Đánh giá chung vềnăng lực cạnh tranh của hệthống NHTMNN trong bố

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại nhà nước việt nam trong bối cảnh hội cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) (Trang 100)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN DỮ LIỆU

3.3. Đánh giá chung vềnăng lực cạnh tranh của hệthống NHTMNN trong bố

3.3.1. Những điều dã đạt được

Công tác tiếp thị bài bản và được đầu tư đúng mức giúp ngân hàng Nhà nước cũng đã đạt được những thành quả nhất định trong chiến lược tiếp thị. Ngân hàng đã chú trọng hơn trong việc khai thác những cơ hội trong tiếp thị, hình ảnh Ngân hàng được quảng bá thơng qua việc tài trợ một số chương trình phát sóng định kỳ, hay các các chương trình quảng cáo qua phương tiện thơng tin đại chúng như truyền hình, báo chí. Ngồi ra, các tờ báo, tờ rơi giới thiệu về sản phẩm dịch vụ ngân hàng có kích thước gọn nhẹ, thiết kế và trình bày đẹp, hiện đại, rõ ràng, hấp dẫn đặt tại các quầy giao dịch của ngân hàng để giới thiệu và hướng dẫn khách hàng lựa chọn các sản phẩm dịch vụ. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ nhân viên Ngân hàng tại các đơn vị kinh doanh cũng thường xuyên tiếp cận trực tiếp các khách hàng tiềm năng, mũi nhọn để giới thiệu các sản phẩm dịch vụ, thực hiện cơng tác chăm sóc khách hàng qua tặng quà lưu niệm khi đến giao dịch với ngân hàng như: viết, nón, áo mưa, lịch... Mối quan hệ với các khách hàng truyền thống được duy trì bền vững nhờ chính sách hậu mãi tốt cùng với biểu lãi suất và phí ưu đãi. Cơng tác tiếp thị không ngừng được cải thiện đã làm thay đổi hình ảnh, gia tăng uy tín của Ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam phù hợp với yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế.

NHNN có các hệ thống chi nhánh trọng điểm tại các vùng có nền kinh tế phát triển như Hà nội, Hồ Chí Minh… giúp cho thị phần ln ln được mở rộng, ổn định có lượng khách hàng dồi dào.

Am hiểu thị trường trong nước hơn và có nguồn thơng tin về khách hàng tốt hơn các ngân hàng nước ngồi. Có được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Chính phủ, tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển mạnh và bền vững.

Môi trường pháp lý thuận lợi. Hệ thống NHTMNN Việt Nam đã có nhiều lợi thế từ ưu đãi của môi trường pháp luật so với các NHNNg trong quá trình kinh doanh ở Việt Nam ( huy động tiền gửi , tín dụng, lĩnh vực kinh doanh, mở chi nhánh…). Có tỷ lệ an tồn vốn cao đây là dấu hiệu tốt đối với NHNN để nâng cao năng lực cạnh tranh, NH cần duy trì tỷ lệ này để nâng cao uy tín đối với khách hàng và giữ vững năng lực tài chính của mình.

3.3.2. Những điều cần khắc phục

Qua việc phân tích cụ thể từng chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của các NHTMNN, có thể thấy ngân hàng cịn rất nhiều điểm cần khắc phục:

- Năng lực quản lý, điều hành còn hạn chế so với yêu cầu của một NHTMNN hiện đại và chưa đáp ứng được yêu cầu của hội nhập khi mà các NHNNg tham gia vào thị trường.

- Năng lực tài chính của các NHTMCP nói chung cịn có hạn, mà thời gian qua các NHTMNN tham gia vào cuộc đua lãi suất. Cuộc chạy đua lãi suất có thể dẫn tới rủi ro làm tất cả cùng suy yếu. Trong khi đó, các NHNNg lại có tiềm lực tài chính mạnh cùng các chiến lược marketing mạnh mẽ sẽ tham gia vào cuộc đua này.

- Chính sách xây dựng thương hiệu cịn kém. Đây là một chính sách rất quan trọng để khuyếch trương tên tuổi và tạo uy tín, lịng tin với khách hàng từ đó nâng cao được năng lực cạnh tranh của chính ngân hàng mình. Tuy nhiên, do chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của chính sách này nên ngân hàng chưa thực sự quan tâm xác đáng.

- Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được so với nhu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Đội ngũ lao động của ngân hàng khá đơng nhưng trình độ chun mơn nghiệp vụ chưa đáp ứng được các yêu cầu trong q trình hội nhập.

- Sản phẩm dịch vụ cịn đơn điệu, nghèo nàn, tính tiện ích chưa cao, chưa thuận tiện và bình đẳng cho khách hàng thuộc các thành phần kinh tế trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ khách hàng. Tín dụng vẫn là hoạt động kinh doanhh chủ yếu tạo thu nhập cho các ngân hàng.

- Các tỷ lệ về chi phí nghiệp vụ và khả năng sinh lời của ngân hàng còn thua kém các ngân hàng khác trong khu vực.

- Quy mô vốn hoạt động chưa được mở rộng triệt để nên chưa thực hiện được mục tiêu kinh doanh một cách hoàn chỉnh. Hơn nữa, ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc phát triển kinh doanh, mua sắm tài sản và hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng để tăng năng lực cạnh tranh của mình.

- Thiếu chiến lược kinh doanh hiệu quả và bền vững. Hoạt động kiểm tra và kiểm toán nội bộ cịn yếu, thiếu tính độc lập hệ thống thơng tin báo cáo tài chính, kế tốn và thơng tin quản lý cịn chưa đạt tới chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

3.3.3. Cơ hội của các NHTMNN Việt Nam

Quá trình hội nhập quốc tế giúp các NHTMNN Việt Nam có cơ hội tiếp cận với vốn, cơng nghệ, kinh nghiệm, trình độ quản lý của một số NHTMNN lớn và có uy tín trên trường quốc tế. Mặt khác, để nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh và theo kịp yêu cầu phát triển của thị trường trong và ngoài nước, tự thân các NHTMNN Việt Nam phải chủ động thực hiện cơ cấu lại hoạt động và tổ chức theo hướng hợp lý và chuyên nghiệp hơn, tiệm cận các chuẩn mực chung của quốc tế. Các NHTM nước ngồi tham gia vào thị trường tài chính ngân hàng trong nước sẽ làm tăng sức ép cạnh tranh với các ngân hàng nội, làm gia tăng sự lành mạnh và an tồn của tồn bộ hệ thống NHTMNN. Có thể chỉ ra những cơ hội như sau:

Thứ nhất, hội nhập quốc tế là cơ hội tăng năng lực tài chính của các NHTMNN Việt Nam. Thực tế quá trình tái cơ cấu hệ thống các TCTD theo đề án của Chính phủ thời gian qua cho thấy, vốn điều lệ của các NHTMNN đã tăng lên với tốc độ tăng trưởng khá tốt. Đến tháng 8/2015, vốn điều lệ của Khối NHTM nhà nước đạt 144.999 tỷ đồng, tăng 0,54% so với 31/12/2014; khối NHTM cổ phần đạt 186.147 tỷ đồng tăng 2,97% so với 31/12/2014. Giá trị tổng tài sản của các NHTM

cũng tăng mạnh từ khi các ngân hàng tham gia sâu vào quá trình hội nhập. Xem xét giai đoạn 2007- 2014 cho thấy, quy mô tổng tài sản của các NHTM Việt Nam đã tăng từ 1.069 nghìn tỷ đồng (2007) lên 6.515 nghìn tỷ đồng (2014), gấp 6,4 lần và đến cuối tháng 8/2015, đạt khoảng 6.753 nghìn tỷ đồng. Cam kết hội nhập của Việt Nam cho phép các NHNN được đầu tư mua cổ phần của các NHTMNN trong nước. Đây chính là cơ hội để các NHTMNN trong nước tiếp cận dịng vốn quốc tế thơng qua phát hành cổ phiếu bán cho đối tác chiến lược là các NHNN. Hiện nay, có rất nhiều NHTMNN của Việt Nam có cổ đơng ngoại góp vốn với tỷ lệ sở hữu lên tới 20 - 30% như: Vietinbank có 2 cổ đơng chiến lược nước ngồi là cơng ty tài chính quốc tế (IFC) sở hữu 10% cổ phần (~ 173 triệu USD) và ngân hàng Tokyo Mitsubishi UFJ sở hữu 20% cổ phần (~ 347 triệu USD); Vietcombank có cổ đơng chiến lược là ngân hàng Mizuho sở hữu 15% cổ phần (~128,1 triệu USD); VIB có cổ đông chiến lược là Commonwealth bank of Australia sở hữu 15% cổ phần (~ 600 tỷ NVD);… Đây là một lượng vốn rất lớn làm tăng tiềm lực tài chính của các ngân hàng nội. Tiềm lực tài chính mạnh là điều kiện tiên quyết giúp cho các NHTM Việt Nam có thể đầu tư công nghệ hiện đại, mở rộng mạng lưới hoạt động, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực từ đó nâng cao năng lực quản trị điều hành đáp ứng chuẩn quốc tế. Thứ hai, hội nhập quốc tế là cơ hội được chuyển giao công nghệ, kỹ thuật quản lý ngân hàng hiện đại. Tại hầu hết các NHTM cổ phần có tỷ lệ sở hữu nước ngồi trên 5% đều có các chun gia nước ngồi đảm trách các vị trí quan trọng trong bộ máy quản trị điều hành như Techcombank, VIB,… 4/7/2017 NHNN Cơ hội và thách thức đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập nước ngồi đảm trách các vị trí quan trọng trong bộ máy quản trị điều hành như Techcombank, VIB,… Được làm việc với các chuyên gia quản lý cấp cao trong ngân hàng là cơ hội để chuyển giao cơng nghệ, kỹ năng, trình độ quản lý tốt đội ngũ cán bộ quản lý Việt Nam. Mặt khác, có nhiều NHTM trong nước đã thuê các chuyên gia nước ngồi cung cấp các gói thầu tư vấn về xây dựng chiến lược, lập kế hoạch kinh doanh, quản trị rủi ro, quản trị nhân sự, đánh giá chất lượng dịch vụ,… Có thể khẳng định, đây là bước chủ động của các NHTM Việt Nam

trong việc đón đầu các cơ hội kinh doanh, đi tìm tiếng nói chung với các nhà đầu tư nước ngồi, các đối tác nước ngoài trên con đường hợp tác, cạnh tranh để phát triển. Hiện nay, hàng loạt NHTMNN Việt Nam đã áp dụng hệ thống phần mềm công nghệ hiện đại để quản trị ngân hàng như: hệ thống corebanking, hệ thống quản trị khách hàng CRM, chất lượng và hiệu quả hoạt động vì vậy được nâng lên rõ nét.

Thứ hai, hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN là cơ hội để các NHTMNN Việt Nam nâng cao khả năng quản trị ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế, nâng cao tính minh bạch, cơng khai. Thời gian qua, dưới tác động của khủng hoảng tài chính tồn cầu, các NHTM trong nước đứng trước áp lực phải đổi mới mạnh mẽ, toàn diện về tổ chức và hoạt động để có thể khẳng định vị thế và đứng vững trên thị trường. Nhiều NHTM trong nước đã chú trọng tăng cường kỹ năng quản trị rủi ro, tiệm cận các chuẩn mực quản trị ngân hàng hiện đại của quốc tế (Basel II, III). Điển hình như Vietinbank, ngay sau khi IFC trở thành cổ đông chiến lược (2010), đã ký kết và triển khai tích cực thỏa thuận hợp tác kỹ thuật theo 4 cấu phần, trong đó hỗ trợ về cơng tác quản trị rủi ro là một cấu phần quan trọng nhằm xác lập các điều kiện để áp dụng các chuẩn mực của Basel. Có thể khẳng định, hội nhập quốc tế đã giúp các NHTMNN Việt Nam có cơ hội tiếp cận kinh nghiệm, kiến thức của các ngân hàng lớn, các tổ chức tài chính lớn trên thế giới trong công tác quản trị rủi ro nói riêng và quản trị điều hành nói chung. Mặt khác, với sự tham gia của các cổ đơng chiến lược nước ngồi, buộc các ngân hàng phải cơng khai, minh bạch hóa thơng tin, các hoạt động quản trị, kế tốn, tài chính phải chuẩn hóa theo thơng lệ quốc tế. Thực tế cho thấy, hàng loạt các NHTM cổ phần Việt Nam khi niêm yết trên thị trường chứng khoán đã phải chuyển hệ thống kế toán sang chuẩn mực quốc tế (IFRS) bên cạnh hệ thống kế toán theo chuẩn mực Việt Nam (VAS). Yêu cầu này là tất yếu khi các NHTM Việt Nam có nhu cầu niêm yết trên thị trường quốc tế. Một số NHTMNN lớn đã bắt đầu thuê các tổ chức định giá, xếp hạng tín nhiệm quốc tế để định mức tín nhiệm như BIDV, VCB, Vietinbank. Việc cơng khai xếp hạng bởi các tổ chức quốc tế sẽ mở ra cơ hội cho các NHTM lớn của Việt Nam thâm nhập thị trường quốc tế. Thứ tư, hội nhập quốc tế mở ra cơ hội cho các NHTM Việt Nam mở

rộng, phát triển thị trường ra nước ngoài. Theo nội dung đã kết thúc đàm phán trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, một nhà cung cấp dịch vụ của một nước trong cộng AEC có thể cung cấp dịch vụ tài chính tại thị trường của một nước AEC khác nếu các công ty trong nước hoạt động tại thị trường này được phép cung cấp dịch vụ đó. Chính vì vậy, cộng đồng kinh tế ASEAN đã mở ra cơ hội tiếp cận thị trường nước ngoài cho các NHTM Việt Nam. Thực tế cho thấy, trong giai đoạn 2014 - 2017, một số NHTM lớn đã tiên phong trong việc xuất khẩu dịch vụ tài chính ngân hàng, bảo hiểm, chứng khốn ra thị trường nước ngồi, điển hình như BIDV, VCB, Vietinbank. Các NHTMNN này đã có sự chuẩn bị, chủ động đón đầu khá tốt cơ hội này: từ việc nghiên cứu, thăm dò thị trường ở các nước phát triển (Mỹ, Đức, Nga) đến việc thâm nhập thị trường các nước trong khu vực ASEAN như Lào, Campuchia, Myanmar,… mở các văn phòng đại diện, chi nhánh. Đến nay, có khoảng hơn 20 chi nhánh, văn phòng đại diện của các NHTM Việt Nam ở nước ngoài.

3.3.4. Thách thức của các NHTMNN Việt Nam

Bên cạnh những cơ hội đến từ hội nhập quốc tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam cịn phải đối mặt với nhiều khó khăn nội tại trong nền kinh tế cũng như nội tại của từng ngân hàng, thể chế của hệ thống ngân hàng còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với yêu cầu cải cách và lộ trình hội nhập là những thách thức lớn của các NHTMNN Việt Nam trong quá trình hội nhập.

Thứ nhất, sức ép cạnh tranh trên thị trường ngân hàng trong nước ngày càng gay gắt do sự hiện diện của các NHNN. Tuy hiện nay, các ngân hàng liên doanh, NHNN mới chỉ chiếm thị phần nhỏ trên thị trường Việt Nam (1015% thị phần tín dụng, 57% thị phần huy động vốn) nhưng với hệ thống công nghệ hiện đại và nguồn nhân lực có trình độ chun mơn cao, các NHNN đang có lợi thế cạnh tranh cao hơn các NHTM trong nước trên các mặt hoạt động: huy động vốn, tín dụng, dịch vụ thanh tốn và các dịch vụ ngân hàng khác. Khi các cam kết hội nhập WTO, AEC, TPP bắt đầu có hiệu lực, các NHNN được quyền huy động vốn từ dân cư, cung cấp dịch vụ cho vay cá nhân, tổ chức là người Việt Nam, thị phần này là mảnh đất màu mỡ cho các NHNNg khai thác với thế mạnh về chất lượng dịch vụ vượt trội hơn các

NHTM trong nước. Một thực tế không thể phủ nhận là các NHNNg đang dần dần có “sức hấp dẫn” cao hơn các NHTMNN trong nước khi người dân Việt Nam ngày càng có trình độ dân trí cao hơn, thu nhập cao hơn, họ sẽ hướng đến các nhà cung cấp dịch vụ tốt hơn. Phân khúc thị trường khách hàng có thu nhập cao và trung bình, khách hàng là tầng lớp trí thức sẽ dần dịch chuyển sang các NHNNg, nguy cơ bị thua ngay trên “sân nhà” là một thách thức hiện hữu của các NHTMNN Việt Nam. Thách thức này đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm, đầu tư cơng nghệ hiện đại.

Thứ hai, hội nhập quốc tế tất yếu sẽ dẫn tới sự dịch chuyển nguồn nhân lực chất lượng cao từ các NHTMNN với các NHTM trong nước sang các NHNNg tại Việt Nam và thậm chí là trong khu vực. Do đặc trưng nghề nghiệp, đội ngũ nhân lực ngành tài chính ngân hàng phải là nguồn nhân lực chất lượng cao với trình độ chun mơn giỏi, kỹ năng ngoại ngữ và tin học tốt, khai thác và sử dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơng nghệ cao, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt. Trong số đó, các chun gia tài chính là những người có tầm nhìn chiến lược, có hành động quyết đốn và ngun tắc như một người chỉ huy, đặc biệt là khi phải đối phó với những diễn biến phức tạp trong kinh doanh. Nguồn nhân lực chất lượng cao được coi là yếu tố then chốt để đáp ứng yêu cầu khắt khe của hội nhập, một trong những điều kiện quan trọng đảm bảo sự phát triển lành mạnh, hiệu quả và nâng cao khả năng cạnh tranh của các NHTMNN Việt Nam. Đây là một thách thức rất lớn của các NHTMNN Việt Nam hiện nay, bởi thực tế cho thấy, ngành tài chính ngân hàng của Việt Nam đang khan hiếm nghiêm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là các chun gia tài chính có bằng cấp quốc tế. Mặt khác, các NHTMNN Việt Nam còn phải đối mặt với vấn đề chảy máu chất xám trong quá trình cạnh tranh thu hút nhân tài. Khu vực tài chính ngân hàng ln diễn ra chu trình di chuyển lao động khá khắc nghiệt và trong chu trình đó tất yếu sẽ diễn ra việc dịch chuyển nhân lực chất lượng cao từ các NHTMNN trong nước sang NHNN tại Việt Nam và sang các nước trong khu vực nếu khơng có chính sách và biện pháp giữ chân nhân tài. Thứ ba, tiềm lực tài chính khiêm tốn, chất lượng tài sản thấp và chưa hợp lý,

công nghệ ngân hàng cịn có khoảng cách xa so với khu vực và thế giới. Mặc dù vốn điều lệ của các NHTM trong nước đã tăng trưởng gấp nhiều lần so với trước khi hội nhập (hiện nay, trong khoảng 133 triệu USD đến 1,8 tỷ USD), song, mức vốn điều lệ trung bình của các NHTMNN Việt Nam vẫn không thể so sánh với các ngân hàng trong khu vực với số vốn điều lệ hàng tỷ USD (Ngân hàng Mitsubishi UFJ có số vốn lên đến 1.770 tỷ USD, hay United Overseas Bank của Singapore có số vốn lên tới 13,4 tỷ SGD). Đây là một bất lợi lớn của các NHTMNN Việt Nam xét về tỷ lệ an

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại nhà nước việt nam trong bối cảnh hội cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w