1.2 .Cơ sở lý luận về NHTM và nănglực cạnh tranh của các NHTM
1.2.4 .Các chỉ tiêu đánh giá nănglực cạnh tranh của NHTM
1.3. Kinhnghiệm quốctế về nângcao nănglực cạnh tranh của một số NHTM trên
1.3.4. Bài học kinhnghiệm cho ViệtNam
Từ thực tiễn hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong hơn 15 năm qua và kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh của một số NHTM các nước, chúng ta rút ra một số bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh cho NHTM trong xu thế hội nhập:
-Trung Quốc tương đối chậm chân trong một số thay đổi từ những NHTMMNN hàng đầu của mình, vì vậy kéo theo sự thay đổi tiếp diễn của tồn bộ hệ thống ngân hàng đó. Đó là một bài học kinh nghiệm vơ cùng q báu mà các NHTMNN Việt Nam cần quan tâm và rút ra kinh nghiệm.
- Từ những khó khăn mà các ngân hàng Trung Quốc , Thái Lan , Malaysia đã nếu ở trên , thì họ đã biết cách cải thiện nhanh chóng , biết áp dụng thời cơ đúng thời điểm nền kinh tế phát triển trở lại. Trung Quốc, Thái Lan là những đất nước khá thành công trong vấn đề giải quyết nợ xấu thông qua việc quản lý tài sản. Hiện nay, Việt Nam cũng có những cơng ty quản lý tài sải thuộc các NHTM nhưng tính hiệu quả chưa được ổn định. Giải quyết vấn đề đòi nợ xấu của Việt Nam cũng là một bài toán khá nan giải mà cũng cần được tiến hành song song với các chương trình cải cách doanh nghiệp nhà nước. Cần khuyến khích các NHTM Việt Nam tham gia vào quá trình đổi mới doanh nghiệp Nhà nước vì các NHTM có tiềm năng về vốn và có kinh nghiệm quản lý tài chính hơn các doanh nghiệp.
- Nhà nước nên có những biện pháp quản lý tài sản quốc gia để trợ giúp các NHTM xử lý các khoản nợ khó địi của các doanh nghiệp nhà nước. Vì nếu chỉ để các NHTM khơng thì rất khó tiến hành cơng việc hiệu quả vì khối lượng nợ xấu của
nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam là quá lớn. Hơn thế, để ngân hàng tự giải quyết những vấn đề này có thể làm giảm mức độ kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam. - Các NHTM còn chịu nhiều sự chi phồi về tỷ lệ vốn chủ sở hữu của Nhà nước như tỷ lệ vốn chủ sở hữu của các NHTMNN hiện nay ở mức cao: VCB ( 77,11%), BIDV (95,28%), Agribank (100%), Vietinbank (64,46%). Trong khi đó , có thể giảm tỷ lệ sở hữu về 51% mà khơng ảnh hưởng trực tiếp đến sự can thiệp của nhà nước. Như các ngân hàng khác trên thế giới có rất ít các NHTM mà nhà nước sở hữu cao như vậy như ở Việt Nam, điều này sẽ không tạo được sự linh hoạt trong cạnh tranh và hiệu quả trong quản lý, nên cần phải nghiên cứu và giảm xuống thấp hơn nữa. Bên cạnh đó, muốn hội nhập thành cơng, NHTM phải khơng ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
- Các yếu tố về nguồn lực đóng vai trị quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Chính vì vậy mà các giải pháp sáp nhập, hợp nhất, mua lại thường được các ngân hàng lớn sử dụng nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường một cách nhanh chóng. Các ngân hàng của các nước đang phát triển và chuyển đổi kinh tế thì đang cơ cấu lại ngân hàng nhằm tạo ra một hình ảnh ngân hàng lành mạnh hơn và tăng cường các yếu tố nguồn lực của ngân hàng.
- Năng lực quản trị, điều hành ngân hàng là yếu tố quyết định nhất đến việc duy trì năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
- Việc mở cửa thị trường trong nước cho các ngân hàng nước ngồi vừa tạo mơi trường cạnh tranh làm động lực cho các ngân hàng trong nước phát triển nhưng các NHTM Việt Nam sẽ phải lường trước được nguy cơ rủi ro khi phải cạnh tranh với đối thủ có cơng nghệ, nguồn vốn dồi dào và kinh nghiệm hơn trên thị trường quốc tế.