1.4.1.1. Nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng và không thể thiếu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Nhân sự trong hoạt động tƣ vấn xây dựng là yếu tố mang tính quyết định, đồng thời cũng là cái gốc của mọi cải tiến đổi mới. Năng lực cạnh tranh về nguồn nhân lực đƣợc thể hiện qua một số tiêu chí nhƣ:
Số lượng và chất lượng nhân sự:
Số lƣợng và chất lƣợng nhân sự toàn tập đoàn hay từng bộ phận cần hợp lý. Yêu cầu về sự phức tạp công việc sẽ quyết định đến chất lƣợng nhân sự cần tuyển dụng. Khối lƣợng công việc sẽ quyết định số lƣợng nhân sự bao nhiêu là đủ. Việc sử dụng nhân sự chất lƣợng không phù hợp rất nguy hiểm, đặc biệt ở các vị trí quản lý. Sự nguy hiểm khơng chỉ dừng ở việc ùn tắc công việc, hiệu quả công việc thấp mà đặc biệt đƣa ra các quyết định sai lầm sẽ tổn hại rất lớn đến lợi ích cơng ty.
Chính sách tạo động lực, khuyến khích lao động:
Trong sản xuất kinh doanh, muốn đạt đƣợc hiệu quả sản xuất cao, năng suất lao động cao thì bất kỳ tổ chức nào cũng cần phải có đội ngũ nhân viên mạnh. Ngồi trình độ chun mơn, đạo đức ra thì vấn đề động lực, khuyến khích làm việc là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất và hiệu quả làm việc của ngƣời lao động, tạo môi trƣờng làm việc vui vẻ, tích cực và có tính sáng tạo cao trong cơng việc.
Chính sách đãi ngộ, sử dụng:
Là việc bố trí cơng việc, phân cơng nhiệm vụ, trách nhiệm và điều chuyển…Cần áp dụng cơ chế cạnh tranh trong đề bạt các vị trí, đặc biệt các vị trí quan trọng. Mọi việc bố trí ngƣời sai vị trí, nhƣ phân tích ở trên, khơng chỉ dừng giảm hiệu quả, mà
dẫn đến đi lệch mục tiêu của công ty đề ra.
Cách đánh giá nhân sự khách quan, sát thực tế…là cách ghi nhận đóng góp của nhân viên trong cơng ty, là cơ sở để phân phối lợi nhuận sau này, cũng là cơ sở để đƣa ra quyết định sa thải. Xem xét vào cách đánh giá, có thể nhận biết đƣợc bộ máy tổ chức linh hoạt năng động, hay thụ động, đối phó. Một tổ chức mạnh cần mỗi cá nhân phải chủ động và sáng tạo.
Chính sách đào và phát triển nguồn nhân lực:
Một tổ chức luôn coi trọng đào tạo nhân viên, có chính sách phù hợp phát huy và ghi nhận khả năng của nhân viên trong công ty sẽ đảm bảo cho tổ chức đó ln đổi mới, năng lực nhân viên càng đƣợc cải thiện. Việc đào tạo sẽ có nhiều hình thức, có thể đào tạo nội bộ trong từng bộ phận, trong cơng ty hoặc đào tạo ngồi cơng ty. Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là rất quan trọng, đảm bảo cho công ty luôn đƣợc cải cách.
Có thể kết luận, nhân sự là nguồn gốc cho mọi thành công, cho năng lực cạnh tranh của công ty. Trên cơ sở đó giả thuyết thứ nhất đƣợc phát biểu nhƣ sau:
H1: Nguồn nhân lực của Coninco có tác động tích cực đến năng lực cạnh tranh sản phẩm tƣ vấn xây dựng của doanh nghiệp này.
1.4.1.2. Năng lực Marketing.
Hệ thống bán hàng và các hoạt động Marketing đƣa sản phẩm đến với khách hàng, thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Sức mạnh cạnh tranh đƣợc tạo ra bởi hoạt động marketing và bán hàng hết sức to lớn. Chất lƣợng sản phẩm góp phần khơng nhỏ tới việc nâng cao khả năng cạnh tranh. Nó xây dựng hình ảnh tốt đẹp của doanh nghiệp trong lòng khách hàng, giữ khách hàng trung thành với sản phẩm của doanh nghiệp. Để đánh giá năng lực Marketing của doanh nghiệp cần phải đánh giá chính sách về giá, chính sách chăm sóc khách hàng và năng lực xúc tiến. Vì vậy giả thuyết thứ hai về năng lực Marketing đƣợc phát biểu nhƣ sau:
H 2: Năng lực marketing của Coninco có tác động tích cực đến năng lực cạnh tranh sản phẩm tƣ vấn xây dựng của doanh nghiệp này.
1.4.1.3. Năng lực tài chính.
Một doanh nghiệp muốn cạnh tranh đƣợc trƣớc hết phải có đủ năng lực về tài chính. Tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện sức mạnh của doanh nghiệp trong cạnh tranh. Trong đó vốn phản ánh mức độ tự chủ về mặt tài chính, là nền tảng để doanh nghiệp vƣợt qua các cú sốc kinh tế, là cơ sở đảm bảo uy tín với đối tác nói chung, khách hàng nói riêng trong việc thực hiện các cam kết. Khả năng huy động vốn của doanh nghiệp rất quan trọng, cho phép bổ sung các nguồn vốn cần thiết khi cần mở rộng đầu tƣ kinh doanh. Do vậy, khả năng huy động vốn và sử dụng vốn hiệu quả sẽ làm cho năng lực tài chính của doanh nghiệp mạnh lên.
Khả năng kiểm soát và đảm bảo thanh toán cho hoạt động kinh doanh cho phép doanh nghiệp phát triển bền vững, ổn định, không bị rơi vào các trạng thái bất lợi nhƣ mất thanh khoản. Doanh nghiệp nào có năng lực quản lý rủi ro và tài chính minh bạch thì doanh nghiệp đó càng ổn định, bền vững. Do đó giả thuyết thứ năm đƣợc phát biểu nhƣ sau:
H3: Năng lực tài chính của Coninco có tác động tích cực đến năng lực cạnh tranh sản phẩm tƣ vấn xây dựng của doanh nghiệp này.
1.4.1.4. Cơng nghệ.
Cơng nghệ kỹ thuật và máy móc thiết bị là một bộ phận chủ yếu và quan trọng nhất trong tài sản cố định, nó là những cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu quyết định năng lực sản xuất của Doanh nghiệp, là nhân tố đảm bảo năng lực cạnh tranh. Nếu cơng nghệ kỹ thuật, máy móc thiết bị lạc hậu, trình độ thấp kém sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến năng suất, chất lƣợng sản phẩm. làm tăng các chi phí sản xuất, sản phẩm của Doanh nghiệp sẽ khơng đạt các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh môi trƣờng, chất lƣợng sản phẩm sẽ khơng đồng đều, kém tính thống nhất, do vậy sẽ rất khó khăn trong cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trong nƣớc và hàng ngoại nhập, Doanh nghiệp sẽ phải thua ngay trên sân nhà, sản phẩm không thể xuất khẩu, tham gia vào thị trƣờng khu vực và thế giới. Khả năng công nghệ đƣợc thể hiện qua hệ thống máy móc, thiết bị; Khả năng ứng dụng công nghệ và khả năng nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật. Do đó, giả thuyết thứ ba đƣợc phát biểu nhƣ sau:
H4: Cơng nghệ của Coninco có tác động tích cực đến năng lực cạnh tranh sản phẩm tƣ vấn xây dựng của doanh nghiệp này.
1.4.1.5. Thương hiệu
Đối với bất cứ doanh nghiệp nào việc có đƣợc chỗ đứng trên thị trƣờng đã khó nhƣng việc có đƣợc thƣơng hiệu tốt đẹp trên thị trƣờng và quảng bá thƣơng hiệu đó lại càng khó hơn. Việc duy trì và quảng bá thƣơng hiệu của doanh nghiệp là một quá trình lâu dài tốn nhiều cơng sức. Khi doanh nghiệp có uy tín trên thị trƣờng thì tự nó đã tạo cho doanh nghiệp khả năng cạnh tranh nhất định so với các đối thủ. Do vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải gìn giữ và quảng bá uy tín thƣơng hiệu của mình để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng. Thƣơng hiệu có thể đánh giá theo các tiêu chí: Hình ảnh và uy tín thƣơng hiệu; Mức độ nổi tiếng của sản phẩm; Độ tin cậy của các đối tác. Do đó, giả thuyết thứ tƣ đƣợc phát biểu nhƣ sau:
H5: Thƣơng hiệu của Coninco có tác động tích cực đến năng lực cạnh tranh sản phẩm tƣ vấn xây dựng của doanh nghiệp này.