CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN DỮ LIỆU
3.1.1. Những vấn đề cơ bản về tổ chức cộng đồng kinh tế ASEAN(AEC)
Trọng tâm của Cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community, viết tắt là AEC) là phát triển kinh tế khu vực dựa trên sự kết nối sức mạnh của thị trường mười nước ASEAN (Brunei Darussalam, the Philippines, Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Cambodia và Myanmar). AEC sẽ trở thành mục tiêu hợp tác kinh tế cốt lõi của ASEAN, đóng vai trị xương sống trong nỗ lực liên kết ASEAN. Quá trình xây dựng AEC sẽ giúp thay đổi dần cơ cấu kinh tế theo hướng thích nghi, hỗ trợ q trình chuyển đổi mơ hình tăng trưởng của Việt Nam. Với sự chung sức của cộng đồng, sự quan tâm thỏa đáng của Nhà nước, AEC chắc chắn sẽ mang lại lợi ích đối với nền kinh tế Việt Nam.
AEC là một tổ chức hợp tác liên chính phủ dự định được thành lập vào năm 2015. Đây là một trong ba trụ cột quan trọng của Cộng đồng ASEAN nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra trong Tầm nhìn ASEAN 2020 và được khẳng định lại trong Tuyên bố Hòa hợp ASEAN (Tuyên bố Bali II): “Tạo dựng một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và cạnh tranh cao, nơi có sự di chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, di chuyển tự do hơn của các luồng vốn, phát triển kinh tế đồng đều và giảm nghèo, kinh tế - xã hội. AEC có sứ mệnh nhằm tạo dựng:
+ Một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất;
+ Một khu vực có sức cạnh tranh;
+ Phát triển đồng đều;
- xã hội.
Về thương mại hàng hóa ASEAN đã sửa đổi, bổ sung các hiệp định kinh tế ASEAN, trong đó có Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA) được ký kết ngày 26/2/2009 tại Thái Lan. Nghị định thư về sửa đổi một số hiệp định kinh tế ASEAN liên quan đến thương mại hàng hóa đã được ký ngày 8/3/2013 trong dịp Hội nghị AEM Retreat lần thứ 19 tại Hà Nội. Các nước thành viên ASEAN đang trong q trình hồn tất các thủ tục nội bộ để phê duyệt Nghị định thư. Các nước đã thảo luận tích cực để giải quyết các vấn đề hàng rào phi thuế quan (NTBs) trong ASEAN như cập nhật cơ sở dữ liệu về các công cụ phi thuế quan, phản hồi của khu vực tư nhân về giải quyết các trở ngại đối với thương mại. Ngồi ra, có 3-5 dự án thử nghiệm hoặc các tình huống sẽ được thực hiện để kiểm tra về mức độ cắt giảm các rào cản đối với thương mại. Bản ghi nhớ Dự án thử nghiệm lần thứ hai về Tự chứng nhận gồm Philippines, Lào và Indonesia đã được ký kết giữa các Bộ trưởng Kinh tế vào tháng 8/2012 tại Siem Reap, Campuchia, với thời hạn mục tiêu là được thực thi trong quý II/2013. ASEAN cũng bắt đầu thảo luận về các điểm tương đồng và khác biệt của hai dự án thử nghiệm tự chứng nhận hướng tới thực hiện chương trình tự chứng nhận tồn khu vực vào cuối năm 2015. Đối với Cơ chế hải quan một cửa ASEAN (ASW), với sự tham gia thử nghiệm của 7 nước thành viên (Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) về trao đổi dữ liệu điện tử C/O mẫu D và Tờ khai hải quan điện tử đã được hoàn tất. Tất cả các nước tham gia đều đã thử nghiệm thành công kết nối cổng ASW.
Về thương mại dịch vụ, ASEAN đã có những thỏa thuận giúp các bên sớm hồn tất các thủ tục cần thiết để Hiệp định ASEAN về di chuyển thể nhân có hiệu lực, trên cơ sở đó tạo thuận lợi cho việc di chuyển của các cá nhân tham gia vào các hoạt động thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và đầu tư trong khu vực. Các Bộ trưởng cũng ghi nhận tình hình xây dựng Gói cam kết dịch vụ thứ 9 trong khuôn khổ. Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS) và đề nghị các nước nỗ lực hồn thành Gói 9 trong năm 2013. ASEAN cũng đang chuẩn bị đàm phán một Hiệp định AFAS mới từ quý IV năm 2013 nhằm nâng cao tính tồn diện và cập nhật của Hiệp
định để phù hợp với bối cảnh hiện nay (Hiệp định AFAS được ký kết từ năm 1995). Bên cạnh đó, việc thực thi Kế hoạch Chiến lược Du lịch ASEAN 2011-2015 đang được tích cực triển khai nhằm tạo thuận lợi cho sự di chuyển của những người làm du lịch thông qua các thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA).
Về đầu tư, ASEAN đang trong giai đoạn thực thi Hiệp định ACIA, trong đó q trình rà sốt lẫn nhau đã được triển khai nhằm giám sát việc xóa bỏ các hạn chế/trở ngại hoặc cải thiện các biện pháp theo các điều khoản ACIA và Kế hoạch tổng thể về xây dựng AEC nhằm thúc đẩy ASEAN thành một khu vực thu hút đầu tư thống nhất. Đồng thời, cùng với Hiệp định đầu tư tồn diện ASEAN (ACIA) có hiệu lực từ tháng 3/2012, các nước ASEAN cũng đã hoàn tất thảo luận Nghị định thư sửa đổi Hiệp định ACIA nhằm đề ra quy trình sửa đổi Hiệp định và Danh mục bảo lưu của Hiệp định, hướng tới tự do hóa hơn nữa mơi trường đầu tư.