Quy trình cấp tín dụng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng tại NHTMCP công thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 219 (Trang 25 - 27)

Biểu đồ 2.3 : Chất lượng nợ của NHCT năm 2013, 2014

1.2. TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG

1.2.5. Quy trình cấp tín dụng

Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng. Trong đó xây dựng các bước đi cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khi chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp tín dụng đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng. Đó là q trình đồng bộ, có tính chất liên hồn, theo trình tự nhất định và có quan hệ chặt chẽ và gắn bó với nhau. Quy trình tín dụng thường gồm các bước như sau:

• Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng:

- Những tài liệu chứng minh năng lực pháp lý của khách hàng và các giấy tờ này phải phù hợp với các quy định hiện hành (CMT, sổ hộ khẩu, giấy phép thành lập, đăng ký kinh doanh, điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm giám đốc hoặc người đại diện trước pháp luật, điều lệ hoạt động,.)

15

- Tài liệu thuyết minh vay vốn

- BCTC, hợp đồng cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh cùng các giấy tờ gốc chứng nhận QSH TS, QSDĐ

- Các giấy tờ khác có liên quan

❖ Phân tích tín dụng:

- Phân tích tín dụng là phân tích khả năng hiện tại và tiềm năng của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng, cũng nhu khả năng hồn trả vốn vay ngân hàng.

- Mục tiêu của phân tích tín dụng là đánh giá chính xác nhu cầu vay của khách hàng, đánh giá chính xác mức độ rủi ro của khách hàng và hạn chế tình trạng thơng tin bất cân xứng.

- Nội dung phân tích tín dụng bao gồm: phân tích tài chính và phân tích phi tài chính:

❖ Phân tích phi tài chính: phân tích các yếu tố ít hoặc khơng liên quan đến vấn đề tài chính của khách hàng một cách trực tiếp. Đó là, phân tích uy tín tính cách khách hàng, phân tích năng lực pháp lý...

❖ Phân tích tài chính là phân tích hiện trạng tài chính và các dự cáo về tài chính trong tuơng lai của khách hàng nhằm tìm kiếm và dự đoán những truờng hợp xấu có thể xảy ra, làm giảm khả năng trả nợ của khách hàng. Phân tích tài chính gồm, phân tích năng lực tài chính, phuơng án SXKD, mơi truờng kinh doanh, phân tích hệ số tài chính, phân tích luu chuyển tiền tệ, phân tích các dự báo tài chính.

❖ Quyết định tín dụng:

Cơ sở ra quyết định tín dụng: ngồi các thông tin đuợc chuyển giao từ giai đoạn truớc sang, nguời ra quyết định tín dụng cịn phải dựa vào những cơ sở sau:

- Thông tin cập nhật từ thị truờng và các cơ quan có liên quan

- Chính sách tín dụng của ngân hàng, những quy định hoạt động tín dụng của nhà nuớc

- Nguồn cho vay của ngân hàng truớc khi ra quyết định

- Kết quả thẩm định bảo đảm tín dụng

❖ Giải ngân:

- Là nghiệp vụ cấp tiền cho khách hàng trên cơ sở kế hoạch sử dụng vốn đã đuợc nêu trong hợp đồng tín dụng và các tài liệu liên quan đến sử dụng tiền vay nhu:

16

hợp đồng cung ứng vật tư hàng hóa dịch vụ, bảng kê các khoản chi tiết, kế hoạch chi phí, biên bản nghiệm thu,...

Theo tính chất nghiệp vụ, giải ngân được chia thành 2 hình thức:

- Giải ngân là nghiệp vụ cấp tiền thuần túy (cấp tiền cho khách hàng trong phạm vi tín dụng đã ký kết mà khơng địi hỏi them điều kiện đặc biệt nào).

- Giải ngân là quyết định cho vay phụ kèm theo với việc cấp tiền.

Các phương pháp giải ngân:

- Giải ngân bằng tiền mặt

- Giải ngân bằng chuyển khoản

• Giám sát và thu nợ:

- Giám sát tín dụng: mục tiêu của giám sát là ngăn ngừa những hành vi vi phạm

của khách hàng, hạn chế xu hướng rủi ro đạo đức nhằm đảm bảo an tồn tín dụng, và phát hiện kịp thời những biểu hiện vi phạm, qua đó có biện pháp xử lý thích hợp nhằm bảo vệ quyền lợi của ngân hàng. Nội dung của giám sát bao gồm: theo dõi khoản vay, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, theo dõi phân tích tình hình hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và bảo đảm tín dụng của khách hàng, xếp hạng tín dụng theo mức độ rủi ro.

- Thanh lý tín dụng: khách hàng có trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ cho ngân

hàng đúng hạn và dầy đủ như trong cam kết theo hợp đồng. Thường ngân hàng sẽ theo dõi lịch trả nợ theo các nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng. Trước ngày đáo hạn trả nợ (3-5 ngày) ngân hàng thường thơng báo cho khách hàng số tiền phải thanh tốn và ngày thanh tốn. Thanh lý tín dụng bao gồm:

• Thanh lý tín dụng mặc nhiên: việc chấm dứt hiệu lực của hợp đồng tín dụng khi khoản nợ đã được hồn trả đầy đủ.

• Thanh lý tín dụng bắt buộc: ngân hàng dựa vào các cơ sở pháp lý để tìm kiếm các nguồn bù đắp nhằm xử lý nợ do khách hàng không tự giác thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng tại NHTMCP công thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 219 (Trang 25 - 27)