Thực trạng đội ngũ lao động bộ phận nhà hàng The Sea, khách sạn DLG Đà

Một phần của tài liệu DL CDTN GRADUATION PAPER AN ANALYSIS OF a SUGGESTED TRANSLATION OF CHAPTER 1 FROM THE BOOK “THE GOLDEN CAT” BY GABRIAL KING, 1999 (Trang 56 - 59)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.3. Thực trạng về đào tạo đội ngũ lao động bộ phận nhà hàng the sea, khách

2.3.1 Thực trạng đội ngũ lao động bộ phận nhà hàng The Sea, khách sạn DLG Đà

Khách sạn DLG Đà Nẵng được thành lập vào tháng 7 năm 2018, có thể thấy đây là một khách sạn còn khá là mới. Việc tuyển dụng đội ngũ lao động của khách sạn diễn ra khá khó khắn đặt biệt là bộ phận nhà hàng vì những người có trình độ chun mơn cao thường chủ yếu tập trung vào những khách sạn thành lập lâu năm và đã có tên tuổi lớn trong ngành. Hơn nữa chính sách thu hút nhân tài của khách sạn chưa thật sự nổi trội hơn so với các đối thủ khác. Chính vì vậy đội ngũ lao động tại khách sạn nói chung và nhà hàng nói riêng vẫn cịn khá non trẻ

 Cơ cấu lao động theo nhân khẩu học tại nhà hàng The Sea, khách sạn DLG Đà Nẵng.

Bảng 2.6 Cơ cấu lao động theo nhân khẩu học tại nhà hàng The Sea, khách sạn DLG Đà Nẵng năm 2019 ĐVT: người STT Tên chức vụ Số lượng Giới tính Độ tuổi Nam Nữ <20 20- 30 30 - 40 1 Trưởng bộ phận 1 1 - - - 1 2 Quản lý 2 1 1 - - 2 3 Giám sát 4 2 2 - 3 1 4 Nhân viên 8 3 5 3 5 - Tổng 15 7 8 3 8 4

(Nguồn: Bộ phận nhà hàng The Sea - khách sạn DLG Đà Nẵng)

Nhận xét :

- Về giới tính:

+ Nhìn tổng thể ta có thể thấy cơ cấu về giới tính của nhà hàng là khơng có sự chênh lệch nhiều. Những chức vụ cao như quản lý, giám sát đều có sự phân bố ngang bằng nhau, đảm bảo được tính cân bằng về giới tính trong nhà hàng. Tuy nhiên vì đặc thù cơng việc địi hỏi sự tỉ mĩ, khéo léo, cẩn thận nên có đến 5

nhân viên phục vụ là nữ trong tổng số là 8 nhân viên có phần nhỉn hơn so với phục vụ nam.

+ Ta có thể nhận xét rằng mức độ nhân viên phân theo giới tính tại nhà hàng là hồn tồn hợp lý.

- Về độ tuổi :

+ Ngành kinh doanh khách sạn là một ngành nghề cần sự nhanh nhẹn, sáng tạo, nhạy bén, nhiệt tình với cơng việc. Những yếu tố đó phải cần đến những lao động trẻ dưới 30 tuổi mới có thể đáp ứng tốt nhất được. Ta có thể thấy nhân viên tại nhà hàng chủ yếu rơi vào bộ tuổi từ 22 - 35 và số ít cịn lại là dưới 22 tuổi, đáp ứng được những yêu cầu trên.

+ Tuy nhiên để có thể vận hành một nhà hàng tốt địi hỏi những người đứng đầu phải có kinh nghiệm cả về tuổi nghề lẫn tuổi đời. Trưởng bộ phận của nhà hàng, quản lý nhà hàng tất cả đều rơi vào độ tuổi trên 30, giám sát nhà hàng lại chủ yếu tập trung trong độ tuổi từ 22 - 30 và cụ thể là dao động từ 25 - 30 tuổi.  Nhìn chung cơ cấu lao động theo nhân khẩu học của nhà hàng The Sea chủ yếu là lao động trẻ, chủ yếu chưa có gia đình phù hợp với đặc thù và u cầu công việc . Tuy nhiên lao động chủ yếu là nữ rơi vào độ tuổi từ 20 - 30 tuổi. Đây là độ tuổi lập gia đình, nên việc gián đoạn cơng việc rất dễ xảy ra, điều này ảnh hưởng không tốt đến sự ổn định trong công việc của nhà hàng.

 Cơ cấu lao động theo trình độ ngoại ngữ và trình độ chun mơn của nhân viên nhà hàng The Sea

Nhà hàng The Sea là nhà hàng nằm trong khách sạn 5 sao, vì vậy nhân viên cần phải có trình độ chun mơn cao, trình độ ngoại ngữ tốt mới có thể đáp ứng được một chất lượng phục vụ đạt chuẩn 5 sao.

Bảng 2.7 Cơ cấu lao động theo trình độ ngoại ngữ và trình độ chun mơn của nhân viên nhà hàng The Sea năm 2019

ĐVT: người STT Chức vụ Số lượng Trình độ ngoại ngữ Trình độ chun mơn Anh (toeic) Trung Hàn 350- 450 450- 600 >600 Trung cấp Cao đẳng Đại học 1 Trưởng bộ phận 1 - - 1 1 1 - - 1 2 Quản lý 2 - 1 1 1 - - - 2 3 Giám sát 4 - 3 1 2 - - 1 3 4 Nhân viên 8 6 2 - 1 - 1 4 3 Tổng 15 6 6 3 5 1 1 5 9

(Nguồn: Bộ phận nhà hàng The Sea - khách sạn DLG Đà Nẵng)

Nhận xét :

- Về trình độ ngoại ngữ :

+ Nhìn chung 100% nhân viên tại bộ phận nhà hàng có thể nghe và nói được tiếng anh để giao tiếp cơ bản với khách. Ngồi những người có chức vụ cao như Trưởng nhà hàng, Quản lý, Giám sát đạt mức trên 600 Toeic thì nhân viên nhà hàng hầu hết đạt từ 350 - 450 toiec chiếm tới 75% vẫn chưa đạt yêu cầu để có thể am hiểu và giải quyết tốt các tình huống bất ngờ xảy ra với khách nước ngồi.

+ Hầu hết khách tại nhà hàng là người Trung Quốc và người Hàn Quốc, chỉ có số ít nhân viên có thể giao tiếp với người Trung Quốc bằng tiếng Trung là 5 nhân viên trong tổng số 15 nhân viên, chiếm 33,3%. Còn lại với việc giao tiếp bằng tiếng Hàn vẫn chưa có nhân viên nào đáp ứng được. Đây chính là một trong những mặt yếu kém, rào cảng trong ngôn ngữ làm chất lượng phục vụ tại nhà hàng không được đảm bảo.

- Về trình độ chun mơn :

+ Có 9 nhân viên chiếm 60% nhân viên có trình độ Đại học. Hầu hết có tới 6 nhân viên là những người nắm giữ chức vụ cao trong nhà hàng như Trưởng bộ phận, Quản lý và Giám sát

+ Phần lớn nhân viên tại nhà hàng có trình bộ chun mơn khơng cao, có tới 5 nhân viên có trình độ Trung cấp và Cao đẳng. Còn lại 3 nhân viên trong tổng số 8 nhân viên có trình độ Đại học. Tuy nhiên vẫn cịn một số nhân viên vẫn cịn đang trong q trình học tập tại các trường Cao đẳng và Đại học, điều này cho thấy trình độ chun mơn của nhân viên nhà hàng cịn thấp.

 Nhìn chung về trình độ ngoại ngữ và trình độ chun mơn tại nhà hàng chưa thật sự đảm bảo. Điều này cho thấy trong khâu tuyển dụng nhân viên tại bộ phận nhà hàng chưa thật sự chặc chẽ dẫn đến chất lượng phục vụ tại nhà hàng không được nâng cao.

Một phần của tài liệu DL CDTN GRADUATION PAPER AN ANALYSIS OF a SUGGESTED TRANSLATION OF CHAPTER 1 FROM THE BOOK “THE GOLDEN CAT” BY GABRIAL KING, 1999 (Trang 56 - 59)