CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN DỮ LIỆU
3.2. Thực trạng nănglực cạnh tranh của các NHTMNNViệt Nam
3.2.1. Khái quát về hệthống NHTM Nhà nước ViệtNam
Nghị định 53/HĐBT là bước khởi đầu trong sự nghiệp đổi mới hệ thống ngân hàng Việt Nam. Từ năm 1989, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã chuyển đổi từ hệ thống ngân hàng một cấp, trong đó NHNN Việt Nam là một ngân hàng thực hiện cả chức năng của NHTM và ngân hàng trung ương, sang hệ thống ngân hàng hai cấp có định hướng thị trường hơn: Hệ thống Ngân hàng Nhà nước với chức năng quản lý nhà nước về Tiền tệ - Tín dụng - Thanh tốn; hệ thống ngân hàng chuyên doanh với nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ bao gồm: Ngân hàng Ngoại thương, Ngân Hàng Đầu tư và Phát triển. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam thành lập năm 1988, Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long thành lập năm 1997. Trong luận văn này chỉ tập trung vào phân tích vào hoạt động của 4 NHTMNN lớn nhất là ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, ngân hàng công thương Việt Nam và ngân hàng ngoại thương Việt Nam
Ở cấp độ ngân hàng trung ương, các hoạt động cải cách được thực hiện để hoàn thiện hơn nữa khuôn khổ pháp lý và tạo thuận lợi cho hoạt động ngân hàng. Ở cấp độ NHTM, các NHTMNN được khuyến khích hoạt động theo hướng thương mại hơn. Các khoản nợ xấu có nguồn gốc từ trước đã được phân loại xử lý thơng qua một số chương trình xử lý nợ trên phạm vi toàn quốc. Cho vay theo chỉ định và cho vay chính sách đã bắt đầu được tách ra khỏi các hoạt động thương mại.
NHNN Việt Nam được tổ chức thành một hệ thống tập trung thống nhất gồm bộ máy điều hành và hoạt động nghiệp vụ tại trụ sở chính ( đóng tại thủ đơ Hà Nội ) và mạng lưới chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, văn phòng đại diện và các đơn vị trực thuộc. Bộ máy tổ chức đã được đổi mới căn bản và từng bước hồn thiện theo hướng gọn nhẹ, khơng chồng chéo chức năng nhiệm vụ. Đáng chú ý, các qui định về pháp lý đã được hoàn thiện , củng cố xây dựng các mơ hình mới, quản lý tiền tệ - tín dụng – ngân hàng của NHNN đã được nâng lên một tầm cao mới, thực hiện tốt chính sách tiền tệ quốc gia và hoạt động có hiệu quả.
Trong những năm gần đây, các NHTM nhà nước đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao và đã tăng vốn nhưng các ngân hàng này vẫn còn nhỏ so với các NHTM trong khu vực. Ngồi ra các ngân hàng này cịn thiếu kỹ năng, kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng quốc tế và ngân hàng hiện đại, các khoản nợ xấu tính theo tiêu chuẩn quốc tế vẫn ở mức cao và quy trình thủ tục vẫn cịn lạc hậu. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM nhà nước, hiện nay, Việt Nam đang thực hiện tiến trình cổ phần hố những ngân hàng này nhưng việc thực hiện diễn ra tương đối chậm chạp.
3.2.1.1. Quy mô và mạng lưới hoạt động của các NHTMNN Việt Nam
Cùng với sự mở rộng mạng lưới nhanh chóng cũng diễn ra hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, phát triển mạng lưới không tương xứng với quy mô vốn , các ngân hàng hiện nay đang điểu tiết lại và coi việc phát triển mạng lưới là một biện pháp quan trọng để giữ vững thị phần và nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Bên cạnh đó, các NHTM Nhà nước đang có những kế hoạch triển khai mở rộng chi nhánh ở một số nước. Ví dụ, BIDV đang tìm kiếm cơ hơi ở một số nước ở khu vực Đông Dương và Đông Nam Á, Viettinbank đang triển khai mở văn phòng
đại diện, chi nhánh ở một số nước như Frankfurt, Berlinh (Đức). Đến tháng 01/2017, tại Việt Nam có 53 văn phịng đại diện của các ngân hàng đến từ nhiều quốc gia trên thế giới như : Pháp , Mỹ , Đức , Singapore, Trung Quốc , Thái Lan…
Bảng 3.3. Số lƣợng các ngân hàng tại Việt Nam qua các năm Loại ngân hàng
Ngân hàng thương mại nhà nước Ngân hàng thương mại cổ phần Ngân hàng thương mại liên doanh Chi nhánh ngân hàng nước ngoài Ngân hàng 100% vốn nước ngoài
Nguồn: Báo cáo thường niên các năm của NHNN
Trong năm 2015, Ngân hàng Nhà nước cũng đã chấp thuận về mặt nguyên tắc cho phép thêm 03 ngân hàng nước ngoài được thành lập ngân hàng con 100% vốn là CIMB, Public Bank Berhad (Malaysia) và Citi Bank (Mỹ) như vậy sang năm 2016, Sẽ có tổng số 8 ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam: ANZ Việt Nam, Standard Chartered Việt Nam, Shinhan Việt Nam, Hong Loeng Việt Nam, Citi Bank, CIMB và Public Bank Berhad. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tăng mạnh theo từng thời kì cũng là một bước chuyển mới của nền kinh tế Việt Nam, khi các ngân hàng đang mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh không những trong nước mà cịn cả nước ngồi, gây tầm ảnh hưởng vơ cùng lớn đối với các NHTMNN trong bối cảnh hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN ngày nay
Bên cạnh sự tăng trưởng về số lượng các ngân hàng thì quy mơ hoạt động của từng NHTM đặc biệt là các NHTMNN sẽ có những bước chuyển đổi mạnh mẽ. Tuy nhiên các NHTM Việt Nam chủ yếu tập trung ở khu vực đô thị và thành phố , ngoại trừ Vietinbank, Agribank có hê thống mạng lưới bao phủ trên toàn quốc và cùng một số ngân hàng khác sẽ càng mở rộng thị trường của mình trong các năm sắp tới. Hình dưới đây biếu thị số chi nhánh, phịng giao dịch của số NHTM đến nay tính đến thời điểm 30/06/2016.
Biểu đồ 3.1: Sự phát triển mạng lƣới hoạt động của một số NHTM Việt Nam
Nguồn: Báo cáo ngành ngân hàng năm 2016 của VPBS
Ngoài ra, sau khi tham gia cộng đồng kinh tế AEC , các ngân hàng trong nước cũng có cơ hội thâm nhập phát triển thị trường tài chính thế giới. Tuy nhiên, do luật lệ , pháp luật chặt chẽ ở một số nước tư bản trên thế giới cũng như cộng đồng ASEAN , các ngân hàng Việt Nam tại nước ngồi cịn có rất nhiều hạn chế do khó có thể tham gia , đầu tư và xúc tiến thương mại vào thị trường các ngân hàng quốc tế tiên tiến , đặc biệt là hạn chế về mặt khách hàng tham gia vào các tổ chức ngân hàng đó. Tính đến 30/06/2016, Việt Nam có khoảng 20 hiện diện thương mại hoạt động tại các nước trên thế giới như Thái Lan, Myanma, Lào , Singapore, Pháp, Đức… bao gồm ngân hàng thương mại 100% vốn, chi nhánh ngân hàng, văn phịng đại diện. Chính phủ Việt Nam đã và đang tái cơ cấu hệ thống ngân hàng nội địa với mục tiêu củng cố hoạt động trong nước và xây dựng phát triển ngân hàng quy mô "cấp khu vực".
Tại ASEAN, các ngân hàng hàng đầu ở Việt Nam đã có mặt ở những thị trường này như Lào hay Campuchia. Trong khi đó tại Myanmar, một thị trường rất tiềm năng khác, mới chỉ có Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được
cấp phép thành lập văn phòng đại diện. Tại Singapore, thị trường tài chính lớn nhất khu vực cũng mới chỉ có Vietcombank mở văn phịng đại diện.
Mặc dù các ngân hàng Việt Nam đang tìm kiếm cơ hội mở rộng đầu tư vượt ra ngoài lãnh thổ, nhưng sức mạnh về vốn, mạng lưới cũng như đa dạng sản phẩm của các ngân hàng lớn của ASEAN như Singapore , Malaysia, Indonesia , Thái Lan sẽ tạo ra một áp lực cạnh tranh không hề nhỏ so với các ngân hàng ở trong nước.
Bảng 3.4: Mạng lƣới các NHTMNN Việt Nam tại ASEAN
Viettinbank BIDV Agribank Vietcombank
Nguồn: Nguyễn Cẩm Nhung (2015)
Nhìn theo bảng biểu trên, ta thấy tần suất hoạt động của các NHTHM Nhà nước Việt Nam thật sự chưa thật nhiều khi mới chỉ có BIDV có 3 chi nhánh và văn phịng đại diện tại ASEAN. Mặc dù thống kê cho thấy rằng , Agribank đang có số lượng chi nhánh, phịng giao dịch khổng lồ với 2.300 điểm trải rộng khắp cả nước, tiếp đến là Vietinbank với hơn 1.150 điểm. Với số lượng kể trên, phòng giao dịch của Vietinbank và Agribank đã chiếm 1/3 tổng số chi nhánh, phịng giao dịch của tồn bộ hệ thống. Trong khi đó , BIDV là ngân hàng có tổng số chi nhánh và phòng giao dịch lớn thứ ba trong cả nước với 127 chi nhánh và 584 phòng giao dịch và 16 quỹ tiết kiệm. Trong thời gian tới khi Việt Nam gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN, các NHTMNN Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội đầu tư, phát triển hơn nữa và mở rộng các văn phòng giao dịch, chi nhánh của mình ra các đất nước láng giềng trong ASEAN và trên toàn cầu thế giới.
3.2.1.2. Các nghiệp vụ của NHTM Nhà nước Việt Nam
Tương ứng với các chức năng trên , NHTMNN hoạt động với ba mảng nghiệp vụ chính: nghiệp vụ nguồn vốn, nghiệp vụ sử dụng vốn và các nghiệp vụ khác.
+ Nghiệp vụ nguồn vốn
- Vốn chủ sở hữu: là vốn riêng có của NHTMNN khi được thành lập và bổ sung trong quá trình hoạt động , gồm có vốn diều lệ và các quỹ. Vốn chủ sở hữu thường chiếm tỷ lệ nhỏ trên tổng nguồn vốn nhưng có ý nghĩa quan trọng về năng lực tài chính và thanh tốn trong hoạt động ngân hàng.
- Vốn huy động: là tài sản bằng tiền của khách hàng mà NHTM đang tạm thời quản lý và sử dụng. Đây là nguồn vốn chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của NHTM bao gồm:
1. Tiền gửi khơng có kỳ hạn;
2. Tiền gửi có kỳ hạn và tiết kiệm;
3. Nguồn vốn huy động qua phát hành kỳ phiếu , trái phiếu…
+ Vốn tiếp nhận: Vốn tiếp nhận là nguồn vốn tiếp nhận từ các nhà tài trợ của Chính phủ, tổ chức tài chính hoặc tư nhân để tài trợ theo các chương trình dự án về phát triển kinh tế - xã hội…
+Nguồn vốn khác: Nguồn vốn phát sinh trong q trình hoạt động khơng thuộc các nguồn nói trên như nguồn vốn phát sinh khi làm đại lý chuyển tiền các dịch vụ ngân hàng… + Nghiệp vụ sử dụng vốn
Dự trữ: Các NHTMNN luôn phải dành một phần vốn dự trữ thích hợp nhằm đáp ứng các nhu cầu sau:
1. Thực hiện dữ trữ bắt buộc theo quy định của NHNN
2. Thực hiện các lệnh rút tiền và thanh toán chuyển tiền của khách hàng
3. Chi trả các khoản tiền gửi đến hạn, chi trả lãi
4. Đáp ứng nhu cầu giải ngân của khách hàng.
5. Thực hiện các khoản chi trả khác..
Dự trữ của ngân hàng có thể tồn tại dưới hình thức tiền mặt, tiền gửi tại NHNN, tiền gửi tại các TCTD khác, và các chứng khốn có tính thanh khoản cao.
+ Cấp tín dụng: bao gồm cho vay ngắn hạn , trung dài hạn, chiết khấu thương phiếu và chứng từ có giá, bảo lãnh…
+ Đầu tư: đây là nghiệp vụ giúp NHTMNN phân tán rủi ro đồng thời tạo ra thu nhập. Các hình thức đầu tư bao gồm:
6. Góp vốn liên doanh, mua cổ phần của doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác 7. Mua chứng khốn và các giấy tờ có giá
+ Các nghiệp vụ khác của NHTMNN
Kinh doanh dịch vụ ngân hàng là mảng hoạt động hiệu quả và ít rủi ro so với hoạt động cấp tín dụng truyền thống của ngân hàng do quá trình kinh doanh dịch vụ thì khả năng tổn thất tài sản của NH thấp hơn so với kinh doanh truyền thống. Ví dụ: trong vay thì NH thì có thể bị mất khoản tiền cho vay nếu khi thẩm định khoản vay chưa lường hết rủi ro dẫn đến không thu hồi được vốn, hoặc trong nghiệp vụ bảo lãnh thì NH có khả năng phải thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng khi khách hàng khơng hồn thành nghĩa vụ cam kết đối với thụ hưởng bảo lãnh . Chính vì vậy , thơng thường NHTMNN có đinh hướng là tăng tỷ trọng đóng góp của kinh doanh dịch vụ trong thu nhập. Dịch vụ ngân hàng bao gồm:
8. Dịch vụ ngân quỹ
9. Dịch vụ ủy thác
10. Tư vấn tài chính
Các nghiệp vụ ngân hàng thường khơng tách rời nhau mà có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau.