CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN DỮ LIỆU
3.1.3. Những điều chỉnh và hoàn thiện khung khổ pháp lý của NHNN ViệtNam
1/2017
Kể từ năm 2007, NHNN đã thực hiện vai trò đầu mối của Chính phủ Việt Nam trong việc duy trì và mở rộng mối quan hệ đối với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như IMF, WB, và ADB nhằm tăng cường hợp tác song phương và đa phương trong lĩnh vực ngân hàng và hoàn thành xây dựng chương trình hành động của ngành ngân hàng giai đoạn 2007-2012. Chính vì vậy, giai đoạn này, NHNN đã và đang khẩn trương triển khai hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động của hệ thống ngân hàng như tiến hành tổng kết tình hình thực hiện 02 luật ngân hàng hiện hành, đồng thời triển khai các bước xây dựng 02 luật ngân hàng mới; hoàn thiện khung pháp lý hiện hành và dự thảo đề cương đối với luật giám sát an toàn hoạt động ngân hàng, xây dựng dự án luật bảo hiểm tiền gửi. Năm 2007, NHNN cũng đã chủ trì xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới hệ thống ngân hàng trong tiến trình hội nhập quốc tế như: Quy chế cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần, thành lập và hoạt động của TCTD phi ngân hàng, các văn bản sửa đổi bổ sung quy định về tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng; quy định về tổ chức và hoạt động của ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
Hồn thiện mơi trường pháp lý cho hoạt động của các ngân hàng và TCTD phi ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực tài chính đã có bước cải thiện rõ
rệt Nhờ đó đã đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước. Cuối tháng 12/2007, Vietcombank tổ chức thành công đề án IPO, ghi dấu mốc quan trọng trong tiến trình cổ phần hóa các NHTM nhà nước. Vietinbank và BIDV cũng hồn thành xong đề án cổ phần hóa và lựa chọn đối tác chiến lược nước ngồi. Củng cố và nâng cao năng lực tài chính của các NHTM cổ phần. Năm 2007, các NHTM cổ phần đều có phương án, lộ trình tăng vốn điều lệ theo Nghị định
141/2006/NĐ-CP về mức vốn pháp định của TCTD, hầu hết các ngân hàng đã tăng vốn đạt gần mức quy định cho năm 2010. Cùng với việc tăng vốn điều lệ, các NHTM cổ phần đều đã đảm bảo tỷ lệ an toàn tối thiểu đạt tỷ lệ quy định 8%. Một số ngân hàng với sự tham gia của cổ đông là các tổ chức tài chính có uy tín nên đã có bước cải cách mạnh cơng tác quản trị điều hành, phát triển được nhiều dịch vụ mới, hiệu quả kinh doanh tăng mạnh.
Theo báo cáo thường niên của NHNN (2008), nhằm nâng cao tính hiệu quả của năng lực cạnh tranh các NHTMNN, NHNN đã cơ cấu lại bộ máy tổ chức và nâng cao năng lực thanh tra, giám sát, Chính phủ đã cho phép hình thành cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nhà nước . Bên cạnh đó, NHNN tiếp tục triển khai Đề án đổi mới hoạt động giám sát từ xa phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn Việt Nam với 3 hệ thống: giám sát vi mô với từng TCTD, giám sát vĩ mơ với tồn bộ hệ thống ngân hàng và cảnh báo sớm rủi ro. Phương pháp thanh tra được từng bước đổi mới với việc triển khai thử nghiệm phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro. Để tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới hệ thống ngân hàng, cũng trong năm 2008, NHNN đã trình Chính phủ 03 dự thảo Luật: Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ Luật dân sự (phần liên quan đến lãi suất huy động và cho vay của TCTD), Luật NHNN (sửa đổi), Luật các TCTD (sửa đổi); xây dựng Luật Bảo hiểm tiền gửi. NHNN cũng đã ban hành 43 văn bản quy phạm pháp luật như cơ chế điều hành lãi suất mới, quy chế mới về đại lý thu đổi ngoại tệ, sửa đổi quy định về tỷ lệ an toàn trong hoạt động của TCTD và các điều lệ khác nói chung.
Nhằm đẩy nhanh chương trình tái cơ cấu, nâng cao năng lực hoạt động và cạnh tranh, tiếp tục triển khai kế hoạch cổ phần hóa NHTM Nhà nước, vào tháng 12/2008, Vietinbank cũng thực hiện IPO, các NHTM có mức vốn điều lệ dưới 1.000 tỷ đồng đã khẩn trương xây dựng và thực hiện kế hoạch tăng vốn trước thời điểm 31/12/2008 nhằm Về cơ bản, các TCTD có vốn điều lệ dưới 1.000 tỷ đồng đã hoàn thành kế hoạch tăng vốn nhằm nâng cao năng lực hoạt động và cạnh tranh. Để hoạt động hiệu quả, các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cũng được ngân hàng
triển khai thực hiện như tiếp tục tái cơ cấu tổ chức và hoạt động, tập trung củng cố nâng cấp mạng lưới sẵn có, xây dựng và hồn thiện hệ thống kiểm tra kiểm soát, kiểm toán nội bộ nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro, năng lực tài chính.
Năm 2010, hệ thống thể chế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng được tập trung hoàn thiện, hướng tới chuẩn mực mới, phù hợp hơn với các thông lệ quốc tế và điều kiện Việt Nam nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước của NHNN và tạo thuận lợi cho các NHTM hoạt động an toàn, hiệu quả trong bối cảnh hội nhập mới. Năm 2010, đã có những chuyển biến mới, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc hồn thiện khn khổ pháp lý về hoạt động ngân hàng với mục tiêu nâng cao vai trị, trách nhiệm và tính chủ động của NHNN trong thực thi chính sách tiền tệ và quản lý, giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng cho các TCTD, nâng cao năng lực quản trị, điều hành của các TCTD. Trong năm 2010, NHNN tiếp tục tích cực thực hiện các hoạt động đối ngoại nhằm phát triển quan hệ hợp tác quốc tế và tăng cường huy động hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho Việt Nam, góp phần vào các nỗ lực đẩy nhanh sự phục hồi của nền kinh tế và tăng trưởng bền vững, thúc đẩy quá trình hội nhập và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Những năm gần đây, để giới hạn góp vốn, mua cổ phần giữa các cơng ty con, công ty liên kết, công ty kiểm sốt của NHTM, cơng ty tài chính, và việc NHTM mua, nắm giữ cổ phiếu của TCTD khác nhằm phịng ngừa, kiểm sốt, hạn chế tình trạng sở hữu chéo, đầu tư chéo, cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống ngân hàng, NHNN đã ban hành các thông tư để đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.Qua đó, Quản trị điều hành của các TCTD được chuyển đổi sang mơ hình tập trung về trụ sở chính, phù hợp với quy mơ và xu hướng phát triển. Mơ hình tổ chức và hoạt động đang được đổi mới, áp dụng theo thông lệ quốc tế gồm các cấu phần quản trị ngân hàng hiện đại, quản trị rủi ro, quản lý tài sản có tài sản nợ, kiểm tốn nội bộ, chiến lược kinh doanh, hệ thống thông tin quản lý, dịch vụ công nghệ nhằm tăng cường năng lực điều hành.
Đối với mức độ sở hữu nước ngoài trong các ngân hàng trong nước, cho đến
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán và Nghị định 60/2015/NĐ-CP ban hành ngày 26/6/2015 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP. Theo đó, mở rộng của Cơng ty chứng khốn sẽ được nới hết cỡ là 100% thay vì 49% như trước đó, cịn với các ngân hàng tối đa là 30% như cũ với lộ trình thận trọng. Mức 30% là phù hợp với cam kết mở rộng thị trường của Việt Nam theo lộ trình gia nhập WTO. Tuy nhiên, mở rộng cho các nhà đầu tư nước ngồi khơng phải là câu chuyện làm trong “một sớm một chiều” nhưng sẽ là xu hướng không thể tránh khỏi trong tương lai gần. Việt Nam mới chỉ đang trong quá trình xây dựng lộ trình hội nhập cho ngành ngân hàng vì sự gia tăng gia nhập của các ngân hàng nước ngồi cũng đồng nghĩa với việc sẽ có một cuộc cạnh tranh khốc liệt hơn với nhóm các ngân hàng trong nước. Theo cam kết trong AEC, các nước sẽ phải mở cửa tất cả các ngành dịch vụ (trong đó có dịch vụ ngân hàng) và nhà đầu tư trong khối có thể tham gia tới mức 70% vốn tùy thuộc vào mức độ sẵn sàng của từng nước thành viên. Như vậy, trong thời gian tới, trong quá trình hiện cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, lãnh đạo Chính phủ nên cân nhắc cho phép tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngồi và người có liên quan của các nhà đầu tư nước ngồi đó tại một TCTD cổ phần yếu kém được cơ cấu lại vượt quá giới hạn quy định được mức cho phép.
Từ năm 2015 cho đến q 1/2017, chính phủ đã có nhiều bước biến đổi lớn trong việc phát triển các chính sách, hệ thống nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMNN. thận trọng chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế và kiểm sốt chặt chẽ mức lạm phát qua các năm phù hợp với mục tiêu đặt ra trong mỗi giai đoạn phát triển. Kiểm sốt lạm phát tạo nên tính ổn định trong hoạt động khơng chỉ của ngành ngân hàng mà toàn bộ nền kinh tế. Đảm bảo chất lượng tín dụng ( đúng mục đích và có hồn trả ) , kiểm sốt tăng trưởng tín dụng phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế ( phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế), không để xảy ra các loại rủi ro trong hoạt động cho vay. Bảo đảm sự cân đối, hài hòa giữa tốc độ tăng trưởng bình qn tổng phương tiện thanh tốn, tốc độ tăng trưởng bình qn tín dụng theo u cầu tăng trưởng nền kinh tế;
Hình thành một cách đồng bộ thể chế cho hoạt động tiền tệ - ngân hàng, hoàn thiện các cơ chế chính sách , tạo tính ổn định tương đối phù hợp với thể chế Việt Nam và chuẩn quốc tế. Gắn chặt chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa. Mơi trường pháp lý hồn thiện và cập nhật là cơ sở nền tàng để mọi hoạt động của ngành Ngân hàng diễn biến phát triền ổn định và hiệu quả cao hơn.
Củng cố và hoàn thiện hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng, đảm bảo an toàn hệ thống, phát hiện và cảnh báo kịp thời các sai phạm và vi phạm trong hoạt động ngân hàng, đưa hoạt động của hệ thống ngân hàng về quỹ đạo nhằm bảo đảm tính ổn định tương đối trong hoạt động của toàn hệ thống.
Bảo đảm các yếu tố kết cấu hạ tầng trong ngành ngân hàng hoạt động ổn định, tin cậy, hiệu quả; từ đó nâng cao hiệu quả quản lý của NHNN, cải thiện năng lực dự báo và giám sát của NHNN. Các quyết định điều hành, quản lý hay các kết luận của Cơ quan thanh tra, giám sát đưa ra trên nền của những thơng tin khơng chính xác, sai lệch sẽ tạo nên những hiệu ứng dây truyền, góp phần tạo nên tính bất ổn định trong chính hoạt động ngân hàng.