sẽ ít tốn cơng sức, thời gian hơn so với đào tạo một nhân viên trẻ tuổi ít kinh nghiệm. Tuy nhiên việc đào tạo cho nững lao động già được ít các khách sạn lựa chọn vì những lao động này thường có xu hướng nghỉ việc do các vấn đề như lập gia đình, nghỉ hưu hay muốn lựa chọn một cơng việc khác,...

- Giới tính cũng ảnh hưởng tới nhu cầu đào tạo: thơng thường một khách sạn có tỷ lệ nữ giới cao hơn nam giới thì nhu cầu đào tạo sẽ thấp và ngược lại nếu tỷ lệ nữ giới mà thấp hơn nam giới thì nhu cầu đào tạo sẽ cao hơn. Vì trong mơi trường dịch vụ khách sạn địi hỏi sự tỷ mĩ, khéo léo, gọn gịn, sạch sẽ, những đức tính đó phù hợp với nữ giới nhiều hơn.

1.4.3 Nhân tố con người

Con người là một yếu tố quan trọng trong việc cấu thành nên một tổ chức, vì tất cả các hoạt động trong doanh nghiệp đều chịu sự tác động của nhân tố này. Một trong những công tác chịu sự tác động mạnh mẽ nhất là công tác đào tạo và phát tiển nguồn nhân lực. Chúng ta đều nhận thấy, sự khác biệt trong lối tư duy, nhu cầu cần được học tập và phát triển của con người cũng khác nhau nên việc đào tạo, cung cấp thêm kiến thức cho người lao động ngày càng được chú trọng hơn.

Đây là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến công tác đào tạo thành cơng hay thất bại. Vì vậy, cần phải cân nhắc kỹ lưỡng để tránh gây tốn chi phí, cơng sức, thời gian những kết quả thu lại khơng như mong đợi.

“ Các cá nhân tham gia đào tạo với những kinh nghiệm khác nhau, mức độ hiểu biết về tài liệu khác nhau và những khả năng trí tuệ, thể chất bẩm sinh khác nhau. Vì vậy,

người thiết kế chương trình phải đảm bảo chắc chắn rằng những yêu cầu đào tạo của mình phải phù hợp với khả năng của học viên. Bởi vì chương trình đào tạo q khó hay quá dễ đều có thể kèm hiệu quả”. (GeorgeT.Milkowich & Boudreau, 2002)[13]

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ LAO ĐỘNG BỘ PHẬN NHÀ HÀNG THE SEA, KHÁCH SẠN DLG ĐÀ NẴNG. 2.1 Giới thiệu chung về khách sạn DLG Đà Nẵng.

2.1.1 Lịch sử hình thành.

Khách sạn DLG Đà Nẵng được khai trương vào tháng 7/2018 đạt tiêu chuẩn 5 sao thuộc sỡ hữu của Tập đồn Đức Long Gia Lai, tọa lạc tại vị trí đắc địa bậc nhất trên tuyến đường Võ Nguyên Giáp nằm ngày bên cạnh bãi biển Mỹ Khê xinh đẹp, trên diện tích đất 8000 m2. Khách sạn có vị trí hết sức thuận tiện cho việc giao thông, đi lại và mua sắm.

- Cách trung tâm thành phố 3km - Cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 5km - Cách bãi biển Mỹ Khê 1 phút đi bộ - Cách Phố cổ Hội An 25km

- Cách bán đảo Sơn Trà 15km - Cách Bà Nà Hill 43km

Với quy mơ 237 phịng và tất cả các phịng đều hướng ra biển, với đầy đủ các dịch vụ Nhà hàng - Cà phê bar, Hội nghị, Spa được thiết kế và xây dựng với lối kiến trúc tân cổ điển, gần gũi, sang trọng. Khách sạn DLG Đà Nẵng có kiến trúc mang phong cách giao hòa giữa cổ điển và hiện đại, đặc biệt tạo ấn tượng với nội thất cao cấp, gam màu thân thiện và tao nhã, trang thiết bị được lắp đặt và bố trí theo lối tối giản nhưng tinh tế và mang lại tiện nghi tối đa, đẳng cấp vượt trội.

* Thông tin liên lạc

- Địa chỉ: 258 Võ Nguyên Giáp, Phước Mỹ, Sơn Trà, Đà Nẵng. - Điện thoại: +84 236 392 5888

- Email: info@dlghoteldanang.com - Website: www.dlghoteldanang.com

2.1.2 Quy mô và cơ cấu tổ chức khách sạn DLG Đà Nẵng T T ổ ng G i ám Đ ố c Giám đốc hành chính- nhân sự Giám đốc tài chính - kế tốn Thư ký nhân s ự Nhâ n viên Giám đốc kỹ thuật Giám đốc thương mại Quản lý marketing Q uản lý S ale s Giá m đốc bộ phận l ễ tân Bếp trưởng Giám đốc an ninh Giá m đốbuồng phòng Trưởng bộ phận nhà hàng Quản lý lễ tân Trưởng tạp vụ Bếp Bánh Bếp Á Bếp Âu Bếp Phó Nhân viên hành lý Hỗ trợ khách Đặt phịng Quầy lưu niệm Làm vườn Giặt là Vệ sinh cơng cộng Nhâ n viên l àm phịng Trơng trẻ Giám sát Quả n lý Nhà hàng Nhân viên (Nguồn: Phịng hành chính - nhân sự, khách sạn DLG Đà Nẵng, 2019)

2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trong khách sạn

 Tổng giám đốc

- Là người chịu trách nhiệm cao nhất trong việc điều hành khách sạn, đảm bảo việc cung cấp các dịch vụ tốt nhất, đảm bao nhân niên các bộ phận hoạt động hiệu quả nhất.

- Hoàn thành mục tiêu cam kết với ban quản trị tập đoàn và chủ đầu tư.  Giám đốc hành chính - nhân sự

- Là người trực tiếp tham mưu cho Ban Giám Đốc chính sách, nguồn lực nhân sự bảo đảm chiến lược phát triển nguồn nhân lực của khách sạn.

- Thực hiện các chế độ chính sách, giải quyết các vấn đề liên quan đến quan hệ, kỷ luật lao động, thi đua khen thưởng.

- Tiếp nhận và xử lý các vấn đề liên quan đến hành chính, pháp lý trong nội bộ khách sạn và các cơ quan đoàn thể bên ngoài

- Xây dựng các chương trình đào tạo, quản lý, kiểm tra và cải tiến chất lượng dịch vụ.

 Giám đốc tài chính - kế tốn

- Chịu trách nhiệm giám sát và chỉ đạo các vấn đề về tài chính - kế tốn. - Tư vấn các chính sách kế tốn và tài chính cho Tổng giám đốc, chủ đầu tư.

- Phân công, quản lý, đánh giá và kiểm soát khả năng làm việc của các vị trí làm việc trong phịng.

- Đảm bảo các vấn đề về thuế đang được kiểm soát, xử lý một các hợp lý và đúng với yêu cầu của pháp luật.

- Ngồi Giám đốc tài chính - kế tốn ra cịn có các nhân viên đảm nhận những vị trí sau:

+ Kế toán tổng hợp + Kế toán phải thu

+ Kế toán thanh tốn + Kiểm sốt chi phí + Thu ngân và thủ quỹ  Giám đốc thương mại

- Lập kế hoạch và triển khai các kế hoạch kinh doanh. Nghiên cứu thị trường, nghiên cứu xu hướng của khách hàng, xu hướng tiêu dùng du lịch để từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh thích hợp cho từng thời kỳ, giai đoạn.

- Lập kế hoạch quản lý, quản bá thương hiệu, hình ảnh cho khách sạn. Quản lý doanh số, thúc đẩy bán hàng và báo cáo định kỳ cho Tổng giám đốc.

- Dưới Giám đốc thương mại cịn có: quản lý marketing, quản lý sale, nhân viên phụ trách khách hàng công ty du lịch, nhân viên phụ trách khách hàng trực tuyến, nhân viên quan hệ khách hàng, nhân viên phụ trách mảng nhà hàng, sự kiện, tiệc nhân viên marketing.

 Giám đốc kỹ thuật

- Tổ chức, quản lý và điều hành toàn bộ các hoạt động của bộ phận kỹ thuật. - Lập kế hoạch và thực hiện bảo trì bảo dưỡng các trang thiết bị trong khách sạn.

Nhận biết và cảnh báo các rủi ro của đơn vị, đề xuất và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa sự cố, giảm thiểu rủi ro trong quá trình vận hành.

- Các nhân viên của bộ phận kỹ thuật bao gồm: Nhân viên điện, nước, mộc, thợ sơ/nề, điện lạnh.

 Giám đốc an ninh

- Chịu trách nhiệm điều hành hoạt động tại bộ phận nhằm đảm bảo an toàn cho tài sản khách sạn, khách hàng và nhân viên.

- Đại diện khách sạn làm việc với các cơ quan chức năng theo đúng quyền hạn và chức năng của bộ phận An ninh như: Công an khu vực, cảnh sát phòng cháy và chữa cháy,..

 Giám đốc nhà hàng

- Chịu trách nhiệm quản lý, điều hành và giám sát bộ phận nhà hàng.

- Lập kế hoạch, hoạch định chiến lược kinh doanh cho nhà hàng nhằm thu lại lợi

Một phần của tài liệu DL CDTN GRADUATION PAPER AN ANALYSIS OF a SUGGESTED TRANSLATION OF CHAPTER 1 FROM THE BOOK “THE GOLDEN CAT” BY GABRIAL KING, 1999 (Trang 32)