Khái niệm nănglực cạnh tranh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại nhà nước việt nam trong bối cảnh hội cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) (Trang 29 - 34)

1.2 .Cơ sở lý luận về NHTM và nănglực cạnh tranh của các NHTM

1.2.2. Khái niệm nănglực cạnh tranh

Năng lực cạnh tranh là gì? Vì sao lại có những doanh nghiệp này mạnh hơn doanh nghiệp khác? Vì sao lại có những quốc gia này giàu có hơn những quốc gia khác. Làm thế nào các cơng ty nhỏ có thể cạnh tranh giữa các cơng ty lớn hơn? Làm thế nào để có thể cạnh tranh được?

Rất nhiều các nhà kinh tế học, các nhà nghiên cứu đã đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi này. Trong những năm thuộc thế kỷ thứ 18. Adam Smith đã cố gắng lý giải câu hỏi cái gì làm cho một quốc gia trở nên giàu có và ơng đã cho ra đời lý thuyết về lợi thế tuyệt đối trong tác phẩm " Bản chất về sự giàu có của các quốc gia". Đi xa hơn học thuyết của Adam Smith. David Ricardo đã xây dựng lý thuyết lợi thế so sánh để lý giải cho việc vì sao những nước đã phát triển hơn nhờ vào việc khai thác những lợi thế tương đối của mình.

Trên cơ sở kế thừa lý thuyết về lợi thế so sánh , các nhà kinh tế học hiện đại đã phân tích nên một hệ thống khái niệm mới về lợi thế cạnh tranh, năng lực cạnh tranh nói chung, năng lực cạnh tranh quốc tế nói riêng đặc biệt khi Việt nam hội nhập vào cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) để giải thích về sự phát triển lớn mạnh của các công ty cũng như giữa các quốc gia với nhau trong môi trường kinh doanh quốc tế.

- Năng lực cạnh tranh dựa trên nhiều yếu tố: giá trị sử dụng và chất lượng sản phẩm cao, điều kiện sản xuất ổn định do sản xuất chủ yếu dựa trên cơ sở kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến, quy mô sản xuất lớn nhờ đó giá thành và giá cả sản phẩm hạ. Các yếu tố xã hội như giữ được tín nhiệm (chữ tín) trên thị trường, việc tuyên truyền, hướng dẫn tiêu dùng, quảng cáo cũng có ảnh hưởng quan trọng. Ở nhiều nước, các nhà sản xuất cịn sử dụng một số hình thức như bán hàng trả tiền dần (trả góp) để kích thích tiêu dùng trên cơ sở tăng năng lực cạnh tranh.

- Trong tác phẩm The Competitive Advantage of Nation (Lợi thế cạnh tranh của quốc gia), Michael Porter cũng thừa nhận, không thể đưa ra một định nghĩa tuyệt đối về khái niệm năng lực cạnh tranh. Theo ơng, “Để có thể cạnh tranh thành cơng, các doanh nghiệp phải có được lợi thế cạnh tranh dưới 6 hình thức hoặc là có được chi phí sản xuất thấp hơn hoặc là có khả năng khác biệt hố sản phẩm để đạt đuợc mức giá cao hơn trung bình. Để duy trì lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp cần ngày càng đạt được những lợi thế cạnh tranh tinh vi hơn, qua đó có thể cung cấp những hàng hố hay dịch vụ có chất lượng cao hơn hoặc sản xuất có hiệu suất cao hơn”.

- Ở cấp độ vi mơ cịn có quan điểm cho rằng, “ Những doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh là những doanh nghiệp đạt được mức tiến bộ cao hơn mức trung bình về chất lượng hàng hóa và dịch vụ hoặc có khả năng cắt giảm các chi phí tương đối cho phép họ được tăng lợi nhuận…” Định nghĩa trên đã chứng tỏ rằng , một doanh nghiệp có chỗ đứng trên thị trường , thị phần về giá trị tài sản cao hơn so với các doanh nghiệp khác là doanh nghiệp có mức độ cạnh tranh tốt hơn và nắm nhiều quyển lợi cạnh tranh trên thị trường kinh tế. Tuy nhiên , quan điểm trên chỉ đúng ở một phần khi doanh nghiệp đó có lợi thế cạnh tranh về một thế mạnh nào đó

ví dụ như nguồn lao động rẻ, hay có nguồn nguyên liệu dồi dào. Tuy nhiên, có thể mất lợi thế cạnh tranh khi một doanh nghiệp khác có lợi thế trên sự phát triển của khoa học kỹ thuật hay nhờ ưu thế về quy mơ, tính chặt chẽ , hiệu quả trong qui tắc làm việc… Vì thế một doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cịn phải là doanh nghiệp có khả năng phát triển những thế mạnh nhất định của mình và có khả năng duy trì liên tục khả năng cạnh tranh của mình.

Từ những luận điểm trên chúng ta thấy rằng, việc cố gắng đưa ra một định nghĩa về năng lực cạnh tranh chuẩn ở tầm vĩ mô hay ở vi mơ cũng khơng hồn tồn là đúng đắn vì nó cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố : môi trường , sự thay đổi của nền kinh tế, nhu cầu sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng… Qua đó , từ các phân tích trên , ta có thể tóm tắt chung rằng “ Năng lực cạnh tranh là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp, các ngành, các địa phương, các quốc gia và khu vực phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”.

1.2.3. Năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập của các NHTM Việt Nam

Có rất nhiều tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh trong hội nhập , đó là khả năng, năng lực mà một doanh nghiệp có thể tự duy trì vị trí của mình một cách lâu dài và có sức ảnh hưởng mạnh trên thị trường cạnh tranh. Nếu một doanh nghiệp hay một ngân hàng tham gia thị trường mà khơng có năng lực cạnh tranh hay khả năng cạnh tranh yếu hơn so với các đối thủ cịn lại thì sẽ rất khó khăn để tồn tại và phát triển được, quá trình duy trì của ngân hàng ở đây nói chung phải là q trình lâu dài và liên tục. Khả năng cạnh tranh là cơ sở để đảm bảo khả năng duy trì lâu dài sức mạnh cạnh tranh đó. Trong bối cảnh hội nhập thế giới, Việt Nam trong những năm vừa qua đã có nhiều bước đổi mới trong nền kinh tế , có nhiều quan điểm cho rằng , năng lực cạnh tranh của ngân hàng gắn liền với ưu thế của các sản phẩm mà ngân hàng đưa ra thị trường. Cịn có các quan điểm khác cho rằng năng lực cạnh tranh của ngân hàng với thị phần mà nó nắm giữ, cũng có quan điểm đồng nhất của ngân hàng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh,…

Sau gần 10 năm hội nhập WTO, hệ thống ngân hàng của Việt Nam ngày càng trở nên hoàn thiện và nâng cao hơn. Số lượng các tổ chức tín dụng (TCTD) đang ngày càng phát triển và gia tăng, số lượng các ngân hàng nước ngoài , từ 28 chi nhánh năm 2004 đã tăng lên 46 chi nhánh vào năm 2014, các ngân hàng 100% vốn nước ngồi sau 10 năm đã có mặt của 5 ngân hàng. Từ đó, ta thấy được sự cạnh tranh không những chỉ trong mơi trường ngồi nước mà ngay cả trong nước cũng đã rất được đẩy mạnh. Điều này đòi hỏi hệ thống các ngân hàng trong nước buộc phải có những thay đổi trong quản trị, tăng năng lực tài chính, đầu tư vào cơng nghệ, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng để có thể cạnh tranh với các ngân hàng nước ngồi. Bằng việc đầu tư một cách có chiều sâu, các ngân hàng trong nước đang từng bước đứng vững trên thị trường và tạo lập được thị phần riêng ổn định.

Các dịch vụ của ngân hàng thương mại từ đó cũng khơng ngừng phát triển, thu hẹp khoảng cách với các nước ngoài. Đặc biệt, các sản phẩm của Việt Nam từ khi hội nhập quốc tế, ngày càng trở nên phổ biến, phát triển mạnh mẽ về công nghệ và thương mại điện tử. Theo thống kê đến cuối năm 2014, Việt Nam đã có 80 triệu thẻ ngân hàng được phát hành, 1.200.000 ví điện tử và 16.000 ATM… Có thể nói, việc phát triển các dịch vụ bán lẻ đã giúp các NHTM ở Việt Nam tạo được uy tín với người tiêu dùng và tạo động lực thúc đẩy quá trình mở rộng thị trường, tăng lợi nhuận cũng như khả năng cạnh tranh của mỗi ngân hàng.

Bên cạnh đó, với việc hình thành và thực hiện các cam kết mở cửa dịch vụ tài chính, các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài sẽ dễ dàng thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Điều này có thể gây ra nhiều sức ép tiềm ẩn cho hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam, có thể kể đến:

Về cạnh tranh thị trường, mặc dù có thể nhìn việc cạnh tranh như là động lực để thúc đẩy các ngân hàng trong nước phát triển,tuy nhiên, quá trình này cũng nảy sinh nhiều rủi ro. Các ngân hàng trong nước khơng cịn được bảo hộ, với hạn chế về mặt năng lực tài chính cũng như cơng nghệ ngân hàng và năng lực quản lý so với các TCTD quốc tế còn yếu kém sẽ khiến cho các ngân hàng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc giữ vững thị phần trong nước, cũng như tồn tại trong cơ chế thị

trường. Điều này đã được minh chứng bằng việc nhiều ngân hàng hoạt động không hiệu quả đã phải sáp nhập vào ngân hàng khác, đơn giản như việc 3 ngân hàng Đệ Nhất, Việt Nam Tín Nghĩa, Sài Gịn sáp nhập thành NHTM cổ phần Sài Gòn; HDB sáp nhập vào Đại Á; Habubank sáp nhập vào SHB PVFC hợp nhất với WesternBank thành PvcomBank.

Yếu tố kinh tế vĩ mô, năng lực chưa tốt trong quản lý điều hành dịng chảy tài chính. Việc tự do hóa dịng vốn đi kèm với năng lực tận dụng nguồn vốn đó cịn chưa tốt khiến cho việc đầu tư không hiệu quả dịng vốn nước ngồi đổ vào. Năm 2008, nền kinh tế bị mất cân đối vĩ mô với một loạt các dấu hiệu như lạm phát cao, có tháng lên tới 28,3%, thâm hụt cán cân thương mại lên tới 18 tỷ USD. Sự non yếu của thị trường tài chính thời kỳ này là một phần nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rút vốn đột ngột với quy mô lớn của một loạt các nhà đầu tư nước ngoài, và đã khiến cho thị trường ngoại hối gặp phải những cú sốc tỷ giá lớn.

Vì thế bên cạnh những ưu điểm như hiệu ứng tích cực thúc đẩy cải cách và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, hồn thiện mơi trường kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế nước ta trong dài hạn, tạo ra môi trường kinh doanh ngày càng bình đẳng, minh bạch, ngày càng phù hợp với chuẩn mực và thơng lệ quốc tế thì các NHTM trong nước cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn cịn ở trước mắt. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào thực lực và lợi thế của mình thì chưa đủ, bởi trong điều kiện tồn cầu hóa kinh tế, lợi thế bên ngồi đơi khi là yếu tố quyết định. Thực tế chứng minh một số ngân hàng là rất nhỏ, khơng có lợi thế nội tại, thực lực bên trong yếu nhưng vẫn tồn tại và phát triển trong một thế giới cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Như vậy, năng lực cạnh tranh của ngân hàng là việc khai thác, sử dụng thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm - dịch vụ hấp dẫn người tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường ”. Vì vậy trong quá trình hoạt động của mình, các ngân hàng thương mại ln tìm mọi cách để thu hút các yếu tố đầu vào với chi phí thấp nhất, đầu ra với giá cao nhất. Cạnh tranh trong kinh doanh hoạt động ngân hàng thể hiện qua những nội dung sau:

- Cạnh tranh trong việc tạo ra tính đa dạng của danh mục sản phẩm dịch vụ;

- Cạnh tranh về chất lượng dịch vụ;

- Cạnh tranh về giá cả dịch vụ;

- Cạnh tranh trong việc tạo các cơ hội tiếp cận, thu hút khách hàng;…

Để có thể gia tăng khả năng cạnh tranh thông qua các nội dung trên, các ngân hàng thương mại đã cạnh tranh với nhau thông qua việc gia tăng các yếu tố phản ánh năng lực nội tại: nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hiện đại hố cơng nghệ, nâng cao tiềm lực tài chính, thiết lập chiến lược cạnh tranh hiệu quả.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại nhà nước việt nam trong bối cảnh hội cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w