1.2.4.1. Cạnh tranh bằng chất lượng của sản phẩm tư vấn xây dựng.
Chất lƣợng sản phẩm có ảnh hƣởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm tƣ vấn xây dựng và cũng là yếu tố quan trọng đầu tiên đƣợc sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Chất lƣợng sản phẩm chịu tác động của nhiều yếu tố nhƣ máy móc, thiết bị, trình độ tay nghề của ngƣời lao đơng.
Chất lƣợng sản phẩm đƣợc nâng cao dẫn tới tăng tốc độ tiêu thụ, tăng khối lƣợng hàng hóa bán ra và kéo dài chu kỳ sống của hàng hóa, từ đó tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Khi hàng hóa có chất lƣợng cao dẫn tới tăng uy tín của doanh nghiệp từ đó mở rộng thị phần doanh nghiệp góp phần tăng sức cạnh tranh của hàng hóa.
Vì vậy, chất lƣợng hàng hóa là vấn đề có ý nghĩa sống cịn đối với một doanh nghiệp, chất lƣợng hàng hóa thấp đồng nghĩa với việc giảm uy tín, mất khách hàng.
Để tăng cƣờng khả năng cạnh tranh sản phẩm trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng hiện đại cạnh tranh gay gắt cần hiểu rõ và đúng đắn hơn về sản phẩm. Sản phẩm là sự thỏa mãn nhu cầu nào đó của khách hàng, một sản phẩm đƣợc xác định theo cách nhìn của nhà doanh nghiệp chƣa hẳn đã là một sản phẩm có chất lƣợng “vừa đủ”. Khi đƣa một sản phẩm nào đó ra thị trƣờng doanh nghiệp cần nghiên cứu nhu cầu khách hàng, để đƣa ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng mà doanh nghiệp muốn nhắm tới.
1.2.4.2. Cạnh tranh bằng sự khác biệt của sản phẩm tư vấn xây dựng.
Là sản phẩm của doanh nghiệp có một hoặc nhiều điểm khác với đối thủ. Vì khác biệt nên nó tạo ra độc quyền cục bộ. Khác biệt càng lớn và càng khó thay thế thì khả năng mặc cả giá càng cao. Nhƣ vậy, nhờ có khác biệt giúp doanh nghiệp tự đặt giá cho mình. Cơng cụ cạnh tranh này, thƣờng đƣợc các doanh nghiệp sử dụng đầu tiên. Khi so với đổi thủ, công cụ cạnh tranh này khơng có nhiều ƣu thế thì
doanh nghiệp sẽ chuyển sang công cụ cạnh tranh bằng chi phí thấp.
Khác biệt ở đây khơng chỉ là khác biệt về chất lƣợng sản phẩm: nhƣ kết cấu, kiến trúc... Khác biệt cịn đƣợc hiểu rộng hơn là mọi mắt xích trong chuỗi giá trị đều có thể tạo ra khác biệt. Ví dụ, có thể khác biệt ở cơng nghệ, khác biệt ở thời điểm và tốc độ triển khai, khác biệt ở khâu marketing…Nhƣ vậy, cơ sở để khác biệt hóa là rất đa dạng, tức công cụ cạnh tranh bằng khác biệt hóa khá linh hoạt.
1.2.4.3. Cạnh tranh bằng mức độ đa dạng của sản phẩm tư vấn xây dựng.
Đa dạng hóa sản phẩm tƣ vấn xây dựng của doanh nghiệp là việc mở rộng danh mục sản phẩm tƣ vấn xây dựng, nó gắn liền với q trình đổi mới và hồn thiện cơ cấu sản phẩm, nhằm đảm bảo doanh nghiệp thích ứng đƣợc với sự biến động của mơi trƣờng kinh doanh.
Danh mục sản phẩm tƣ vấn xây dựng đƣợc mở rộng, khách hàng có nhiều lựa chọn. Đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đáp ứng đƣợc nhu cầu của nhiều khách hàng. Kết quả là doanh thu doanh nghiệp tăng, thị phần mở rộng, khách hàng biết đến doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp nhiều hơn. Những điều đó sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác trong ngành.
1.2.4.4. Cạnh tranh bằng dịch vụ của sản phẩm.
Dịch vụ của sản phẩm đó là tất cả những gì cần thiết doanh nghiệp phải làm để thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng. Hay nói cách khác, đó là phục vụ khách hàng theo cách mà họ mong muốn đƣợc phục vụ và làm những việc cần thiết để giữ các khách hàng mình đang có.
Dịch vụ sản phẩm có vị trí quan trọng trong q trình kinh doanh của doanh nghiệp. Nó có quan hệ chặt chẽ với sản phẩm kinh doanh, từ trƣớc trong và sau khi bán hàng. Doanh nghiệp thực hiện đúng chất lƣợng những cam kết về dịch vụ sản phẩm sẽ làm gia tăng uy tín của doanh nghiệp. Dịch vụ lập nên rào chắn, ngăn chặn sự xâm nhập của đối thủ. Dịch vụ giúp cho việc phát triển thị trƣờng và giữ thị trƣờng ổn định. Với vai trị đó, dịch vụ sản phẩm đã trở thành yếu tố mà doanh nghiệp cần quan tâm phát triển và tạo thành năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng.
Tuy nhiên để trở thành yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh sản phẩm thì dịch vụ sản phẩm thỏa mãn các tiêu chí:
Sự tin cậy: sự tin cậy chính là khả năng cung cấp dịch vụ nhƣ đã hứa một cách tin cậy và chính xác. Thực hiện dịch vụ tin cậy là một trong những trông đợi cơ bản của khách hàng.
Tinh thần trách nhiệm: là sự sẵn sàng giúp đỡ khách hàng một cách tích cực và cung cấp dịch vụ một cách hăng hái. Trong trƣờng hợp dịch vụ sai hỏng, khả năng phục hồi nhanh chóng có thể tạo ra cảm nhận tích cực về chất lƣợng.
Sự đảm bảo: là việc thực hiện dịch vụ một cách lịch sự, kính trọng khách hàng, thực sự quan tâm và có giữ bí mật cho họ.
1.2.4.5. Cạnh tranh bằng chi phí thấp và giá thành hợp lý.
Chi phí thấp: là cơng cụ cạnh tranh rất hiệu quả của doanh nghiệp. Khi công
cụ cạnh tranh bằng khác biệt hóa khơng hiệu quả, thì đây là cơng cụ chính để giành khách hàng. Doanh nghiệp nào có giá bán và chi phí liên quan đến sản phẩm càng thấp thì càng đƣợc khách hàng ƣu tiên lựa chọn, tức có năng lực cạnh tranh cao và ngƣợc lại.
Chi phí liên quan đến sản phẩm gồm giá thành sản phẩm, chi phí mua, chi phí sử dụng, và chi phí loại bỏ. Chi phí gồm cả chi phí bằng tiền và chi phí cơ hội tƣơng đƣơng với tiền. Chi phí cịn xét đến cả phƣơng thức thanh toán và tài trợ vốn… Khi chất lƣợng nhƣ nhau, sản phẩm nào có chi phí tổng thấp nhất sẽ có năng lực cạnh tranh cao nhất và đƣợc khách hàng ƣu tiên lựa chọn.
Giá cả: Là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, nghĩa là số lƣợng tiền
phải trả cho hàng hố đó. Về nghĩa rộng đó là số tiền phải trả cho một hàng hố, một dịch vụ, hay một tài sản nào đó. Giá đối với hoạt động tƣ vấn xây dựng đƣợc xác định theo hệ số định mức tùy vào loại hình, giá trị, khối lƣợng cơng việc tham gia dự án. Giá cả sẽ hợp lý khi tƣ vấn đầy đủ các công việc cần thiết, khơng dƣ thừa lãng phí.
1.3. Những nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh sản phẩm tƣ vấn xây dựng của doanh nghiệp.