Định hƣớng phát triển nguồn nhân lực ngành Dự trữ Nhà nƣớc ở Việt Nam trong

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển nguồn nhân lực ngành dự trữ nhà nước ở việt nam (Trang 112 - 116)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Định hƣớng phát triển nguồn nhân lực ngành Dự trữ Nhà nƣớc ở Việt Nam trong

Việt Nam trong những năm tới

4.1.1. Định hướng phát triển ngành Dự trữ Nhà nước trong những năm tới

Theo quan điểm của Chiến lƣợc phát triển ngành dự trữ quốc gia đến năm 2020 (Quyết định số 2091/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Thủ tƣớng Chính phủ) thì dự trữ quốc gia là nguồn dự trữ chiến lƣợc của Nhà nƣớc để phịng ngừa và khắc phục có hiệu quả các tổn thất, bất trắc xảy ra đối với đời sống xã hội, an ninh, quốc phòng và hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hoạt động dự trữ quốc gia có vị trí và vai trị quan trọng trong việc phát triển bền vững, bảo đảm ổn định chính trị, kinh tế - xã hội của đất nƣớc khi có xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, địch họa và tham gia bình ổn thị trƣờng khi có tinh huống đột biến xảy ra. Chính vì vậy, hoạt động dự trữ quốc gia ln phải đƣợc phát triển và đổi mới, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc và tiến trình hội nhập quốc tế. Ngồi ra, hoạt động dự trữ quốc gia cũng cần đƣợc xã hội hóa. Cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và mọi tầng lớp nhân dân có nghĩa vụ và trách nhiệm tham gia hoạt động dự trữ quốc gia, đảm bảo sẵn sàng, chủ động đối phó với mọi tình huống cấp bách dƣới sự chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất của Nhà nƣớc với phƣơng châm “4 tại chỗ”, đáp ứng kịp thời tình huống xảy ra. Quỹ dự trữ quốc gia bao gồm tiền và hiện vật cần đƣợc quản lý, sử dụng hiệu quả, đúng mục đích, sau khi xuất kho phải đƣợc bù lại đầy đủ, kịp thời. Hàng dự trữ quốc gia đƣợc bố trí ở các khu vực, địa bàn chiến lƣợc trong cả nƣớc, với những mặt hàng phù hợp, kịp thời đáp ứng yêu cầu trong mọi tình huống đột xuất, cấp bách.

Về mục tiêu phát triển, ngành Dự trữ nhà nƣớc phải sẵn sàng đáp ứng yêu cầu cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; phục vụ động viên công nghiệp; đảm bảo an ninh lƣơng thực, an ninh năng lƣợng; đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội; tham gia bình ổn thị trƣờng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và thực hiện

các nhiệm vụ cấp bách khác. Mục tiêu phát triển của ngành dự trữ nhà nƣớc trong giai đoạn tới bao gồm các mục tiêu sau:

Một là hoàn thiện hệ thống pháp luật về Dự trữ quốc gia trên cơ sở Luật Dự

trữ quốc gia đã đƣợc Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 4 thơng qua ngày 20 tháng 11 năm 2012.

Hai là tăng cƣờng lực lƣợng dự trữ nhà nƣớc vững mạnh, với cơ cấu danh

mục hợp lý để chủ động đáp ứng những yêu cầu cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh.

Ba là bảo đảm quốc phòng – an ninh, tham gia bình ổn thị trƣờng, góp phần

ổn định kinh tế vĩ mô.

Bốn là phấn đấu đến năm 2022 đƣa tổng mức dự trữ nhà nƣớc đạt khoảng

1,5% GDP. Trong đó, quy mơ dự trữ lƣơng thực và các mặt hàng thiết yếu khác gấp đơi quy mơ hiện có.

4.1.2. Định hướng phát triền nguồn nhân lực ngành Dự trữ Nhà nước ở Việt Nam giai đoạn 2017-2022

Khoa học và công nghệ bảo quản là một trong những tác nhân cơ bản tác động lớn đến phát triển nguồn nhân lực của ngành Dự trữ nhà nƣớc. Những năm qua, do điều kiện hệ thống kho dự trữ phân tán, nhỏ lẻ khơng đủ điều kiện để thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với q trình quy hoạch lại hệ thống kho, những năm tới đây các kho dự trữ đƣợc đầu tƣ xây dựng theo hƣớng tập trung, quy mô lớn, hiện đại, đủ điều kiện để thực hiện cơ khí hóa, tự động hóa; trong đó, cơng nghệ bảo quản là định hƣớng cơ bản. Với cơng nghệ bảo quản kín sẽ là nhân tố tạo nên bƣớc đột phá to lớn trong việc thay đổi cơ cấu lao động theo trình độ lao động và kỹ năng theo nghề, nhất là bộ phận trực tiếp bảo quản hàng dự trữ. Với định hƣớng phát triển về công nghệ bảo quản hàng dự trữ, để đáp ứng nhu cầu nhân lực ngành dự trữ trong những năm tiếp theo, ngành Dự trữ nhà nƣớc tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định thay thế Quyết định số 106/2009/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc. Theo đó:

- Thành lập các Chi cục Dự trữ để quản lý các kho hàng theo quy hoạch đƣợc Chính phủ phê duyệt, với 37 Chi cục mới đƣợc thành lập, song song với đó là quy hoạch lại hệ thống các kho dự trữ theo vùng, tuyến chiến lƣợc.

- Thực hiện cơ cấu lại tổ chức của các Chi cục theo mơ hình tổ chức mới, bao gồm các bộ phận nghiệp vụ và các kho trự thuộc; bố trí đầy đủ cán bộ, cơng chức để tổ chức tốt các bộ phần chun mơn thuộc Chi cục. Dự kiến có 192 bộ phận chun mơn và 96 kho trực thuộc.

Cụ thể, định hƣớng phát triển nguồn nhân lực ngành Dự trữ nhà nƣớc trong thời gian tới bao gồm các nội dung sau:

Thứ nhất, cần nhất quán trong tƣ tƣởng, nhận thức và hành động về vai trò

của nhân lực; coi trọng nhân tố con ngƣời trong sự nghiệp đổi mới. Từ đó có chính sách, biện pháp cụ thể và phù hợp đầu tƣ phát triển con ngƣời cũng nhƣ quản lý, khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn lực con ngƣời.

Thứ hai, phát triển nguồn nhân lực ngành Dự trữ đủ về số lƣợng, đảm bảo về

chất lƣợng, có cơ cấu hợp lý, đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn và chiến lƣợc phát triền ngành Dự trữ đến năm 2022. Phải đảm bảo tính khoa học, đồng bộ, tồn diện, khả thi, kế thừa và phát huy tối đa nguồn lực cơng chức viên chức dự trữ hiện có. Đổi mới cơ chế chính sách quản trị điều hành; cải cách hành chính; cải tiến lề lối tác phong làm việc; văn hóa ứng xử, giao tiếp trong từng thời kỳ.

Thứ ba, có cơ chế phát hiện, tuyển chọn, đào tạo bồi dƣỡng phát triển, duy

trì đội ngũ cơng chức viên chức. Chú trọng cơng tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dƣỡng, phát triển nhân viên giỏi, đội ngũ lãnh đạo chủ chốt các cấp có đủ năng lực quản lý điều hành, trình độ chun mơn, phù hợp với cơng việc. Đổi mới nội dung, chƣơng trình và phƣơng pháp đào tạo, bồi dƣỡng, chú trọng nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý và tác nghiệp cho đội ngũ cán bộ của Ngành theo chức trách và nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển của Ngành.

Thứ tư, có chế độ đãi ngộ hợp lý để thu hút và giữ chân đƣợc nhân tài. Đánh

giá và sử dụng cán bộ phải gắn với tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, tiêu chuẩn cán bộ và hiệu quả công tác thực tế làm thƣớc đo chủ

yếu. Tổ chức sắp xếp lại lao động gắn với việc xây dựng chính sách hợp lý để khuyến khích tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 39-NQ/TƢ ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và Nghị Định 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 về tinh giản biên chế, nâng cao chất lƣợng nhân lực bằng cách định kỳ kiểm tra đánh giá chất lƣợng, tổ chức các cuộc thi thủ kho giỏi, hàng năm đánh giá các sáng kiến mới trong các tác quản lý và công tác bảo quản hàng dự trữ, kịp thời thay thế những công chức viên chức yếu kém về năng lực, loại thải những lao động thối hóa vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm pháp luật.

Thứ năm, tiếp tục đổi mới công tác quản lý nhân lực theo hƣớng:

- Cơ cấu và sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức đảm bảo chất lƣợng, nâng cao tính chuyên nghiệp, phát triển đội ngũ cán bộ tác nghiệp giỏi. Thực hiện quy hoạch đào tạo, luân chuyển, bổ nhiệm đội ngũ cán bộ lãnh đạo theo hƣớng trẻ hóa, đảm bảo tính ổn định, kế thừa và phát triển.

- Quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm hành chính và trách nhiệm vật chất của cán bộ trên từng vị trí cơng tác.

- Thực hiện quản lý cán bộ theo khối lƣợng và chất lƣợng cơng việc đƣợc giao. Thực hiện đãi ngộ theo vị trí cơng tác và mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ đƣợc giao.

Theo đó trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 đội ngũ cán bộ cơ quan phải đạt đƣợc những mục tiêu cơ bản sau:

Về phẩm chất chính trị: Chấp hành đúng đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng và

chính sách pháp luật của Nhà nƣớc; thi hành nhiệm vụ, công vụ theo đúng quy định của pháp luật; tận tụy phục vụ nhân dân; có đạo đức và lối sống trong sạch, lành mạnh, trung thực.

Về trình độ và năng lực: đƣợc đào tạo và trang bị kiến thức trên các lĩnh vực

lý luận chính trị, quản lý Nhà nƣớc, pháp luật, ngoại ngữ, tin học và các kiến thức xã hội khác; có đủ kỹ năng chun mơn và năng lực thực tiễn xây dựng chính sách,

tổ chức điều hành để thực thi công vụ đạt hiệu quả, đáp ứng tốt công tác cứu trợ đối với ngƣời dân; có đủ sức khỏe để hoàn thành chức trách đảm nhiệm.

Về cơ cấu của đội ngũ cán bộ: Phải có số lƣợng thích hợp, cơ cấu về ngạch,

bậc, trình độ, tuổi tác giới tính, dân tộc đồng bộ và hợp lý.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển nguồn nhân lực ngành dự trữ nhà nước ở việt nam (Trang 112 - 116)