Biểu đồ 2.3 : Chất lượng nợ của NHCT năm 2013, 2014
1.3. HỆ THỐNG KSNB ĐỐI VỚI NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI NHTM
1.3.4.1. Nhân tố khách quan
-Công nghệ: Kết quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào xử lý nghiệp vụ
là các ngân hàng thương mại có thể thực hiện tập trung được cơ sở dữ liệu tại Hội sở chính nhưng hạch tốn phân tán tại các chi nhánh và đơn vị thành viên. Chính vì vậy, hệ thống KSNB của các ngân hàng thương mại sẽ phải được thay đổi một cách căn bản để có thể đáp ứng được sự thay đổi của cơng nghệ nhằm mục đích phịng ngừa rủi ro và an toàn hệ thống. Mặt khác sự phát triển về công nghệ phần mềm mới áp dụng trong hoạt động ngân hàng nói chung và tín dụng nói riêng cũng đòi hỏi sự đổi mới không ngừng trong công tác kiểm sốt. Bên cạnh đó, cơng nghệ thơng tin cung cấp bảo mật dữ liệu, hạn chế quyền truy cập của người sử dụng theo thời gian, ngành nghề kinh doanh, hoạt động kinh doanh và rủi ro cá nhân. Công nghệ thông tin thu thập dữ liệu được sử dụng trong quá khứ để ngân hàng có thể tìm hiểu thơng qua kinh nghiệm và tránh lặp lại những sai lầm tương tự.
-Pháp lý: với mục tiêu đảm bảo tính tuân thủ mà trước hết là tuân thủ các quy
định của pháp luật, KSNB nghiệp vụ tín dụng chịu ảnh hưởng từ những thay đổi trong chính sách tín dụng, lãi suất và tỷ giá, cơ chế quản lý và quy định an toàn họat động của NHNN. Sự đồng bộ, thống nhất và ổn định của các văn bản pháp lý là cơ sở để ngân hàng nghiên cứu và thiết lập các chốt kiểm soát cần thiết trong quy trình một cách hiệu quả. Nếu để ngỏ không quy định về vấn đề này, ngân hàng có thể sẽ cân nhắc về chi phí, lợi nhuận trong ngắn hạn mà bỏ qua vấn đề an toàn và bền vững trong dài hạn.
-Khách hàng: đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ đòi hỏi các
ngân hàng phải cho ra đời những sản phẩm dịch vụ mới nhằm thoải mãn nhu cầu của khách hàng, nhưng đơi khi chính những thay đổi, cải tiến nhằm tạo ra thuận tiện cao hơn về phía khách hàng lại dẫn tới những nguy cơ mới cho ngân hàng, địi hỏi hệ thống KSNB phải có những thay đổi phù hợp để lấp đầy những khe hở trong quy trình
20 nghiệp vụ.
-Sự thanh tra giám sát của các cơ quan chức năng: hệ thống KSNB của các
ngân hàng sẽ được đánh giá một cách khách quan hơn nếu được kiểm tra giám sát bởi các cơ quan chức năng khác. Sự giám sát này khi kết hợp với sự sẵn sang chủ động của các ngân hàng thương mại sẽ thúc đẩy hệ thống KSNB hoạt động hiệu quả.