Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Quản trị tài chính tại Công ty TNHH Cung ứng Việt (Trang 75 - 76)

- Tiền gửi ngân hàng 80.243,6 43.103,3 132.309,

4.1.1.1. Môi trường vĩ mô

Môi trường kinh tế: Nền kinh tế nước ta chưa thốt khỏi những khó

khăn, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm vừa qua không cao đạt mốc 5,03% năm 2012; đạt 5,42% năm 2013, đạt 5,9% năm 2014. Các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp dệt may nói riêng cũng gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh chung của quốc gia.

Mơi trường chính trị - pháp luật: Mơi trường chính trị của Việt Nam

khá ổn định so với các nước trong khu vực, hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh. Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như: Lãi suất, vốn, các loại thuế, thu hút nhà đầu tư, tạo mơi trường kinh doanh năng động. Chính phủ đã tập trung thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư cơng, giảm bội chi ngân sách nhà nước. Chính điều này đã hạn chế một phần lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế đang có xu hướng đi lên.

Môi trường công nghệ: Quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp Dệt

May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 đặt mục tiêu đưa dệt may trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn về xuất khẩu, thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước, nâng cao khả năng cạnh tranh,hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới. Hơn thế, ngành dệt may cần đảm bảo phát triển bền vững, hiệu quả trên cơ sở công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý chất lượng, quản lý lao động, quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế.

Tuy nhiên, năng lực sản xuất kém, nguyên liệu, phụ liệu phụ thuộc vào nhập khẩu, cơng nghệ lạc hậu vẫn cịn là một trong những hạn chế lớn của ngành Dệt may Việt Nam hiện nay. Một số lượng lớn các doanh nghiệp thuộc

ngành Dệt may Việt Nam là doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ, thiết bị cơng nghệ lạc hậu… dẫn đến chi phí sản xuất cao, lợi nhuận thấp. Hoạt động của ngành may hiện nay phần lớn là thực hiện gia cơng cho nước ngồi hoặc chỉ sản xuất những sản phẩm đơn giản. Vì vậy, để giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh thì địi hỏi các doanh nghiệp dệt may phải nỗ lực đổi mới công nghệ, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.

Môi trường xã hội: Kinh tế phát triển, đời sống và thu nhập càng cao thì con người càng chú trọng đến các sản phẩm phục vụ tiêu dùng, trong đó có sản phẩm dệt may. Xu hướng và thị hiếu thẩm mỹ của người tiêu dùng đối với các sản phẩm may mặc cũng có sự biến đổi liên tục. Nếu các doanh nghiệp may không chú trọng đầu tư đúng mực cho công tác nghiên cứu thiết kế mẫu sẽ nhanh chóng bị tụt hậu. Bên cạnh đó, yếu tố mơi trường cũng được các nước, đặc biệt là Liên minh Châu Âu, Mỹ chú ý yêu cầu và kiểm soát nghiêm ngặt khi nhập khẩu hàng may mặc. Những yêu cầu về môi trường đối với sản phẩm may mặc thường được Liên minh Châu Âu sử dụng là các nhãn sinh thái, công nghệ thân thiện với môi trường, các điều kiện về lao động, nhà xưởng sản xuất theo tiêu chuẩn BSCI (Business Social Compliance Initiative - Bộ tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh... Nếu không đáp ứng được những yêu cầu này thì hàng may mặc muốn xuất khẩu vào Mỹ, Liên minh Châu Âu sẽ rất khó khăn.

Một phần của tài liệu Quản trị tài chính tại Công ty TNHH Cung ứng Việt (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w